V. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán CPSX sản phẩm
d. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mố
3.2.3.2 Áp dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng
dụng tiết kiệm, hiệu quả công cụ dụng cụ thì công ty nên tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất khi xuất dùng công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Số lần phân bổ tùy thuộc vào giá trị, mục đích và thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ.
Với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi xuất dùng những công cụ, dụng cụ này kế toán nên hạch toán chi tiết vào bên Nợ TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn (công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm) hoặc bên Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn (công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn) theo tổng giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng.
Khi phân bổ công cụ dụng cụ cho từng kỳ sản xuất, kế toán ghi tăng cho chi phí SXC theo giá trị công cụ, dụng cụ cần phân bổ cho kỳ đó.
Như vậy, để thực hiện được giải pháp này, bộ phận kế toán nên căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của đơn vị mình, mở chi tiết cho hai TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242-Chi phí trả trước dài hạn, để bộ phận kế toán CPSX sách nói riêng và công tác kế toán CPSX toàn công ty nói chung có thể dễ dàng thực hiện được công việc phân bổ công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài vào chi phí sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý.
3.2.3.2 Áp dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định định
Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại tài sản cố định phục vụ việc sản xuất, kinh doanh tại các phân xưởng. Với cách tính này thì việc tính toán sẽ đơn giản hơn rất nhiều và đảm bảo ổn định về chi phí giữa các chi phí giữa các kỳ, tuy nhiên lại không phản ánh được
đúng thực tế sản xuất trong kỳ. Em xin đề xuất phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm cho một số loại TSCĐ có thể áp dụng phương pháp sau:
Theo quyết định số 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, nội dung phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định bình quân tính cho =
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
3.2.3.3 Phân loại chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi
Một trong các vấn đề khó khăn vẫn tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nói chung hiện nay chính là việc phân biệt giữa biến phí sản xuất và định phí sản xuất chung. Ở mỗi doanh nghiệp các khoản CPSXC lại khác nhau, do đó không thể đưa ra được một khuôn mẫu cụ thể nào nhất định để phân loại CPSXC. Sau quá trình thực tập tại công ty, tìm hiểu các loại chi phí phát sinh, em xin đưa ra ý kiến của mình về phân loại CPSXC dựa trên tiêu thức sự biến đổi của các loại chi phí này với sự thay đổi của mức độ hoạt động là số lượng các sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi: Chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.