Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 157 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn hacinco (Trang 36 - 40)

b) Nguyên nhân tồn tạ

3.2.2.Một số kiến nghị

Từ thực trạng nghiên cứu nhân tố môi trường vĩ mô,(các yếu tố về chính trị, kinh tế, tự nhiên, công nghệ) và môi trường ngành (nhà cung ứng, tập khách hàng, đối thủ cạnh tranh) có ảnh hưởng tớ ngành du lịch nói chung và ảnh hưởng tới khách sạn Hacinco nói riêng , nó có thể thúc đẩy học kìm hãm sự phát triển của khách sạn cũng như ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn. Vì vậy cần thiết phải có sự tạo điều kiện của các cơ quan chức năng cho ngành du lịch phát triển nói chung và khách sạn nói riêng, sau đây là một số kiến nghị mà em đưa ra với cơ quan chức năng, quản lý trên địa bàn Hà Nội:

a) Kiến nghị với nhà nước

- Tạo môi trường pháp lý ổn định.

Môi trường pháp lý ổn định sẽ là điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp trong nước yên tâm kinh doanh, mặt khác nó cũng là yếu tố thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy Nhà nước cần tạo được môi trường pháp lý nhất quán loại bỏ các thủ tục rườm rà không cần thiết nhằm tránh những tiêu cực trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, các dịch vụ bổ sung như y tế, trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch từ nước ngoài tới, cũng như người

dân đi du lịch trong nước, kích cầu nền kinh tế và du lịch cả nước. Nâng cao mức độ tiêu dùng chung của người dân, thúc đẩy các nhà hàng, cơ sở dịch vụ cũng phải nâng cao chất lượng theo để đáp ứng nhu cầu.

- Quy định về chính sách thuế và giá cả dịch vụ: Nhà nước cần có các chính sách thuế hợp lý, có các chính sách khuyến khích như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành dịch vụ… Bên cạnh đó Nhà nước cần đưa ra chính sách giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn như thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ công khai cho khách, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh bán phá giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn và không đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

- Xây dựng chính sách tiền lương và chế độ lao động hợp lý: đối với mỗi người tiền lương là một phần đảm bảo cuộc sống, khi tiền lương đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt thì tiền lương chính là động lực giúp người lao động làm việc tích cực hơn nữa và mong muốn tiền lương xứng đáng với công sức bỏ ra. Chính vì vậy yêu cầu chính sách tiền lương hợp lý là rất quan trọng. Lương của nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch phải đảm bảo đủ sống, có thang bậc lương rõ ràng như những ngành khác. Các chế độ về lao động phải được theo dõi, đảm bảo thực hiện đúng và đủ.

- Thiết lập tổ chức công đoàn nhà hàng, doanh nghiệp, là tiếng nói chung bảo vệ anh chị em nhân viên. Có như vậy mới tạo được cho mọi người yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Hệ thống giáo dục cần phải cơ cấu lại, nhà nước cần tiến hành các cuộc khảo sát điểu tra xã hội để có thể dự đoán nhu cầu lao động xã hội, từ đó có kế hoạch đào tạo hợp lý. Tránh tình trạng như trong ngành du lịch hiện nay, nhân viên quản lý quá nhiều nhưng chất lượng còn hạn chế, trong khi đó nhân viên lại rất thiếu, đa số các kỹ năng nghề còn ở mức thấp. Vì vậy nhà nước cần mở thêm các trường dạy nghề, nghiệp vụ để có thể đào tạo một lượng nhân viên có trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội. Song song đội ngũ quản lý cũng phải được đào tạo có bài bản, các trường đào tạo về quản lý khách sạn phải có chuẩn đầu ra đối với sinh viên phải cao, tăng hơn nữa thời gian thực tế trong cơ cấu thời gian đào tạo.

b) Kiến nghị với Tổng cục du lịch

- Làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch nói chung, và khách sạn, dịch vụ phòng nghỉ nói riêng. Tránh tình trạng phát triển ồ ạt, nơi thừa, nơi thiếu. Xây dựng

chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh cao trong khu vực.

- Quy định rõ ràng về thành lập khách sạn, nhà hàng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý. Đề ra các điều kiện về vệ sinh, cơ sở vật chất, nhân lực đối với các nhà hàng, khách sạn khi thành lập nhằm đảo bảo chất lượng dịch vụ tối thiểu. Đây cũng là biện pháp nhằm tạo mặt bằng chất lượng chung của các nhà hàng khách sạn, đảm bảo lợi ích cho các nhà hàng, khách sạn uy tín và cho người tiêu dùng dịch vụ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp khách sạn áp dụng bộ tiêu chuẩn riêng về chất lượng, kỹ thuật, nghiệp vụ nghề của ngành du lịch như: Nghiệp vụ buồng, lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn. Khi tiêu chuẩn chất lượng được đưa vào áp dụng sẽ tránh được tình trạng mỗi khách sạn một tiêu chuẩn riêng, và có sự chênh lệch không khớp nhau. Có được tiêu chuẩn chất lượng thì các cơ quan ban ngành có thể dễ dàng hơn trong khi kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp cũng có mục tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng để tự phấn đấu, chấm điểm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ phòng nói riêng.

- Tiếp tục khôi phục, gìn giữ, phát triển các làng nghề, các món ăn dân tộc có chất lượng cao để từ đó làm phong phú, đa dạng hơn các thực đơn của nhà hàng, khách sạn...Đây cũng là cách quảng bá hình ảnh Việt, thu hút thêm khách du lịch đến với Việt Nam.

- Liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các bộ, cơ quan hữu quan khác để có các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp như dịch bệnh, giao thông tắc nghẽn...tham mưu tư vấn cho nhau trong những vấn đề về chuyên môn. Như có thể kết hợp với bộ y tế, quản lý thị trường, tập huấn cho các quản lý, giám đốc nhà hàng, khách sạn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phân biệt các hàng kém chất lượng, hàng giả... Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc nói riêng và các dịch vụ khác trong ngành du lịch nói chung.

c) Kiến nghị với các ban ngành của Hà Nội

- Quản lý, quy hoạch nguồn cung ứng nguyên liệu: Hiện nay sau khi Hà Nội mở rộng, nguồn cung sản phẩm cho dịch vụ ăn uống là hết sức phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, các ban ngành Hà Nội cần có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý, khoa học để phát huy tối đa lợi thế của các vùng về khí hậu, địa lý...Đồng thời quản

lý các nguồn cung ứng nguyên liệu một cách chặt chẽ về số lượng chất lượng, như kiểm tra vệ sinh dịch tễ từ các khu chăn nuôi, trồng trọt. Lập các chốt kiểm dịch trên đường vận chuyển thực phẩm, thiết kế đưa vào áp dụng các loại phương tiện chuyên trở thực phẩm... Đảm bảo được chất lượng đầu vào của các nguồn cung ứng thì mới có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ ăn uống, qua đó phục vụ nhu tốt nhu cầu ăn nghỉ của khách trong quá trình nghỉ tại khách sạn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, có chế tài xử lý đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Công tác này giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của các nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất ...

- Các ban ngành địa phương, phối hợp với các cơ quản trung ương tạo điều kiện để các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội hoạt động một cách thuận lợi, phát huy tối đa khả năng kinh doanh. Tiếp thu các ý kiến của nhà hàng, khách sạn để xây dựng Luật Thủ đô, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, phù hợp từ đó các cơ sở kinh doanh có thể phát huy khả năng kinh doanh của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ để Hà Nội luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.

Trên đây là những kiến nghị mang tính cá nhân của em rút ra được dựa trên lý thuyết được học ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại khách sạn Hacinco. Hy vọng những kiến nghị trên của em phần nào sẽ giúp cho ban lãnh đạo khách sạn Hacinco trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn.

Một phần của tài liệu 157 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn hacinco (Trang 36 - 40)