Người nuôi

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nông nghiệp (Trang 30)

3.1.6 3.1.6

3.1.6 NgNgNgNgườườườườiiii nunununuôôôôiiii

Hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL có nhiều cách thức liên kết khác nhau

�� HHHHììììnhnhnhnh ththththứứứứcccc nunununuôôôôiiii ririririêêêêngngngng llllẻẻẻẻ

Đây là hình thức nuôi truyền thống có từ năm 1990, người nuôi tự đầu tư mọi chi phí trong cả vụ nuôi và tự tìm thị trường tiêu thụ cá thương phẩm.

Hiện nay, hình thức này đang ngày càng giảm mạnh do các DN(DN) chủ động vùng nuôi riêng, nông dân nuôi cá tra ngày càng yếu thế bởi họ vốn đã ở trong tình trạng bị động, nay phải cạnh tranh với cá tra thuộc vùng nuôi riêng của DN. Do đó, DN ngày càng có quyền ấn định giá thu mua cá trên thị trường, còn nông dân nuôi cá riêng lẻ chỉ chờ đến khi cá nguyên liệu của DN hết mới đến lượt tiêu thụ cá của mình khiến hiệu quả sản xuất của nông dân ngày càng khó khăn, nông dân nuôi cá theo hình thức này thường bị lỗ nặng phải treo ao, thậm chí chuyển sang nuôi những đối tượng khác. Thực tế tại Đồng Tháp (tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất nước) có 1.939 ha; chỉ còn 23% diện tích là của các hộ nuôi cá độc lập, vùng nuôi hộ cá thể dần thu hẹp và diện tích "treo ao" của hộ dân ngày càng tăng. Năm 2013, tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh 1.296 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra chuyển sang đối tượng khác 9,45 ha, "treo ao" 85,15 ha.

Vì vậy, các hộ nuôi riêng lẻ hiện nay cần tập hợp lại thành một tổ chức lớn, như thế mới có thể trụ vững với nghề cá tra đầy gian nan như hiện nay.

�� HHHHììììnhnhnhnh ththththứứứứcccc lilililiêêêênnnn kkkkếếếếtttt ngangngangngangngang

Các hợp tác xã, chi hội (HTX/CH) nuôi cá tra đã hình thành từ 2004, do các nông hộ tự nguyện lập ta với nguồn vốn cổ đong và huy động từ nguồn khác nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế-kỹ thuật trong sản xuất, góp phần duy trì, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các thành viên tham gia. Loại hình hoạt động theo HTX tập trung ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, CH ở An Giang và Đồng Tháp.

�� HHHHììììnhnhnhnh ththththứứứứcccc lilililiêêêênnnn kkkkếếếếtttt ddddọọọọcccc

Hình thành từ 2004, người nuôi liên kết với các công ty chế biến XK thủy sản hoặc công ty thức ăn thủy sản thoe hợp dồng được kí kết giữa hai bên. ở hình thức liên kết này, nông dân được đầu tư 100% thức ăn, khoán chi phí sản xuất khác cho nông hộ gồm: con giống, thuốc-hóa chất, lương công nhân, thuê ao, điện dầu và các chi phí khác. Trong đó, chi phí thức ăn được khoán cố định theo hệ số tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ đạm và cung cấp theo nhu cầu của nông dân đã đăng kí sản lượng cá nuôi gia công. Nông dân phải chi trước các khoản chi phí trừ thức ăn và được thanh toán các khoản chi phí này sau thu hoạch.

Với mô hình liên kết DN, nông dân được hưởng các khoản lợi như: nguồn vốn vay ưu đãi và nguồn thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản giá gốc so với nông dân tự đầu tư. Hình thức này phù hợp với các hộ nuôi nhỏ lẻ bị thua lỗ trong thời gian dài không còn vốn tái đầu tư và khó vay ngân hàng do không còn tài sản thế chấp, hộ nuôi sử dụng ao nhà không phải đầu tư vốn nhiều, tránh được rủi ro, đảm bảo được đầu ra.

Tuy nhiên, thay vì chủ động nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ cá tra nguyên liệu với nông dân theo hình thức này, các DN lại đi theo xu hướng phát triển vùng nguyên liệu riêng.

Hiện nay, trong số hơn 36 DN có mặt tại Đồng Tháp thì chỉ có 2 DN liên kết với nông dân bằng hình thức nuôi gia công đó là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty TNHH MTV chế biến thuỷ sản Hoàng Long, chiếm 11% diện tích nuôi toàn tỉnh. Tương tự, tại An Giang, Hiệp hội Thủy sản tỉnh cho biết trong tổng số diện tích nuôi trồng cá tra của toàn tỉnh là 1.296 ha thì chỉ có 44,82 ha diện tích hộ nuôi liên kết với DN, nuôi gia công với DN 3,85 ha.

�� HHHHììììnhnhnhnh ththththứứứứcccc nunununuôôôôiiii khkhkhkhéééépppp kkkkíííínnnn

Nếu như trước đây, vai trò của các bên trong chuỗi ngành hàng cá tra được phân định rõ (nông dân nuôi cá, DN đảm nhận khâu chế biến và tìm thị thường XK) thì những năm gần đây, xu hướng hình thành dây chuyền sản xuất khép kín của DN ngày càng tăng nhanh, dần loại bỏ vai trò của nông dân trong chuỗi sản xuất cá tra.

Trong 10 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi cá tra cả nước đạt 5.700 ha với sản lượng cá thu hoạch ước đạt 785.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi cá tra của DN chiếm đến 60%, còn lại là diện tích nuôi cá của nông dân và nông dân liên kết với DN (Bộ NN-PTNN).

Trong năm 2011, các DN chế biến, hầu hết đã xây dựng được vùng nguyên liệu riêng và có thể tự chủ động nguồn nguyên liệu được 60 - 70% công suất chế biến. Đến giữa năm 2013,vùng nuôi riêng của DN ước tính khoảng 60% tổng diện tích nuôi của toàn vùng ĐBSCL. Điều này là do một số DN có tiềm lực tăng cường đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu (bằng cách thuê lại ao của nông dân hoặc đầu tư xây dựng vùng nuôi riêng) và tận dụng lợi thế mua vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc được chiết khấu 8 - 10% (báo cáo của Bộ NN-PTNN). Làm như vậy DN vừa chủ động quản lý được chất lượng con giống, thức ăn và kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của những nông hộ nuôi riêng lẻ.

Tại đồng tháp, Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh được tập trung ở các vùng nuôi khép kín (nuôi-chế biến) của 36 DN trong nhóm ngành hàng, chiếm tỷ lệ gần 65% tổng diện tích nuôi, Các DN có diện tích nuôi khép kín lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Docifish… Tại An Giang, 4/25 DN hiện có tại tỉnh tổ chức sản xuất luôn con giống, nhằm khép kín cả chuỗi giá trị trong sản xuất cá tra

Thời gian tới, xu hướng vùng nuôi của DN chế biến tiếp tục tăng và đang dần được hoàn thiện, hình thành dây chuyền khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, giống, nuôi thương phẩm đến chế biến XK và chế biến phụ phẩm (bột cá, mỡ cá, collagen…) nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu. Trong khi đó, càng nhiều DN mạnh tay đầu tư vào vùng nguyên liệu nghĩa là các hộ nuôi nhỏ lẻ càng gặp khó khăn (Vasep).

3.2 3.2 3.2

3.2 TTTTÌÌÌÌNHNHNHNH HHÌÌÌÌNHHH NHNHNH TITITITIÊÊÊUÊUUU THTHTHTHỤỤỤ CỤCCCÁÁÁÁ TRATRATRATRA 3.2.1

3.2.13.2.1 3.2.1

3.2.1 ThThThThịịịị trtrtrtrườườườườngngngng trongtrongtrongtrong nnnnướướướướcccc

Hiện nay 90% sản lượng cá tra chủ yếu đem đi XK thế giới, chỉ còn một ít được bán ở Việt Nam theo thống kê cho thấy sản lượng cá tra cung cấp cho nội địa chỉ chiếm 1,5%. Thậm chí, có một số tỉnh không biết hình dạng con cá tra đã được XK hơn 140 quốc gia như thế nào. Trong khi thị trường trong nước có đến 90 triệu dân. Điều này cho thấy, thị trường trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức. Trước tình trạng con cá tra trên thị trường quốc tế ngày càng gặp khó khăn bởi những rào cản chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế cao, thì việc đầu tư chú ý tới thị trường trong nước nhằm khôi phục hình ảnh cá tra cũng như giảm những rủi ro cho người nông dân nuôi cá là điều mà các DN cần quan tâm khai thác.

3.2.23.2.2 3.2.2 3.2.2

3.2.2 ThThThThịịịị trtrtrtrườườườườngngngng nnnnướướướướcccc ngongongongoààààiiii

Năm 1970, bắt đầu nuôi cá Tra bằng bè tre tại Châu Đốc, sau đó được thay bằng các hầm dọc theo sông Tiền và Hậu vào những năm 1985. Đến năm 1996, Cá Tra được XK qua Mỹ và trở thành một trong những mặt hàng thủy sản XK chính của Việt Nam. Gần 20 năm trôi qua, loài cá này gần như chiếm lĩnh thị trường thế giới và nhận được rât nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Năm 2012, cá tra đứng vị trí thứ 6 trong tổng số 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất ở Mỹ (Hiệp hội thủy sản Mỹ-NFI).

Thị trường 2011 (triệu USD) 2012 (triệu USD) 2013 (triệu USD) 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) EU 526,086 425,836 385,418 -19,1 -9,4 Mỹ 331,697 358,865 380,757 8,2 6,1 ASEAN 110,852 110,407 124,813 -0,4 13,1 Brazil 84,523 79,099 121,839 -6,4 54 Mexico 109,048 101,506 98,443 -6,9 -3 Trung Quốc – Hong Kong 55,488 72,967 91,114 31,5 24,9 Comlombia 52,289 52,291 58,833 -0,004 12,5 Saudi Arabia 58,567 52,295 48,805 -10,7 -6,7 Nguồn: pangasius-vietnam.com

EU, Mỹ, ASEAN, Brazil, Mexico, Trung Quốc và Hong Kong, Comlombia, Saudi Arabia là 8 thị trường NK cá tra chính của Việt Nam. Trong đó EU và Mỹ là 2 thị trường lớn nhất và việc XK cá tra của Việt Nam luôn bị phụ thuộc vào 2 thị trường này. Những năm gần đây, thì ASEAN là một thị trường tiềm năng và dần chiếm tỷ trọng cao trong việc NK cá tra từ Việt Nam

Tại thị trường EU: Kim ngạch XK qua thị trường này giảm đều qua các năm từ 526,08 triệu USD (chiếm 29,1%) năm 2011 xuống còn 385,4 triệu USD (chiếm 21,9%) năm 2013. Lý giải cho điều này, một phần là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các thị trường ở EU chưa kịp khôi phục. Bên cạnh đó là những tin đồn xấu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cá tra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc XK.

Đối với thị trường Mỹ, có thể thấy thị phần cá tra tăng mạnh qua các năm, mặc dù Mỹ liên tục áp thuế chống bán phá giá cho Việt Nam. Kim ngạch XK sang thị trường Mỹ từ 331,7 triệu USD tăng đến 380,76 triệu USD. Đến Quí I/2014, Mỹ là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam với giá trị XK đạt 83,7 triệu đô hơn giá trị XK của EU 0,2%, trở thành thị trường NK cá tra đứng thứ 2 với giá trị đạt 82,87 triệu USD. Nguyên nhân NK cá tra tại thị trường này tăng một phần là do Mỹ có những dầu hiệu giảm thuế cho một số

DN tại Việt Nam, điều này làm giảm được áp lực về thuế cho DN Việt Nam. Ngoài ra thì nhu cầu tiêu dùng loài cá này tại Mỹ vẫn còn cao và cần nguồn cung ứng đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng nước này.

Tại Brazil, kim ngạch NK năm 2012 giảm 6,4% so với năm 2011, đến năm 2013 kim ngạch lại tăng một cách đột ngột đến 54% so với năm 2012. Hiện tượng này là do năm 2012 tình hình sản xuất cá tra của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong khi đó Brazil lại đang tăng cường sản lượng cá rô phi nội địa. Đến năm 2013, do nhận thấy tình hình xuất khẩu cá tra sang EU và Mỹ vẫn còn chậm nên các DN Việt Nam đã tìm kiếm những thị trường tiềm năng khác để XK sang. Ngoài ra, do giá của cá tra Việt Nam rẻ hơn các loài các khác được NK vào Brazil nên số lượng cá tra vào Brazil nhiều hơn những nước khác. Cho nên mới có việc Brazil NK mạnh cá tra Việt Nam như thế.

Nguồn: Pangasius-vietnam.com

Hình 3.2: Tình hình XK cá tra trong quí I từ năm 2010-2014

Xét về tổng thể kim ngạch XK cá tra tăng từ năm 2010 đến năm 2012. năm 2013 cá tra gặp nhiều biến cố và khó khăn cả về thị trường tieu thụ lẫn khâu sản xuất nuôi trồng (chi phí, chất lượng, giá cả thị trường giảm) dẫn đến giá trị XK giảm. tính đến quí I/2014, tình hình XK cá tra có chiều hướng khả quan hơn. Kim ngạch XK 408,6 triệu USD các sản phẩm cá tra, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam XK cá tra trên hơn 140 quốc gia, với 8 thị trường NK chính là EU, Mỹ, ASEAN, Brazil, Mexico, Trung Quốc và Hong Kong, Comlombia, Saudi Arabia. Trong đó EU, ASEAN, Mỹ là 3 thị trường XK chủ lực của Việt Nam.

Thị trường Mỹ là thị trường NK thủy sản lớn của Viêt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên đây cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất về các tranh chấp đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản XK Việt Nam là tôm và cá tra. 12% 88% các nước khác Việt Nam Nguồn: vasep, 2014

Hình 3.3: Thị phần NK cá tra của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2014 Trong 2 tháng đầu năm 2014, sản lượng cá tra NK chủ yếu của Mỹ có xuất xứ từ Việt Nam là 88%. Cho thấy, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường này rất cao, bên cạnh đó, giá cá tra được bán vào Mỹ có giá cực kì thấp, thấp nhất trong tất cả các loại thủy sản có mặt tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, 3/2014 Bộ thương mại Mỹ công bố kết quả về thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam, theo đó, một số DN được hưởng mức thuế suất thấp và có thể XK vào Mỹ một cách bình thường.

Bảng 3.6: giá trị NK cá tra của một số nước EU qua các năm Quốc gia 2011 (triệu USD) 2012 (triệu USD) 2013 (triệu USD) 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Tây Ban Nha 108,860 86,710 76,661 -20,3 -11,6 Hà Lan 88,047 68,437 60,030 -22,3 -12,1 Đức 88,426 57,435 45,161 -35,0 -21,3 Anh 36,991 36,165 40,934 -2,2 13,2 Nguồn: pangasius-vietnam.com

Qua thống kê ta có thể thấy, trong thị trường EU thì có 4 nước NK cá tra chủ yếu là Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức và Anh. Trong đó Tây Ban Nha là nước NK cá tra Việt Nam nhiều nhất, luôn là nước đứng đầu về NK cá tra ở EU qua các năm. Giá trị NK năm 2013 là 76,66 triệu USD chiếm 19,9% tổng giá trị NK cá tra của EU. Tại Hà Lan, cá tra là loài có khối lượng tiêu thụ lớn nhất, tiếp theo là cá ngừ, cá cắt thanh, cá hồi xông khói và cá hồi đông lạnh. Anh là một nước vừa mới NK cá tra trong những năm gần đây, do tính đa dạng trong chế biến thực phẩm của loài cá này cũng như vị ngon đặc trưng của nó đã thu hút được người tiêu dùng nước này. Nhìn chung, từ năm 2011-2013 tình hình NK cá tra của các nước trong khu vực EU có chiều hướng giảm, Đức là nước có dấu hiệu sụt giảm mạnh nhất (giảm 21,3%) so với năm 2012. Nguyên nhân của việc sụt giảm trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình tài chính của các nước trong khu vực này gặp nhiều khó khăn nên chậm phục hồi. Tuy vậy, EU vẫn giữ vững vị trí thứ 2 sau Mỹ cho việc NK cá tra từ Việt Nam.

124,813 110,407 110,850 100 105 110 115 120 125 130 2011 2012 2013 năm Triệu USD Nguồn: Pangasius-Vietnam.com

Hình 3.4: Tình hình NK cá Việt Nam của ASEAN

Năm 2013, XK cá tra sang ASEAN đạt giá trị 124,8 triệu USD, tăng 13% so với năm 2012. Asean hiện chiếm 7,1% tổng kim ngạch XK cá tra Việt

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nông nghiệp (Trang 30)