Nâng cao ý thức trách nhiệm của phóng viên đối với chất

Một phần của tài liệu Bản tin đầu giờ kênh truyền hình thông tấn hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 85)

- KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN

3.3.2.2.Nâng cao ý thức trách nhiệm của phóng viên đối với chất

lượng chương trình

Có một điều đáng chê trách là ngay cả với một số phóng viên có kinh nghiệm và đƣợc tham dự các lớp đào tạo bài bản, nhƣng chƣơng trình do họ thực hiện vẫn chƣa có chất lƣợng cao. Tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do phóng viên chƣa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao đối với chất lƣợng chƣơng trình. Hiện tƣợng lạm dụng hình ảnh cũ để xây dựng phóng sự mới ngày càng trở nên phổ biến, làm cho chất lƣợng chung của chƣơng trình giảm sút đáng kể. Nhiều phóng viên viết lời bình tối nghĩa, bài viết chung chung, thậm chí có nhiều lỗi về ngôn ngữ, không phải do trình độ không có, mà thực chất bắt nguồn từ sự cẩu thả, thiếu ý thức trách nhiệm đối với chất lƣợng chƣơng trình.

Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng chƣơng trình bằng cách nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của phóng viên là hết sức cần thiết. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của phóng viên, cơ chế tổ chức của kênh truyền hình TTXVN cần có sự đổi mới. Các cuộc họp giao ban cần đề cập sâu hơn đến

chất lƣợng chƣơng trình, phê phán những chƣơng trình chất lƣợng kém, đề cao những chƣơng trình có nội dung và hình thức thể hiện sáng tạo, phong phú. Đặc biệt, trong các cuộc giao ban này, ngƣời lãnh đạo phải tổng kết và đƣa ra đƣợc các ý kiến cải tiến chƣơng trình, hƣớng dẫn để các phóng viên trẻ học tập. Điều này vừa giúp các phóng viên trẻ có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với nghiệp vụ truyền hình, lại vừa kích thích các phóng viên lâu năm, có trình độ tự nâng cao chất lƣợng để không thua kém lớp trẻ.

Một phần của tài liệu Bản tin đầu giờ kênh truyền hình thông tấn hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 85)