III. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác Cồn Quán đến môi trường
6. Đề xuất giái pháp đóng cửa bãi rác Cồn Quán
6.1 Quy trinh đóng cửa bãi đổ chất thải rắn
Hàng ngày tại bãi rác Phú Sơn phát sinh một lượng lớn các chất ô nhiễm vào môi trường, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và khí. Vì vậy việc xử lý giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tạo cảnh quan khu vực là nội dung quan trọng trong kế hoạch đóng cửa bãi rác. Để thực hiện được những mục tiêu trên, trong kế hoạch đóng bãi cần phải thực hiện những nội dung như:
- Thiết kế lớp phủ cuối.
- Hệ thống kiểm soát và thoát nước mặt. - Kiểm soát khí bãi chôn lấp.
- Kiểm soát và xử lý nước rò rỉ. - Hệ thống giám sát môi trường.
Bảng 11: Đề cập trong vấn đề đóng cửa bãi rác
Stt Yếu tố Hoạt động chủ yếu
1 Sử dụng đất sau đóng bãi Thiết kế và thông qua
2 Thiết kế lớp phủ cuối Lựa chọn lớp chống thấm, độ dốc cuối và loại cây trồng 3 Hệ thống kiểm soát và
thoát nước bề mặt
Tính toán lượng mưa, lực chọn vị trí và kíc thước mương thu, thóat nước
4 Kiểm soát khí bãi rác Lựa chọn vị trí, tuần suất giám sát và đưa vào tiến độ thực hiện việc thu khí và đốt khi có yêu cầu
5 Kiểm soát sự hình thành và thoát nước rò rỉ
Đưa ra kế hoạch vận hành cho việc thu gom và xử lý 6 Hệ thống giám sát môi
trường
Lựa chọn vị trí, tần suất lấy mẫu cũng như các chỉ tiêu cần đo đạc
Nguồn: George Tchobanoglous “Intergrated Solid Waste Management”, 1993
Khi tiến hành đóng cửa bãi rác cần thực hiện những công tác sau:
- Xem xét hồ sơ về hiện trạng trong và xung quanh bãi đổ bao gồm các số liệu về chất lượng nước, khí, số lượng chất thải, các khía cạnh quan sát khác tác động đến KDC và mục đích sử dụng đất bên cạnh bãi, tác động trên thực vật, lên nước (chỉ thị sinh vật),
- Thiết lập các kế hoạch cho bãi đổ bao gồm diện tích để hồi phục hoặc đóng bãi và diện tích có sẵn cho mục đích sử dụng trong tương lai;
- Kế hoạch và thiết lập chương trình giám sát đối với kiểm soát nước ngầm trong khu vực xung quanh bãi đổ;
- Thiết kế kỹ thuật để đóng bãi và có thể phục hồi hay cải tạo bãi đổ;
- Xác định các nhu cầu về thiết bị và nhân lực để thực hiện các công việc trực tiếp và bất kỳ công việc giám sát nào trong tương lai trên bãi đổ;
Bảng 12: Liệt kê các yếu tố cần xem xét khi đánh giá “tiềm năng nguy hại” của bãi đổ
Tên bãi: Vị trí: Bãi số (hố số)
1 Tính nhạy cảm của môi trường Có Không
a. Khu vực là nguồn bổ cập cho nguồn cấp nước sinh hoạt
b. Khu vực đã phát triển và tập trung dân cư trực tiếp xung quanh c. Có các hoạt động trang trại và làm vườn
d. Tầng đất có độ thấm cao
2 Các tình trạng có thể nhận thấy Có Không
a. Dòng nước rò rỉ chảy ra b. Hệ thực vật bị tiêu diệt c. Sự đổi màu của tầng đất
d. Xuất hiện các mùi không mong muốn e. Xuất hiện động thực vật nước bị chết
3 Nguy hại có khả năng xảy ra Có Không
3 a. Gây ra bởi rò rỉ nguy hại b. Gây ra bởi sự phát thải khí c. Gây ra sự cố nhiễm đất
4 Có thể bị ô nhiễm cao Có Không
a. Diện tích bị ô nhiễm lớn (> 1ha)
b. Các vết đốm (đen) nhìn thấy rất ô nhiễm
c. Các chỉ thị ô nhiễm được điều tra nghiên cứu sớm
5 Tính nguy hại Có Không
a. Sự tồn tại của tiềm năng nguy hại được biết trước
b. Lượng và tính chất của các chất nguy hại không được biết trước c. Hiện trạng khu vực không được biết trước
Đánh giá
Ưu tiên 1: Cần triển khai công việc ngay lập tức
Ưu tiên 2: Cẩn có các nghiên cứu sâu hơn để có kết luận cuối cùng Ưu tiên 3: Mức độ nguy hại thấp, không cần thiết triển khai ngay các công việc
Nguồn: Dự án nghiên cứu khoa học cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bãi rác đã đóng cửa Đông Thạnh, năm 2003.
Nhìn chung các công tác trên có thể chia thành ba bước chính sau:
(1). Chuẩn bị hồ sơ về hiện trạng khu vực
Để phục hồi, đóng hay cải tạo bãi đổ hiệu quả việc quan trọng là thu thập và đánh giá tất cả các thông tin có sẵn về khu vực bãi đổ. Công tác nghiên cứu về khu vực bãi đổ nên bao gồm:
- Bản đồ khu vực bãi đổ và khu vực xung quanh bãi đổ (tỷ lệ bản đồ 1:25000; 1:5000; nếu cũng có thể tỷ lệ mong muốn 1:1000);
- Bản đồ địa chất, thổ nhưỡng, địa chất thủy văn và thủy văn của khu vực quan tâm; - Thông tin về địa chất và hiện trạng nước ngầm ở dưới bãi đổ;
- Nếu có thể thu thập hồ sơ hình ảnh về hiện trạng thực tế và vận hành của khu vực hoặc hiện trạng khu vực trước khi thiết lập bãi đổ;
- Các thông tin về ô nhiễm/chất ô nhiễm đất, nước và khí (khí methane) tại bãi, hoặc tại vùng lân cận, lịch sử về sự phát triển của khu vực bãi đổ (từ trước cho đến khi bãi vận hành);
- Loại và lượng chất thải được đổ tại bãi đổ; nếu có thể nên có tìm hiểu chất thải từ đâu, bởi nguồn nào (ví dụ KCN, cơ sở sản xuất) và loại chất thải được chôn có thành phần gì;
- Hồ sơ về chiều sâu và hình dạng (độ giảm bề mặt) của bãi đổ;
- Thông tin về trách nhiệm, ví dụ: cơ quan nhà nước, các giấy phép hiện hữu; - Thông tin về việc vận hành bãi đổ;
- Các thiết bị hiện tại có tại bãi;
- Việc giám sát có thể hiện hữu tại bãi hay gần khu vực; - Đánh giá tiềm năng nguy hại của bãi.
Bộ hồ sơ (báo cáo) sẽ là thông tin cơ bản cần thiết nhất để quyết định về tương lai của bãi đổ, điều này có nghĩa bãi đổ có thể phục hồi được hay không, có cần thiết loại bỏ chất thải (rất nguy hại) từ khu bãi đổ, loại hệ thống phủ sẽ sử dụng và mục đích sử dụng tương lai.
(2).Lên kế hoạch và quản lý việc giám sát, phục hồi/cải tạo
Trong bước thứ hai các thiết bị cần thiết để giám sát và để phục hồi/cải tạo bãi đổ nên được dự trù, bên cạnh đó vấn đề nhân sự cũng phải xem xét. Trong phần kế hoạch cũng nên có sẵn các đề xuất để thực hiện ngay và các biện pháp sẽ được thực hiện tiếp theo (xây dựng lớp phủ, thiết bị giám sát, cải tạo trong tương lai).
Trong kế hoạch đóng bãi cần đề xuất mục đích sử dụng trong tương lai của khu vực bãi đổ đã được cải tạo và kết hợp tiến độ thực hiện các phương án đã đề xuất. Kế hoạch nên làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động và kinh phí cho dự án phải được tính toán. Trong giai đoạn này nên làm rõ ai sẽ là người trả toàn bộ chi phí cho việc thực hiện dự án và thiết bị.
Các thiết bị sử dụng trong quá trình đóng bãi nên sử dụng các thiết bị có sẵn, không nên nhập các thiết bị bên ngoài nhằm giảm chi phí đóng bãi. Cách tốt nhất là sử dụng các thiết bị thường được dùng để làm đường hay xây đập.
(3). Thực hiện việc phục hồi/cải tạo bãi đổ
Phục hồi bãi đổ: Ngày nay việc xây dựng các bãi đổ hay bãi chôn lấp vệ sinh đã
ngày càng trở nên rất khó khăn do: quỹ đất còn ít, sự gia tăng tâm lý lo ngại của cộng đồng dân cư sống gần khu đất được quy hoạch làm bãi chôn lấp. Vì vậy việc phục hồi các bãi đổ sẵn có để tiếp tục đổ rác là tiện lợi nhất. Mặt khác việc này có nghĩa là không nên làm bãi đổ quá nguy hại hoặc việc phục hồi khu vực được thực hiện theo cách giảm thiểu tối đa các ô nhiễm nguy hại từ việc phục hồi. Vì vậy, công tác đầu tiên nên làm là thiết lập những hệ thống giám sát xung quanh và (nếu có thể) trên khu vực với mục đích có được các thông tin hữu ích nhất về sự tồn tại của các loại thực vật và mức độ ô nhiễm. Sau đó tất cả các phần của bãi đổ không được sử dụng nên được che phủ và cải tạo.
Các bước tiếp theo sau là cần thiết để làm những bãi đổ an toàn tối thiểu và giảm các nguy hại môi trường thực tế:
- Ổn định lớp địa tầng của đống rác tại điểm thấp nhất của dòng thải;
- Nghiên cứu, xác định chất lượng của lớp đất nền và đặc tính của nó để xem xét khả năng sử dụng lớp đất này như là một lớp đất nền tại phần thấp nhất của lớp chất thải;
- Sau khi có được các thông tin về tầng đất, lấy chất thải đi để tạo các rãnh cho đến khi lớp đất nền cố định lộ ra. Những rãnh này được đổ đầy với lượng lớn đá cuội và đá hoặc xà bần kích thước lớn. Việc đổ các vật vụn (vật có kích thước lớn) có thể tiếp tục cho đến khi một đập nhân tạo được hình thành với chiều cao khoảng 3 – 4m trên nền đất thật của bãi đổ;
- Tại điểm thấp nhất (theo chiều cao của đập) đặt một ống thoát nước rò rỉ có kích thước lớn hơn đập. Cạnh bên trong của đập (dày khoảng 0,5m) nên đổ đầy như là một lớp nền cho lớp tiếp theo, sau khi nén lớp đất này, một lớp đất sét nén (dày khoảng 0,3m) được phủ toàn bộ thành trong của đập. Hệ thống tương tự cũng được thực hiện trên điểm
chuyển của khối rác (ở trên) từ đập (ít nhất tại khu vực thấp nhất gần đập, nhưng nếu có thể trên toàn bộ diện tích được phủ rác);
- Để đảm bảo hiệu quả thu nước rò rỉ trên đỉnh của lớp vật liệu vô cơ có kích thước lớn đổ một lớp nền thoát nước, kích thước 20 – 50mm. Nước rò rỉ sẽ chảy
xuống dưới theo lớp thoát nước này và dẫn ra ngoài đến mương oxy hóa qua ống thoát ở đáy;
- Dọc theo ranh giới của bãi đổ, đào các mương để thoát nước mưa. Giữa những mương này và khu vực đổ rác nên xây dựng một đập đất sét (chiều cao khoảng 1,5m) để ngăn chặn nước rò rỉ vào nước mưa bao quanh khu vực;
- Trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng để làm kín các đống rác là lớp vật liệu vô cơ phải có độ thấm thấp và được nén tốt. Việc thấm nước rò rỉ từ đống rác ra ngoài là kết quả của việc thấm nước qua đập. Nếu nước không thấm qua đập (bởi việc phủ hoàn toàn bãi đổ) việc hình thành nước rò rỉ sẽ được giảm tối đa;
- Vì vậy hiệu quả của lớp phủ của lớp cuối cùng là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của việc cải tạo bãi đổ an toàn về mặt môi trường.
Cải tạo bãi đổ: Mục đích của hệ thống che phủ cuối cùng là để cách ly chất thải
với môi trường xung quanh, giảm thiểu sự lan truyền của chất lỏng từ BCL đã đóng cửa và kiểm soát việc khí thải sinh ra từ bãi đổ trong thời gian dài. Yêu cầu đối với hệ thống lớp phủ cuối cùng trong trường hợp cải tạo bãi đổ là ít phải bảo trì, thoát nước tốt và ít bị xói mòn hoặc mài mòn lớp phủ, độ sụt lún thích hợp.
Chất lượng của hệ thống phủ phụ thuộc vào lớp đáy (nền) của lớp phủ cuối. Trên bề mặt của lớp rác đổ cuối cùng được phủ một lớp đất dày khoảng 30 – 50 cm, lớp đất thường là cát, sỏi, xà bần hay gạch vụn từ quá trình làm gạch có độ thấm thích hợp để khí bãi chôn lấp được hình thành trong đống rác. Bằng việc sử dụng những vật liệu trên, một hệ thống thoát khí được xây dựng, qua đó khí bãi chôn lấp sẽ phân tán đến hệ thống thông khí. Vật liệu này phải được nén và là lớp nến tốt làm kín bãi đổ, lớp nền này cũng cần thiết để giảm tiềm năng đối với việc sụt lún khác nhau và gây hư hại hệ thống phủ cuối cùng.
Trên bề mặt đỉnh được che phủ bởi lớp phủ kín có độ thấm thấp hay còn gọi là lớp bảo vệ. Lớp này được xây dựng nhằm giảm thiểu việc thấm của nước mưa vào bãi rác hay nước rò rỉ thấm ra ngoài trong một thời gian dài, lớp bảo vệ gồm hai lớp đất sét, nỗi lớp dày 25cm (sau khi nén).
Trước khi phủ lớp đất bảo vệ, đất sử dụng phải được kiểm nghiệm nhằm đảm bảo chắc chắn loại đất này đáp ứng được yêu cầu về độ thấm thấp. Suốt quá trình xây dựng, khi có sự nghi ngờ vệ sự thay đổi tính chất của đất, mẫu đất phải được lấy để kiểm nghiệm. Sau khi hoàn tất lớp đất phủ bảo vệ, nên khảo sát độ dốc của lớp bề mặt để đảm bảo chắc chắn rằng không có chổ lõm trên bề mặt làm nước có thể đọng lại.
Khi đó lớp phủ của bãi đổ được hoàn tất bằng việc phủ lớp đất bề mặt, đây là lớp quan trọng nhất trong các phần của hệ thống lớp phủ. Chức năng của lớp này là bảo vệ các lớp dưới không bị phá hủy bởi các lực cơ học và chống lại sự xói mòn. Độ dày và tính chất của lớp đất này phụ thuộc vào:
- Đất có sẵn;
- Mục đích sử dụng của bãi đổ (nông nghiệp, lâm nghiệp, vườn, vườn ươm cây, khu thể thao, bãi giữ xe, …).
Trong tất cả các trường hợp, độ dày tối thiểu của lớp đất này là 80cm.
Thành phần đất và loại thực vật dùng để phủ đỉnh phải được xác định, chất lượng của lớp đất phủ cuối và loại thực vật sử dụng để tạo thảm thực vật phải được ghi rõ trong hồ sơ thiết kế cải tạo. Lớp đất đỉnh nên được đặc trưng hóa với các yêu cầu, tính chất đất của nông nghiệp. Trước khi đóng bãi đổ có thể thực hiện các thí nghiệm để xác minh các loại thực vật đề xuất sử dụng có chịu đựng được các điều kiện tại bãi đổ hay không.
Việc tiến hành phủ lớp đỉnh, chuẩn bị cây giống và gieo trồng nên được tiến hành liên tục để tránh sự xói mòn đối với lớp cây giống đầu tiên. Loại cỏ có tính chịu đựng cao và phát triển nhanh nên được sử dụng. Thời gian gieo trồng rất quan trọng, đặc biệt đối với cỏ, cần lưu ý lựa chọn thời điểm sao cho thời tiết là thích hợp nhất.
Hình 2: Cấu tạo và lớp phủ bãi đổ rác
Thu và thải khí bãi chôn lấp: Ở bãi đổ hay bãi chôn lấp có chứa một lượng lớn chất
hữu cơ, khí sinh học (methane, carbon dioxide và một số thành phần khí khác) được hình thành trong quá trình phân hủy kị khí xảy ra trong bãi đổ. Vì vậy việc thải bỏ khí BCl tích tụ trong bãi là cần thiết do sự độc hại và mùi của khí tác động đến sức khỏe con người và môi trường. Khí thải này có thể thu hoặc thải theo điểm hoặc gom lại để xử lý hoặc đốt.
Lớp thải khí nên được đặc dưới tầng đất phủ bảo vệ có độ thấm thấp. Nó chặn các dòng khí đi lên từ chất thải và hướng chúng đến các lỗ thông gió thải. Những ống thông nên luôn được bố trí tại các điểm cao của khu vực, vì thế nước bề mặt không thể đi vào bãi chôn lấp
Hình 3: Các kiểu thu khí bãi đổ
Hệ thống thu khí bãi đổ được trình bày trong hình 4.2 có thể được lắp đặc sau khi phủ bãi cuối cùng bằng đào hố trên bề mặt với độ sâu đến tầng chất thải. Sau đó hố sẽ được đổ sỏi hoặc đá (không sử dụng đá vôi bởi vì nó sẽ bị hòa tan bởi các khí axit) và nối với tầng thấm được bên dưới lớp làm kín đỉnh. Khí có thể được đốt ngay tại chỗ trong các đầu đốt có cấu trúc đơn giản hoặc thu và dẫn trong ống HDPE mềm đến thiết bị sử dụng hoặc flare trung tâm. Điều quan trọng là ống phải có đủ độ võng xuống theo độ dốc