III. Ðiều kiện bảo hiểm A:
b) Giấy chứng nhận bảo hiểm
E_CÁCH TÍNH PHÍ BẢOHIỂM
1. Giá trị bảo hiểm (Insuarable Value)
Giá trị bảo hiểm (V) hay trị giá bảo hiểm thỏa thuận là trị giá của tài sản và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm, cước phí vận tải, lãi dự tính và các chi phí liên quan khác. Do việc xác định giá trị hàng hóa được bảo hiểm thực tế không thể thực hiện được vào thời gian và địa điểm xảy ra tổn thất trong quá trình vận chuyển, nên giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm có sự thỏa thuận về việc đánh giá hàng hóa trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm hay trị giá bảo hiểm thỏa thuận bị giới hạn bởi mức trị giá có thể bảo hiểm quy định tại điều 16 của MIA 1906. Theo đó, trong bảo hiểm hàng hóa, nó bao gồm giá trị của hàng hóa, các phí tổn chuyên chở, phí bảo hiểm, các chi phí liên quan khác.
Theo định nghĩa trên thì:
Giá trị bảo hiểm của hàng hóa (V) = giá hàng tại cảng đi (C) cộng phí bảo hiểm (I)
cộng cước phí vận chuyển đến cảng đích (F)
= giá CIF hoặc giá CIP của hàng hóa.
Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính (a) do việc xuất nhập khẩu mang lại.
Như vậy, giá trị bảo hiểm của hàng hoá xuất nhập khẩu được tính bằng giá trị tại nơi đến của hàng hóa đó, có thể cộng thêm tiền lãi hay không tùy từng trường hợp.
Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C & F, giá trị bảo hiểm được tính bằng giá CIF của hàng (CIF = C + I + F).
Trong công thức này, C và F đã biết, phí bảo hiểm I được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm (R). Tỷ lệ phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả bảo hiểm do công ty bảo hiểm qui định. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa vận chuyển, phương tiện vận chuyển, điều kiện vận chuyển và điều kiện bảo hiểm...
Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ cộng thêm 10% lãi dự tính.
Lãi ước tính ( Anticipated profit): Nếu hàng hóa đến bến an toàn chủ hàng có thể bán lô hàng với dự tính có lợi. Lãi này được gọi là “lãi ước tính” và thông thường cộng thêm vào chính số tiền bảo hiểm hàng hóa, mức ấn định là 10% cao hơn giá trị CIF.
Cách tính giá trị bảo hiểm (V) V = C + I + F (+ a) = CIF (+ a) (1) I = CIF x R (2) Suy ra: V= Trong đó:
• C: giá FOB của hàng hoá (tại cảng gửi hàng, căn cứ vào hoá đơn thương mại)
• I: phí bảo hiểm
• F: cước phí vận tải
• a: phần trăm lãi dự tính
• R: tỷ lệ phí bảo hiểm
2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (A) là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm, do người được bảo hiểm yêu cầu và được người bảo hiểm chấp nhận. Ngoài giá hàng ghi trên hoá đơn bán hàng, chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm, người mua bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khoản tiền lãi ước tính được tính gộp vào số tiền bảo hiểm không vượt quá 10% của tiền hàng cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm (trị giá CIF) của hàng hoá. Nói cách khác, số tiền bảo hiểm tối đa được chấp nhận bảo hiểm là 110% trị giá CIF.
Ví dụ giá CIF của một lô hàng tại cảng Hải Phòng là 100.000 USD nhưng vì nhập khẩu theo điều kiện FOB nên chủ hàng chỉ mua bảo hiểm theo giá hóa đơn là 60.000 USD. 60.000 USD là số tiền bảo hiểm.
Về nguyên tắc thì A ≤ V
A= V=
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm đối với mỗi tai nạn và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở đó. Theo tập quán thông thường thì số tiền bảo hiểm ấn định bằng giá trị bảo hiểm và một hợp đồng bảo hiểm như vật gọi là “bảo hiểm đúng giá trị” (Full Insurance). Nếu số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm gọi là “bảo hiểm trên giá trị” (Over Insurance). Nếu số tiền bao hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì gọi là "bảo hiểm dưới giá trị" (Under Insurance). Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm trội ra đó chỉ được chấp nhận khi coi nó là số lãi có thể của công việc buôn bán và nó không lớn hơn 10%, số trội hơn nữa sẽ không có hiệu lực. Khi bảo hiểm lớn hơn giá trị thì phần lớn hơn đó vẫn có thể phải nộp phí bảo hiểm nhưng không được bồi thường khi tổn thất xảy ra.. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần, và người bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Nếu là tổn thất bộ phận thì người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
3. Tỷ lệ phí bảo hiểm (R)
Tỷ lệ phí bảo hiểm là một tỷ lệ phần trăm nhất định thường do các công ty bảo hiểm công bố. Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính dựa vào thống kê rủi ro tổn thất trong nhiều năm. Xác suất xảy ra rủi ro càng lớn thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao.
Theo tập quán quốc tế về phí bảo hiểm ngoài phí bảo hiểm chính còn phụ phí tàu già thu thêm khi hàng hóa được chuyên chở trên những chiếc tàu có độ tuổi cao hơn một mức quy định nào đó (hiện nay quy định là 15 tuổi). Khi hàng hóa được chuyên chở trên những chiếc tàu như vậy thì người thuê tàu hạ giảm được một phần cước phí vận tải nhưng họ lại tự làm tăng khả năng bị rủi ro cho hàng hóa của mình , như vậy làm tăng rủi ro đối với người bảo hiểm và họ phải nộp thêm phí bảo hiểm cho khả năng gia tăng rủi ro đó. Vấn đề là phụ phí tàu già có được tính vào giá trị bảo hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Về nguyên tắc nếu phụ phí này làm tăng giá thành hàng hóa thì nó được coi là một phần của giá trị bảo hiểm, ví dụ đối với các hợp đồng nhập khẩu FOB khi người mua hàng phải thuê tàu và mua bảo hiểm lúc này phụ phí tàu già (nếu có) do người mua bảo hiểm trả và chi phí được cộng vào giá thành. Ngược lại đối với các hợp đồng nhập khẩu CF hay CIF
thì trị giá hóa đơn bao gồm chi phí thuê tàu, lúc này phụ phí tàu già do người bán trả và nó không làm tăng giá thành nên không được tính vào giá trị bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hàng hoá, bao bì, cách xếp hàng (trên boong hay trong hầm tàu), loại tàu (cắm cờ thường hay cờ phương tiện, tuổi tàu…), quãng đường vận chuyển, điều kiện bảo hiểm, quan hệ với công ty bảo hiểm, chính sách của một quốc gia...
4. Tính phí bảo hiểm (I)
Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để đối tượng bảo hiểm của mình được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây nên tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm bảo đảm trang trải tiền bồi thường và còn có lãi
Phí bảo hiểm được tính theo công thức Phí bảo hiểm: I = Số tiền bảo hiểm x R Số tiền bảo hiểm có thể là :
- CIF hay (CIF + 10%) - FOB hay (FOB + 10%) - C&F hay (C&F + 10%). R = R1 + R2.
Trong đó: R1 là tỷ lệ phí chính R2 là tỷ lệ phụ phí
Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F thì I = R.CIF
Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP thì I = R.110%.CIF (hoặc CIP). Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già (hàng nguyên chuyến và tàu trên 15 tuổi): I tàu già = Số tiền bảo hiểm x R tàu già
Tỷ lệ phí áp dụng theo biểu phí tính theo tuổi tàu của Hiệp Hội bảo hiểm London.