b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn
hợp lý.
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng- thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Theo em, cơ cấu vốn phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ mà công ty đã lựa chọn. Cụ thể là công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào... để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn làm một trong giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc hơn.
Công ty có thể áp dụng chính sách huy động vốn sau:
- Chính sách huy động tập trung nguồn: Tức là công ty sẽ chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó có nhược điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.
Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ khi áp dụng chính sách này, trước hết, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.
- Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này, Để tăng lợi nhuận để lại,công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
Ngoài ra công ty phải huy động từ các nguồn khác như:
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhưng vẫn có thể mua chịu được. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các DN nhỏ khác.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các DN. Thực tế trong ba năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Trong khi đó, công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư cho TSCĐ. Vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí lớn hơn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết. Trong thời gian tới để huy động được nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của công ty, biện pháp quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn, thiết lập được các phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư có tính khả thi cao. Đồng thời phải lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất sao cho công ty vừa đảm bảo được chi phí sản xuất cộng thêm lãi suất ngân hàng mà vẫn có lãi.
Nếu công ty áp dụng và thực hiện tốt được các biện pháp nêu trên thì chắc chắn rằng nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện vay vốn trung và dài hạn đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.