phần xuất nhập khẩu thương mại sản xuất K.O.M.E.X:
Xuất phát từ thực trạng của công ty và quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Em có một số đề xuất và giải phápvề nâng cao hiệu quả sử dụng VKD như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Lượng VLĐ trong năm 2010 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại sản xuất K.O.M.E.X đang chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh doanh của DN (65,17%). Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất lớn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Thứ nhất: DN phải xác định được quy mô dự trữ tiền mặt tối ưu và quản lý tốt lượng tiền mặt.
Khi xác định được lượng tiền mặt hợp lý thì nó sẽ giảm thiểu rủi ra trong thanh toán, tránh được lượng vốn ứ đọng, giúp cho DN không bị mất đi các cơ hội đầu tư tức thời. Bên cạnh đó DN nên dùng lượng tiền mặt này đầu tư vào các loại hình đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà vẫn thu được một khoản lời nhất định như: trái phiếu kho bạc, cho vay qua đêm …
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên sử dụng các mô hình dự báo dòng tiền để dễ bề cân đối thu chi. Ngoài ra, việc dự báo dòng tiền cũng sẽ giúp DN có quyết định kinh doanh sáng suốt, nhìn thấy trước tình trạng nợ nần cũng như biết được tình hình hoạt động của từng phòng ban, tình hình lưu chuyển tiền mặt của công ty.
Tăng cường kiểm tra hệ thống quản lý tiền tại công ty như có kế hoạch kiểm kê quỹ tiền mặt thường xuyên và đột xuất, đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ và số dư sổ kế toán. Ngoài ra, DN cũng cần phải theo dõi những nguồn thu như phải thu ngắn hạn, để từ đó DN có thế xác định được lượng tiền mặt tại quỹ một cách hợp lý nhất.
Thứ 2: Đối với vốn lưu động ở dạng phải thu
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán thì trong hai năm gần đây các khoản phải thu ngắn hạn chiếm một tỉ trong lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên, năm 2009 tỉ lệ này là 19,76% còn năm 2010 tỉ lệ này là 22,19%. Nó đã làm ứ đọng một lượng vốn không nhỏ của DN, số vốn bị chiếm dụng này không thế sinh lời gây nên những ảnh hưởng
nhất định đến hiệu quả sử dụng VKD của DN. Để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng này DN cần có một số biện pháp sau:
Gửi thư thúc dục khách hàng nhanh chóng thanh toán nợ, áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả nợ sớm. Khi áp dụng biện pháp này thì DN phải trịu thêm một khoản chi.
Áp dụng các chính sách giảm giá, chiết khấu đối với những khách khàng thanh toán ngay hoặc mua với số lượng lớn.
Khi ký kết các hợp đồng, thì các điều khoản về thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán và quy định mức phạt nếu vi phạm thời hạn thanh toán phải được quy định cụ thể, bên cạnh đó DN cũng phải tăng mức lãi suất đối với những khoản nợ quá hạn.
Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi để giảm thiểu rủi ro.
Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tỉ trọng VCĐ trong tổng VKD của công ty trong năm 2010 chiếm tỉ trọng không nhiều (35%). Song việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Vì vậy, em xin có một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty như sau:
Thứ nhất: Tận dụng tối đa khả năng của các TSCĐ hiện có trong DN.
Khi mua sắm, thanh lý bất kỳ một loại TSCĐ nào cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Xem xét liệu phần TSCĐ hiện có cùng loại có khả năng tăng công suất làm thêm không để tránh phải tình trạng mua thêm TSCĐ cùng loại.
Trước khi mua sắm thêm một TSCĐ mới công ty phải có một phương án KD khả thi, để khi TSCĐ được đưa vào SXKD thì có thể phát huy hết công suất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.
Ngoài ra DN cần phải dưỡng thường xuyên nâng cấp bảo dưỡng hay sữa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất thiết kế.
Đối với các loại thiết bị đã có thời gian khấu hao dài, công suất kém thì công ty nên có sửa chữa lớn để cải tạo nâng cấp, trong điều kiện chi phí bỏ ra quá lớn so với việc đầu tư thêm và hiệu quả đem lại tương đương một thiết bị mới cùng loại thi công ty nên mua thiết bị thay thế.
Thứ hai: Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng các TSCĐ.
Có thể nói, tại công ty hầu hết các nhân viên từ người lao động cho đến nhân viên quản lý đều trực điều hành và sử dụng một loại TSCĐ nào đó. Cho nên gắn trách nhiệm của họ với TSCĐ mà họ sử dụng có ý nghĩa rất lớn, giúp cho tuổi thọ của TSCĐ được nầng lên một cách đáng kể.
DN cần phải quy trách nhiệm và đưa ra các mức bồi thường thích đáng đối với nhưng nhân viên làm hư hỏng TSCĐ.
Giải pháp 3: Nhóm giải pháp khác
Bên cạnh những giải pháp đã được nêu ở trên, công ty nên xem xét các giải pháp sau đây như là:
Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý DN để có thể giảm thiểu được các khoản chi phí không cần thiết.
Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế để đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Khi nhà quản lý yêu cầu số liệu thì có thể cung cấp một cách nhanh tróng, chính xác, kịp thời, giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát về DN minh. Để từ đó có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích nghiên cứu các vấn đề lý luân, thực tiễn về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Có thể nói hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại sản xuất K.O.M.E.X nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại sản xuất K.O.E.X” là rất cần thiết.
Qua thực tế tìm hiểu tại công ty, em thấy vấn đề phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn được công ty chú trọng, quan tâm. Công ty đã đề ra những giải pháp quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp kinh doanh đạt được kết quả cao nhất.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tố nghiệp này, do còn có một số hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên trong bài không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết.Em rất mong được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô giáo và toàn thể các bạn để chất lượng chuyên đề được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!