F_GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT

Một phần của tài liệu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (Trang 44)

III. Ðiều kiện bảo hiểm A:

F_GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT

I.Giám định tổn thất

Giám định tổn thất của một lô hàng là việc kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hóa, nghiên cứu hiện trường, các tài liệu chứng cứ có liên quan để xác định đẩy đủ mức độ và nguyên nhân tổn thất.

Nội dung chính của giám định hàng hóa tổn thất là: · Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất · Xác định số, khối lượng hàng tổn thất

· Xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây nên tổn thất (nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp)

· Tư vấn cho Khách hàng/ Người yêu cầu giám định biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)

· Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường.

Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất là xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra cỏc giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.

Bên cạnh đó, Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Việc giám định phải được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm

chất… ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.

Khi có yêu cầu giám định, nếu tổn thất rõ rệt phải tiến hành giám định ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng; nếu tổn thất không rõ rệt phải tiến hành giám định trong thời gian cho phép lập L/R

Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng không cần phải giám định

Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng: Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định.

Giám định tổn thất của Công ty Giám định và Công ty bảo hiểm có gì khác biệt?

Dựa trên tiêu chí đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, có thể phân loại tổn thất như sau: · Tổn thất do Công ty bảo hiểm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa được mua bảo hiểm, và tổn thất xảy ra do một trong những rủi ro được bảo hiểm gây nên, tổn thất này sẽ do Công ty bảo hiểm bồi thường căn cứ vào Chứng thư giám định tổn thất do Công ty bảo hiểm hay đại lý giám định của Công ty bảo hiểm cấp. Sau đó, Công ty bảo hiểm sẽ nhận bảo lưu quyền đòii bồi thường với người thứ ba từ phía người được bảo hiểm.

· Tổn thất do các bên liên quan khác bồi thường: Nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm, hàng hóa của bạn vẫn được các bên liên quan khác bồi thường nếu như bạn chứng minh được rằng tổn thất xảy ra do lỗi của họ bằng Chứng thư giám định tổn thất, trong đó xác định rõ mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất do một Công ty Giám định độc lập, có uy tín cấp.

Với cách phân loại như trên, đối tượng phục vụ của Công ty Giám định (là mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả Công ty bảo hiểm) khác với đối tượng phục

vụ của Công ty bảo hiểm (chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên).

Mục đích của việc sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty Giám định cấp) để khiếu nại đòi bồi thường nhiều đối tượng: Người bán, người vận chuyển, người bảo quản, xếp dỡ, Công ty bảo hiểm…Còn mục đích sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty bảo hiểm cấp) để làm cơ sở tự xét bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm và đôi khi là chứng cứ để khiếu nại để người thứ ba bồi thường.

II.Bồi thường tổn thất

Trong lĩnh vực hàng hải, do giá trị của hàng hóa thường xuyên thay đổi từ nước này sang nước khác, đồng thời giá trị thị trường của các con tàu cũng dao động với biên độ tương đối lớn, nên hầu hết các đơn bảo hiểm hàng hải đều là đơn bảo hiểm định giá (valued policy) hoặc đơn bảo hiểm theo giá trị thoả thuận (agreed value policy) theo đó số tiền bảo hiểm được người bảo hiểm và người được bảo hiểm thoả thuận như là giá trị thực của tài sản được bảo hiểm. Một khi giá trị đã được thoả thuận thì không thể thay đổi trừ khi đạt được một thoả thuận khác hoặc người bảo hiểm có thể chứng minh đó là một sự lừa đảo. Phụ thuộc vào độ chính xác của số tiền bảo hiểm mà số tiền tối đa có thể đòi bảo hiểm theo một đơn bảo hiểm không định giá (unvalued policy) là giá trị có thể bảo hiểm (insurable value) trong khi số tiền bồi thường lớn nhất có thể đòi theo đơn bảo hiểm định giá chính giá giá trị bảo hiểm (insured value). Hiển nhiên, khi tổn thất chỉ là một phần của đối tượng bảo hiểm thì chỉ phần bị tổn thất đó mới được khiếu nại đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm. MIA 1906 không quy định phương pháp bồi thường cho một quyền lợi cụ thể, mà Điều 75 chỉ quy định rằng MIA 1906 sẽ vận dụng tối đa các quy định liên quan đến phương pháp bồi thường để giải quyết. Do vậy, trong các trường hợp như thế thông thường người ta phải quy định một cách rõ ràng trên đơn bảo hiểm phương pháp bồi thường một khiếu nại và khi đó cụm từ “Trả xxx USD trong trường hợp” (To pay USD xxx in the event of) thường

được sử dụng, ví dụ như trong bảo hiểm “Rủi ro chệch hướng do tránh băng” (Ice deviation risk) và “Tổn thất tiền thuê tàu” (Loss of hire).

1.Bồi thường đối với Tổn thất toàn bộ

Đối với một bộ phận của đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, ví dụ như trong trường hợp một kiện hàng bị tổn thất toàn bộ do bị rơi xuống biển trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa (được bảo hiểm theo Bộ điều khoản ICC(A) và (B) 1.1.82), phương pháp bồi thường chính là số tiền bảo hiểm của bộ phận bị tổn thất toàn bộ đó. Trong khi MIA 1906 quy định rằng “giá trị bảo hiểm của bộ phận bị tổn thất” (the insured value of the part lost), chứ không phải là số tiền bảo hiểm, vì đã giả thiết rằng số tiền bảo hiểm của toàn bộ đối tượng bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm của toàn bộ đối tượng bảo hiểm. Như vậy khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất toàn bộ của một bộ phận đối tượng bảo hiểm thì tính toán bồi thường sẽ phải dựa trên con số nhỏ hơn.

Một tổn thất toàn bộ có thể là tổn thất toàn bộ thực tế (An Actual Total Loss) hoặc là tổn thất toàn bộ ước tính (A Constructive Total loss).

a)Tổn thất toàn bộ thực tế

Là khi hàng hóa thực tế tổn thất hoàn toàn, bị tổn thất hoàn toàn và trên thực tế hàng hóa không thể đưa trở lại cho người được bảo hiểm. Cấu thành nên trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế của hàng hóa được bảo hiểm có mấy loại sau:

+ hàng hóa được bảo hiểm bị mất hoàn toàn trong các tai nạn chìm tàu hoặc cháy tàu. Ví dụ như tàu bị chìm sâu dưới đáy biển cùng với hàng hóa trên tàu và không thể nào thu hồi lại được hoặc ví dụ như tàu và hagnf bị cháy rụi đến mức hoàn toàn không còn gì.

+ Hàng hóa được bảo hiểm bị hỏng đến nỗi không còn là loại hàng có phẩm chất như ban đầu. Hay nói cách khác đối tượng bảo hiểm đã mất đi giá trị thương mại hoặc công dụng vốn có của nó, người ta còn gọi là “mất phẩm dạng” (Loss of Specie). Ví dụ như bột mỳ bị ẩm ướt, nồi mốc hoàn toàn hoặc trả sau khi gặp rủi ro, tuy không mất đi nhưng khi pha xong không thể uông được

+ Đối tượng bảo hiểm bị hủy hoại toàn bộ

+ Sự mất mát của đối tượng bảo hiểm đã không thể cứu vãn nỏi. Ví dụ tàu bị cướp, bị địch bắt giam,.... tuy bản thân tàu và hàng chưa bị tổn thất nhưng người bảo hiểm sẽ mất đi số tài sản này.

+ Một tàu được công bố là mất tích trong một thời gian nào đó và không nhận được tin tức về tàu ấy.

Trong trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế không cần khai báo từ bỏ(No Notice of Abandonment Need to Be Given).

b)Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Loss):

Là những rủi ro dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng đại bộ phận và đối với đại bộ phận hàng hóa còn lại, muốn cứu vớt hàng hóa chủ hàng phải chi ra một số chi phí bao gồm cả ci phí cứu hàng và chi phí thuê tàu đưa hàng về cảng đích ( những chi phái này chắc chắn sẽ phát sinh) mà người chủ hàng có thể tạm ước tính, nếu cộng chung với với số hàng bị hưu hỏng thực tế , nó không tránh khỏi tổn thất toàn bộ.

Do vậy trước khi tiến hành cứu vớt hàng, chủ hàng phải dự kiến được tình hình thực tế đang xảy ra cho hàng hóa. Nếu xét thấy giá trị toàn bộ hàng hỏng cộng với chi phí phát sinh xâp xỉ bằng giá trị bảo hiểm hoặc có khả năng vượt quá giá trị bảo hiểm thì phải báo ngay cho người bảo hiểm, để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính. Cần phải chú ý rằng rủi ro này là do rủi ro làm hỏng hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, hàng hóa đang trên đường đi chứ không phải đã về đến cảng đích. Vì nếu hàng hóa đã về đến cảng đích, có nghĩa là người được bảo hiểm không khai báo từ bỏ hàng thì tổn thất chỉ được coi là tổn thất bộ phận, do đó tổn thất xảy ra bao nhiêu thì bảo hiểm chỉ bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên trong thực tế nếu tổn thất quá trầm trọng thì bảo hiểm pahir bồi thường toàn bộ.

Sau khi người được bảo hiểm làm văn bản từ bỏ hàng hóa và gửi cho người bảo hiểm về tình hình tổn thất hàng hóa. Nếu người bảo hiểm xét thấy hàng hóa bị tổn thất không nghiêm trọng lắm và có khả năng về đến cảng đích mà chi phí không vượt quá giá trị bảo

hiểm thì người bảo hiểm sẽ từ chối việc từ bỏ này, trong trường hợp này tổn thất chỉ được xem là tổn thất bộ phận. Nhưng nếu người bảo hiểm xét thấy tổn thất nghiêm trọng, công ty bảo hiểm sẽ cử người đến nơi xảy ra sự cố hay ủy thác cho đại lý bảo hiểm. Nếu chi phí đi lại này cộng với chi phí hàng bị tổn thất vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chấp nhận sự từ bỏ hàng. Mọi sự im lặng của người bảo hiểm (không trả lời) không có nghĩa là bảo hiểm khước từ cũng như chấp nhận. Do đó chủ hàng trong mọi trường hợp chủ hàng không nhận được ý kiến của người bảo hiểm thì chủ hàng phải trở về với nghĩa vụ đối với hàng bị tổn thất. Có nghĩa là phải tiến hành những công tác đề phòng hạn chế tổn thất với các chi phí dự kiến như đã định.

Trong trường hợp này người bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho chủ hàng hàng hóa bị tổn thất thực tế cộng với các chi phí đề phòng hạn chế tổn thất và các chi phí liên quan khác. Cho dù tổng só này có vượt quá giá trị bảo hiểm đi chăng nữa thì chủ hàng vẫn có quyền khiếu nại đòi người bảo hiểm bồi thường đầy đủ kể cả phần vượt giá trị bảo hiểmtrên cơ sở đã từ bỏ hàng nhưng bảo hiểm không nhận.

Đối với việc từ bỏ hàng mà bảo hiểm đã chấp nhận bồi thường thì chủ hàng không được hồi ý. Cho dù àng hóa này chủ hàng biết rằng có thể bán được giá cao hơn sau khi được bảo hiểm thanh toán bồi thường.

Chú ý: ngay cả khi xảy ra tổn thất toàn bộ ước tính cũng phải chứng minh được nguyên nhân gây ra mới được bảo hiểm chấp nhận bồi thường.

Nói chung trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính đòi hỏi người bảo hiểm phải tính toán nhanh nhẹn, chính xác để tuyên bố chấp nhận hoặc không chấp nhận việc từ bỏ hàng một cách kịp thời bởi lẽ nếu càng kéo dài thì tổn thất sẽ càng lớn mà hậu quả cuối cùng vẫn do người bảo hiểm gánh chịu.

Nguyên tắc từ bỏ hàng: Luật bảo hiểm hàng hải 1906 quy định một số điều như sau:

Khai báo từ bỏ hàng có thể viết bằng tay hoặc bằng miệng hoặc cả hai và có thể khai báo bằng lời lẽ nào đó để tỏ ý đồ của người được bảo hiểm là từ bỏ quyền sỡ hữu của mình trên đối tượng được bảo hiểm với một cách không điều kiện cho người bảo hiểm.

Khai báo từ bỏ phải thi hành một các mẫn cán hợp lý sau khi nhận được tin tức liên quan gì về tổn thất, nhưng khi tổn thất chưa có tính chắc chắn thì người được bảo hiểm được một thời gian để điều tra.

Khi có ý từ bỏ hàng cho người bảo hiểm, chủ hàng phải dựa trên cơ sở là đối với hàng từ bỏ đó, nếu người bảo hiểm chấp nhận vẫn có thể cứu vãn được một hần giá trị hàng hóa từ bỏ. Nếu thực tế nó không còn giá trịi gì và điều chắc chắn là không mang lại lợi ích gì thì chủ hàng không cần khai báo từ bỏ hàng. Lúc đó chỉ cần chứng minh và đòi bảo hiểm bồi thường thực tế 100%.

2.Bồi thường đối với Tổn thất bộ phận của hàng hóa

Có nghĩa là tổn thất một phần hàng hoặc hàng được bảo hiểm bị giảm giá trị thực tế.

Nhiệm vụ xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của hàng hóa được giao cho giám định viên hàng hóa.

Khi hàng hóa bị tổn thất bộ phận thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua để xác định được tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không. Tổn thất bộ phận thương tồn tại dưới các dạng sau:

+ Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ bị bột ngấm nước, bị nổi mốc và chua phải làm thức ăn gia súc.

+ Giảm về số lượng như số bao, số kiện bị giao thiếu hay bị nước cuốn trôi. + giảm về thể tích rượu, xăng, dầu đựng trong thùng bị rò rỉ ra ngoài.

+ Giảm về trọng lượng như gạo hay bột bị rơi vãi do bao bì bị rách, vỡ...

Nguyên tắc chung để tính và thanh toán bồi thường đối với tổn thất bộ phận là số tiền bồi thường tổn thất bộ phận được xác định bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hoá còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng. Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị hàng hoá tại nơi nhận hàng thì tổn thất bộ phận sau khi được xác định theo cách trên sẽ được bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Trong thực tế, căn cứ vào biên bản giám định tổn thất hàng hoá, người bảo hiểm tính toán số tiền bồi thường dựa vào số lượng hàng hoá bị tổn thất và đơn giá hàng tính theo số tiền bảo hiểm. Trường hợp hàng bị giảm giá trị thương phẩm, tổn thất bộ phận được xác định thông qua biên bản thoả thuận giảm giá hoặc bán đấu giá hàng hoá.

Khi không có thoả thuận khác của người được bảo hiểm thì phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ phận của hàng hóa phải được tính toán theo quy định của Điều 71 của MIA 1906. Có rất nhiều hệ thống được sử dụng trong công tác bồi thường hàng hóa theo từng loại hàng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể, tuy nhiên trong khuôn khổ

Một phần của tài liệu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w