Xây dựng quy trình thực hiện tin bài

Một phần của tài liệu Bản tin đầu giờ kênh truyền hình thông tấn hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 77)

- KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN

3.3.1.1. Xây dựng quy trình thực hiện tin bài

Công tác tổ chức sản xuất một chƣơng trình truyền hình bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với chất lƣợng của chƣơng trình. Chỉ cần một trong các công đoạn không đƣợc thực hiện tốt lập tức chất lƣợng chung của cả chƣơng trình bị ảnh hƣởng, thậm chí là ảnh hƣởng rất lớn. Để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình của bản tin đầu giờ, thì trƣớc hết phóng viên phải nắm đƣợc và tuân theo quy trình sản xuất một chƣơng trình truyền hình.

Quy trình sản xuất một chƣơng trình truyền hình gồm các công đoạn cơ bản theo trật tự sau:

 Tìm kiếm đề tài

 Đi tiền trạm và thu thập thông tin

 Xây dựng bố cục chƣơng trình

 Xây dựng kịch bản chi tiết

 Tổ chức ghi hình

 Dàn dựng

 Viết lời bình

 Lồng tiếng

Tìm kiếm đề tài

Để có một chƣơng trình hấp dẫn, thì trƣớc hết, đề tài của chƣơng trình phải thực sự nằm trong mối quan tâm của đông đảo quần chúng, đề tài phải thể hiện vấn đề có sức ảnh hƣởng lớn tới đời sống khán giả. Những vấn đề mới lạ cũng có thể hấp dẫn đƣợc ngƣời xem. Ngƣời phóng viên phải luôn quan sát cuộc sống xung quanh, từ đó tìm đƣợc các đề tài nằm trong chính bản thân cuộc sống. Hiện nay, các phóng viên của kênh truyền hình TTXVN phần nhiều xây dựng đề tài dựa trên các thông tin từ các bài viết hoặc các chƣơng trình của đồng nghiệp, chƣa có sự đi sâu, sát vào cuộc sống để từ đó có cảm hứng xây dựng đề tài. Chính vì lẽ đó, các đề tài của kênh truyền hình TTXVN tuy có mang tích chất đại chúng nhƣng không mới lạ, hoặc thiếu tính sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề.

Đi tiền trạm và thu thập thông tin

Đây là một công đoạn vô cùng cần thiết, nhƣng không phải là bắt buộc để thực hiện đƣợc một chƣơng trình truyền hình. Việc đi tiền trạm sẽ giúp phóng viên có thể xây dựng đƣợc bố cục chƣơng trình và đề cƣơng chi tiết một cách dễ dàng và chính xác, đồng thời tính khả thi sẽ cao hơn. Việc thu

thập thông tin trƣớc khi tổ chức ghi hình luôn là một vấn đề hết sức quan trọng, để ngƣời phóng viên có thể nhìn thấy rõ chất liệu của mình sẽ có thể sử dụng đƣợc. Cũng giống nhƣ khi ta xây một ngôi nhà, không có ngƣời thợ nào, dù tài hoa cỡ mấy, có thể bắt tay vào xây dựng khi chƣa nhìn biết mình sẽ có những vật liệu gì và địa hình xây dựng ra sao.

Đối với nhiều chƣơng trình của kênh truyền hình TTXVN, việc tổ chức đi tiền trạm là vô cùng khó khăn, nhiều chƣơng trình hầu nhƣ chƣa thực sự tổ chức đi tiền trạm. Nguyên nhân trƣớc hết là do đi lại không thuận tiện hoặc là những vùng sâu, vùng xa và vấn đề kinh phí thực sự là một vấn đề đáng để bàn vì kênh truyền hình TTXVN không chịu bất cứ chi phí nào cho việc đi tiền trạm của phóng viên.

Song, công bằng mà nói, cũng có những chƣơng trình đƣợc thực hiện ở các vùng ngoại vi thành phố Hà Nội, không gây nhiều khó khăn trở ngại, nhƣng phóng viên cũng không tổ chức đi tiền trạm. Nếu nhƣ phóng viên tổ chức đi tiềm trạm, thì sẽ còn nhiều vấn đề hay hơn nữa, sâu sắc hơn nữa đƣợc thể hiện trong các chƣơng trình.

Đối với vấn đề này, có lẽ kênh truyền hình TTXVN nên có cơ chế khuyến khích phóng viên, biên tập viên đi tiền trạm cho mỗi chƣơng trình thực tế nhằm thực sự gắn đề tài với cuộc sống. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ giúp cho nhiều chƣơng trình có cơ hội đổi mới hơn nữa, giúp phóng viên có những sáng tạo hơn, có cách nhìn sâu sắc hơn trong việc thể hiện đề tài. Chất lƣợng chƣơng trình sẽ nhờ vậy mà đƣợc nâng lên.

Xây dựng bố cục chương trình

Sau khi đi tiền trạm và thu thập thông tin, công việc quan trọng tiếp theo là xây dựng bố cục cho chƣơng trình truyền hình. Hiện nay bố cục của nhiều chƣơng trình của kênh truyền hình TTXVN là sự kế thừa kinh nghiệm từ lớp

phóng viên đi trƣớc, thiếu tính sáng tạo. Các chƣơng trình đƣợc bố cục theo một khuôn mẫu xơ cứng và nhàm chán. Chính vì vậy, việc tổ chức xây dựng bố cục chƣơng trình một cách hiện đại hơn, sáng tạo hơn sẽ tạo ra một phong cách mới cho nhiều chƣơng trình. Vậy xây dựng bố cục cho một chƣơng trình truyền hình không có nghĩa là tạo nên một chiếc khung, để sau đó nhất nhất thực hiện theo cái khung làm sẵn. Ngƣợc lại, quá trình sản xuất chƣơng trình truyền hình là một quá trình luôn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo ở tất cả các công đoạn. Trong quá trình tổ chức ghi hình tại hiện trƣờng, có thể xảy ra những tình huống có sức hấp dẫn cao hơn đối với độc giả so với những gì đã sắp xếp sẵn trong bố cục. Khi đó, ngƣời phóng viên cần theo đuổi những chi tiết hấp dẫn ấy, chứ không phải tiếp tục tuân theo bố cục chƣơng trình đã đặt ra.

Nói nhƣ vậy không có nghĩa là việc xây dựng bố cục cho một chƣơng trình truyền hình là không cần thiết trƣớc khi tổ chức ghi hình. Ngƣợc lại, nếu công đoạn đi tiền trạm, thu thập thông tin và xây dựng bố cục đƣợc tổ chức một cách cẩn thận, chặt chẽ, thì các tình huống bất ngờ xảy ra khi tổ chức ghi hình sẽ rất ít. Ngƣời phóng viên sẽ không phải lúng túng, bất ngờ trƣớc những gì xảy ra tại hiện trƣờng vì tất cả đã nằm trong kế hoạch.

Việc xây dựng bố cục một cách cẩn thận trƣớc khi tổ chức ghi hình còn đặc biệt quan trọng trong trƣờng hợp tổ chức các cuộc phỏng vấn tại hiện trƣờng. Bố cụ chặt chẽ sẽ giúp ngƣời phóng viên xác định đƣợc ngƣời đƣợc phỏng vấn cần cung cấp thông tin gì cho khán giả. Từ đó, phóng viên sẽ xác định đƣợc các câu hỏi mang tính trọng tâm hơn, giúp tiết kiệm thời gian để thực hiện các công đoạn khác hiệu quả hơn.

Xây dựng kịch bản chi tiết

Sau khi xây dựng bố cục, phóng viên có thể xây dựng kịch bản chỉ tiết, nhằm rút ngắn thời gian ghi hình ở hiện trƣờng, đồng thời rút ngắn đƣợc thời gian dàn dựng hậu kỳ. Tuy nhiên, phóng viên cũng có thể không cần xây

dựng kịch bản chi tiết trƣớc khi tổ chức ghi hình. Điều này có thể là bắt buộc đối với các chƣơng trình phóng sự tài liệu nhất là các chƣơng trình có những cảnh quay tốn kém, không thể hiện nhiều lần. Còn đối với nhiều phóng sự trong kênh truyền hình TTXVN công đoạn này có thể bỏ qua.

Dàn dựng

Dàn dựng có thể coi là một trong những khâu yếu nhất khi thực hiện các chƣơng trình của kênh truyền hình TTXVN. Nhiều phóng viên, biên tập viên của kênh coi việc dàn dựng chỉ là ghép nối các hình ảnh nhằm minh họa cho lời bình của chƣơng trình. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất cập về các lỗi hình ảnh.

Dàn dựng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất một chƣơng trình truyền hình. Hình ảnh và thông tin thu thập đƣợc cũng giống nhƣ lọ mực và cây bút. Còn viết nhƣ thế nào, vẽ nhƣ thế nào nằm chính trong khâu dàn dựng. Ngƣời dựng hình cũng giống nhƣ ngƣời biết văn, cần phải hiểu ngôn ngữ hình ảnh nhƣ ngƣời viết văn hiểu đƣợc ngôn ngữ lời nói. Chỉ có một điều khác là ngƣời phóng viên dàn dựng viết nên những câu hình từ những chất liệu có hạn, trong khi ngƣời viết văn có thể có đƣợc những câu văn từ chất liệu ngôn từ vô hạn.

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc phối hợp các khuôn hình, động tác máy, cỡ ảnh, thì ngƣời dàn dựng còn cần phải hiểu đƣợc ƣu điểm và nhƣợc điểm của từng góc máy. Chỉ có nhƣ vậy, hình ảnh sau khi dàn dựng mới thật sự có logic, thật sự gây đƣợc ấn tƣợng, và thực sự mang chức năng thông tin, chức năng cơ bản của báo hình.

Việc xây dựng các biểu đồ, bảng biểu cũng cần đƣợc cân nhắc kỹ càng. Dùng bảng biểu đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng tốt đối với việc tổng kết, cô đọng thông tin để khán giả dễ dàng tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu các bảng

biểu bị lạm dụng khi dàn dựng sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị vụn vặt, tiết tấu chung của bài chậm, không hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục. Phóng viên, biên tập viên cần phải hiểu rõ đƣợc các đại lƣợng trong bảng biểu, nhiều khi phải đơn giản hóa các mối tƣơng quan phức tạp để ngƣời xem dễ hiểu hơn.

Sử dụng kỹ xảo khi dàn dựng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Phóng viên, biên tập viên cần hiểu đƣợc tính năng, tác dụng của từng loại kỹ xảo, chuyển cảnh… nhằm sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả nhất. Tránh lạm dụng kỹ xảo vì điều đó có thể khiến cho khán giả có cảm giác thiếu chân thực.

Viết lời bình và lồng tiếng

Đây là những khâu cuối cùng trong các công đoạn sản xuất chƣơng trình truyền hình. Viết lời bình cho một chƣơng trình truyền hình luôn gây ra khó khăn cho nhiều phóng viên và biên tập viên của kênh truyền hình TTXVN. Điều này biểu hiện ở những lỗi về ngôn ngữ tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ báo hình.

Để khắc phục vấn đề này, phóng viên phải luôn có ý thức một cách sâu sắc rằng, báo hình lấy hình ảnh làm phƣơng tiện truyền tải thông tin chủ đạo, còn lời bình chỉ là phần thông tin thêm để bổ nghĩa cho hình ảnh. Lời bình theo các hình, không có nghĩa là đi vào mô tả hình ảnh mà phải đƣa ra các thông tin mà chỉ hình ảnh thôi thì không thể truyền tài hết đƣợc. Nếu đã sử dụng hình ảnh nhƣ một phƣơng tiện truyền tải thông tin chính, thì việc hình đến đâu, lời đến đấy sẽ có thể dẫn đến trƣờng hợp khán giả bị quá tải thông tin, làm mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn của chƣơng trình.

Giải pháp cho vấn đề này chính là việc tiết kiệm lời bình. Chỉ bình khi thực sự cần thiết, khi hình ảnh không truyền tải hết đƣợc thông tin cần đến với

khán giả. Cần đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ. Câu trong báo hình không nên dài quá 18 chữ, để giúp độc giả tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bản tin đầu giờ kênh truyền hình thông tấn hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 77)