PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.2.3. So sánh khả năng hoà tan của Artemether ra khỏi HPTR và HHVL vối chất mang là PEG 4000 ở tỷ lệ 1:15.
chất mang là PEG 4000 ở tỷ lệ 1:15.
Để có cơ sở nhận định về mặt hiệu quả của kỹ thuật phân tán rắn như một biện pháp làm tăng mức độ và TĐT của AM trong nước, chúng tôi đã so sánh mức độ và TĐT của AM từ HPTR và từ HHVL có cùng thành phần (tỷ lệ AM/PEG 4000 là 1:15). HHVL được chế tạo bằng cách nghiền mịn AM rồi trộn đều với bột PEG thành hỗn hợp bột đồng nhất. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng
6 và minh hoạ trên đồ thị hình 5.
Bảng 6: Tỷ lệ % AM hoà tan từ HPTR và HHVL có cùng thành phần. T
(phút)
Tỷ lệ AM hoà tan
Nguyên liệu HHVL HPTR
Dung môi Đun chảy
5 4,3±0,25 34,0±0,78 78,7±0,47 70,6±0,43 10 5,8±0,31 35,6±1,21 80,9±0,54 74,4±0,57 15 7,6±0,52 40,0±0,89 82,7±0,95 76,9±1,19 30 11,7±0,89 46,6±0,69 78,6±1,26 77,0±1,56 45 13,5±1,07 48,3±2,14 79,3±1,13 78,5±2,51 60 15,4±1,05 51,9±1,20 79,1±0,86 78,9±2.10 75 19,8±0,98 53,3±0,17 78,9±1,36 75,4±0,59
Kết quả ở bảng 6 và đồ thị hình 5 cho thấy:
- Mức độ tan của AM từ HHVL tuy đã được cải thiện khá nhiều so với bột AM nguyên liệu (khoảng 2,7 lần sau 75 phút hoà tan), có thể do tốc độ thấm của các tiểu phân AM với MTHT có mặt chất mang thân nước. Tuy vậy, mức độ này vẫn thấp hơn mức độ hoà tan của AM từ PĨPTR khoảng 1,4 lần ở cùng thời điểm thí nghiệm mặc dù HHVL và HPTR có cùng thành phần.
- Tốc độ tan của AM từ các HPTR tăng nhanh, trong 5 phút đầu tiên, tỷ lệ hoà tan AM đã đạt 78,7% ở hệ điều chế bằng phương pháp dung môi và 70,6% AM ở hệ điều chế bằng phương pháp đun chảy, trong khi đó quá trình hoà tan AM từ HHVL diễn ra từ từ.