Người có truyền thống về tinh thần kinh doanh

Một phần của tài liệu Chương 3 CÁC ĐỊA PHƯƠNG TIẾP THỊ MÌNH NHƯ THẾ NÀO (Trang 30)

Truyền thống về tinh thần kinh doanh khá đa dạng ở châu Á. Ví dụ, Osaka được biết đến như “trung tâm kinh doanh của Nhật”. Mạng lưới dày đặc các công ty qui mô vừa và nhỏ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ởđó. Osaka tích cực sử dụng đặc trưng tinh thần kinh doanh của họ trong marketing địa phương. Ở nền kinh tếĐài Loan, các ngành thâm dụng công nghệ liên tục khẳng định vai trò chính yếu, với tỉ trọng sản lượng trong tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 26,8% năm 1987 lên 47,3% trong năm 1999. (Tổng sản lượng công nghiệp của Đài Loan năm 1999 chiếm 33,2% GDP). Vùng Kansai của Nhật (nơi có thành phố Osaka), Đài Loan và Hồng Kông – “siêu thị kinh doanh của châu Á” – nổi tiếng thế giới với bề dày kinh doanh. Stan Shih, người sáng lập Acer và là dân Đài Loan chính gốc, trở thành người phát ngôn cho những doanh nhân có tinh thần kinh doanh toàn cầu của Đài Loan. Tương tự, nói đến Richard Li, người sáng lập ra Pacific Century Cyberworks, là nói đến khả năng thực hiện những hợp đồng kỹ thuật cao. Li là con trai của một nhà thương thuyết hợp đồng luôn thành công khác, đó là nhà kinh doanh Lý Khả Hưng (Li Ka-shing), được biết đến như là “Siêu nhân” của Hồng Kông.

Một địa phương nổi tiếng về bề dày kinh doanh có thểđược hỗ trợ theo nhiều cách: tài trợ các chương trình đào tạo đặc biệt cho doanh nhân, khuyến khích các mạng lưới sáng tạo kinh doanh mới, và một phương pháp tiếp thị chủ động về khả năng kinh doanh của địa phương. Những phương pháp tiếp thị như vậy có thể làm tăng bản sắc của địa phương và đồng thời thu hút các doanh nhân và công ty của họ.

Một phần của tài liệu Chương 3 CÁC ĐỊA PHƯƠNG TIẾP THỊ MÌNH NHƯ THẾ NÀO (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)