Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 48)

Công ty là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may và chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Do vậy, công tác kế toán ở công ty được thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC và các văn bản bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn kèm theo. Cụ thể như sau:

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.

- Đơn vị tiền tệ kế toán: Tiền Việt Nam đồng.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp xác định giá trị NVL xuất: Công ty tính giá NVL xuất theo phương pháp giá thực tế đích danh.

- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006 ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong Chế độ kế toán.

Công ty sử dụng đầy đủ chứng từ bắt buộc. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ.

Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức nhật ký chung theo quyết định 15/2006-QĐ/BTC ban hàng ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ 1 tuần hoặc cuối tháng, tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào cái tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp.

Chứng từ kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt, sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật Ký đặc biệt cùng kỳ.

3.2.Công tác kế toán các khoản phải thu tại công ty

-Phải thu khách hàng :TK 131

-Thuế GTGT được khấu trừ :TK 133 -Phải thu nội bộ :TK 136

-Phải thu khác :TK 138

-Dự phòng phải thu khó đòi :TK 139 -Phải thu về tạm ứng :TK 141

* Hình thức kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sơ đồ hình thức kế toán các khoản nợ phải thu (phải thu của khách hàng, phải thu về tạm ứng, phải thu khác) tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh:

Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Kiểm tra đối chiếu

Sơ đồ 3.5: Hình thức kế toán các khoản nợ phải thu

* Giải thích sơ đồ:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra như: Hóa đơn GTGT (liên lưu) trong trường hợp bán chịu, phiếu chi (về việc chi tạm ứng), phiếu thu (về việc người mua trả nợ), giấy thanh toán tạm ứng…dùng làm chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi chép nghiêp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung (trích các ĐK liên quan đến các TK 131, 133,136, 138...). Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung tiến hành vào Sổ Cái (các TK 131, 133, 136,138...). Đồng thời với việc ghi

Hóa đơn GTGT, phiếu chi, phiếu thu, giấy thanh toán tạm ứng

Nhật ký chung (Trích phần ĐK liên quan đến TK 131, 133,136...) Sổ cái (Trích của các TK 131, 133,136...) Bảng cân đối TK (Trích các dòng TK 131,133,136)

Sổ kế toán chi tiết (các TK 131, 133,136...)

Bảng tổng hợp chi tiết (các TK 131,133,136...)

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH ( TM BCTC, BCĐKT)

sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết của TK 131, 133,136, 138...

- Cuối kỳ: cộng số liệu trên các Sổ cái TK 131, 133, 136,138, lập bảng cân đối TK (trích các dòng liên quan đến TK 131, 133,136, 138). Đồng thời từ các sổ kế toán chi tiết các TK 131,133,136, 138... tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản đó. Sau đó tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết nếu đã khớp số liệu tiến hành lập BCTC (bao gồm có thuyết minh BCTC và BCĐKT).  Các chứng từ kế toán thực tế

Trong công tác kế toán các khoản nợ phải thu ở công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh đã sử dụng các chứng từ là Hóa đơn GTGT (liên lưu) trong trường hợp bán chịu, phiếu chi (trong trường hợp chi tạm ứng), phiếu thu (về việc người mua trả nợ bằng tiền mặt), giấy báo có (trong trường hợp người mua trả nợ bằng TGNH), giấy thanh toán tạm ứng…

* Hóa đơn GTGT (liên lưu):

Khi công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh bán hàng chưa thu tiền ngay thì Hóa đơn GTGT (liên lưu) là chứng từ kế toán phản ánh số nợ công ty phải thu của người mua hàng. Hóa đơn GTGT do công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần) liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 được giữ lại tại công ty để làm chứng từ ghi sổ kế toán liên quan.

3.3.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán

3.3.1.Kế toán phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 48)