Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:
(1) Phương pháp điều tra cơ bản:
Phương pháp điều tra cơ bản được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện hai loại quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra cơ bản bao gồm:
- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:
Việc thu thập các tài liệu, số liệu điều tra phục vụ nhu cầu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu
thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của Thành phố như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thống kê. Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm:
+ Tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Tĩnh có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;
+ Tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Hà Tĩnh;
+ Các quy định của Nhà nước, của thành phố Hà Tĩnh có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra các thông tin bổ sung, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở Hà Tĩnh trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra thứ cấp; nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp.
- Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài:
Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.
(2) Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có:
Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở trong nước và ngoài nước; đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.
(3) Phương pháp so sánh:
Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự thống nhất và chưa thống nhất trong các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; sự phù hợp và chưa phù hợp về nội dung giữa hai loại quy hoạch; sự tác động qua lại giữa hai loại quy hoạch nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.
(4) Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; xác định được những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch để đề ra phương hướng khắc phục. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các nội dung: Đánh giá tổng quan công tác quy hoạch trong và ngoài nước; Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu; Phân tích tác động qua lại và phát hiện sự bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất và đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành có liên quan để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Tĩnh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố nằm ở toạ độ 180 24’vĩ độ Bắc, 1050 56’ kinh độ Đông. Cách Hà Nội 360 km và Vinh 50 km về phía Bắc.
+ Phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà; + Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên;
+ Phía Đông giáp huyện Thạch Hà; + Phía Tây giáp huyện Thạch Hà;
3.1.1.2. Địa hình
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.
Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.
3.1.1.3. Khí hậu
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.
*. Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình năm là: 23,80C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C. + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là: 39,70C. + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 70C.
* Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%.
+ Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85% - 93%.
*. Nắng:
+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông là: 93h. + Số giờ nắng trung bình trong các mùa hè là: 178h.
* Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18mm. + Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất là: 24,97mm. + Lượng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm.
*. Mưa:
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng mưa nhiều, mưa lớn. + Lượng mưa trung bình năm là 2661mm.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất 1450mm. + Lượng mưa ngày lớn nhất 657,2mm.
*. Gió, bão:
Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền trung. + Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão (1971).
+ Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.
+ Gió: Hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc.
+ Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7).
+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Phát triển kinh tế
Bảng 3.1. Bảng cơ cấu sản xuất của các ngành Thành phố qua các năm.
Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại, dịch vụ 2009 100 13,61 56,65 29,74 2010 100 11,42 57,76 30,83 2011 100 8,04 61,14 30,83 2012 100 6,19 62,34 31,47 2013 100 6,12 61,81 32,07
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2013)
Trong 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mục tiêu. Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt trên 13% kế hoạch của cả nhiệm kỳ 5 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 16,3% năm. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, đến nay tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản chiếm 62%, thương mại dịch vụ chiếm 30%, nông nghiệp- thủy sản chiếm 8%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2013 đạt 20 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2009.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: phát triển về quy mô, chất lượng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các ngành: dược, cơ khí, nhôm kính, mộc gia dụng, may mặc... tiếp tục phát triển. Phần lớn các cơ sở sản xuất đã quan tâm đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%, giá trị sản xuất CN-TTCN 5 năm qua đạt 1.265 tỷ đồng, tăng 6 lần so với giai đoạn 5 năm (2009 - 2013).
b. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị:được tập trung chỉ đạo. Đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với đầu tư hạ tầng, chỉnh trang các tuyến giao thông, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hoàn thành quy hoạch chung Thành phố và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch 6 khu đô thị mới với diện tích 755 ha (khu đô thị Hàm Nghi, Nam Cầu Phủ, đường bao phía Tây, khu đô thị 02 bên đường Ngô Quyền, đường Nguyễn Du, đường Hải Thượng Lãn Ông kéo dài). Quy hoạch chi tiết phường Văn Yên gắn với chợ Trung tâm Thành phố, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc Nguyễn Du. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2020, quy hoạch hệ thống cây xanh thành phố, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp...
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn trong 5 năm (2005 - 2010) đạt trên 2.500 tỷ đồng (gấp 2 lần so với 5 năm từ 2000 đến năm 2005), trong đó vốn do thành phố quản lý gần 1.000 tỷ đồng, vốn huy động trong nhân dân mỗi năm trên 20 tỷ đồng. Nâng cấp công trình hạ tầng đô thị, xây dựng các khu tái định cư; nâng cấp đê Đồng Môn, xây dựng hệ thống thoát nước vệ sinh môi
trường thuộc dự án Cải thiện môi trường đô thị Miền Trung... Phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện một số công trình trọng điểm như: Đường Hàm Nghi, đường Ngô Quyền, đường Nguyễn Du kéo dài, đường Bao phía Tây, đường Tránh Quốc Lộ IA, Tỉnh lộ 9, Trung tâm thương mại BMC và nhiều công trình khác.
c. Thương mại - dịch vụ Phát triển mạnh và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 2,4 lần, tổng mức bán lẽ hàng hóa tăng 3,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước (2009 - 2013). Các loại hình dịch vụ như vận tải, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thông tin truyền thông... có bước phát triển vượt bậc; hệ thống bán buôn, bán lẽ được mở rộng.
Đã hoàn thành cơ bản và đưa vào sử dụng hạ tầng Chợ Trung tâm, xây dựng mới Chợ Kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung, Chợ Cầu Đông, Chợ Bắc Hà giai đoạn I, khởi công xây dựng Trung tâm thương mại Minh Khai và nâng cấp xây dựng một số chợ ở phường, xã.
d. Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sảnphát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt trên 4,7% trên năm, năng suất lúa bình quân đến năm 2013 đạt trên 48 tạ/ha. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực; lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, kinh tế VAC tiếp tục đạt kết quả khá. Ở các địa phương xuất hiện thêm nhiều mô hình chăn nuôi tập trung kết hợp với trồng trọt, sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh.
Cơ chế, chính sách khuyến nông của Thành phố ngày càng phát huy rõ tác dụng. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng, chông thiên tai được nâng cấp; bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Công tác bảo vệ thực vật và thú y có nhiều chuyển biến; công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai hiệu quả, khống chế kịp thời không để dịch bệnh bùng phát.
e. Lĩnh vực tài chính, ngân sách, tín dụng ngân hàng phát triển tốt. Cơ chế tài chính đặc thù theo quyết định số 775/QĐ-UBND của UBND Tỉnh giành cho
Thành phố Hà Tĩnh được triển khai, phát huy hiệu quả. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng trên 20% (trong đó: thu từ thuế, phí, lệ phí tăng hàng năm trên 50%); tổng thu ngân sách thành phố theo phân cấp đến nay đạt trên 320 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Triển khai và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, quản lý ngân sách nhà nước. Khai thác có hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, ban hành cơ chế quản lý, khai thác quỹ đất qua hình thức đấu giá, giao đất sát giá thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Quản lý tốt các khoản huy động đóng góp của nhân dân. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 7 chi nhánh ngân hàng cấp I (trong đó có 3 ngân hàng thương mại cổ phần) hoạt động.
3.1.2.3. Hiện trạng dân số, lao động: * Dân số:
Theo kết quả điều tra dân số năm 2013, thành phố Hà Tĩnh có dân số 91.288 người. Bao gồm 10 phường và 6 xã. Trong đó: Nội thị: 65.720 người (gồm 10 phường), ngoại thị: 25.568 người (gồm 6 xã).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,18%0. - Tỷ lệ tăng cơ học là: 1,36%.
- Mật độ dân cư đô thị là: 10.076 người/km2.
Mật độ dân số đô thị ở thành phố Hà Tĩnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở 3 phường trung tâm (phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang), có mật độ dân số đô thị từ 6.335-6.515 người/km2 đất xây dựng đô thị. Phường có mật độ dân số đô thị cao nhất là phường Bắc Hà: 10.754người/ha; phường có có mật độ dân số đô thị thấp nhất là phường Thạch Quý: 29 người/ha.
Bảng 3.2: Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Hà Tĩnh Đơn vị Diện tích tự nhiên ( Km2) Dân số trung bình (Người ) Mật độ Dân số ( người/ km2) Tổng số (I+II) 56.543 89,228 1,578 I. Thành thị 24.907 63,830 2,563 Phường Bắc Hà 0.964 10,367 10,754 Phường Nam Hà 1.095 7,134 6,515
Phường Tân Giang 0.990 6,272 6,335
Phường Trần Phú 1.073 6,195 5,774
Phường Hà Huy Tập 2.008 4,955 2,468
Phường Đại Nài 4.264 7,481 1,754
Phường Nguyễn Du 2.203 5,446 2,472
Phường Thạch Linh 6.193 5,634 910
Phường Thạch Quý 3.581 6,873 1,919
Phường Văn Yên 2.536 3,476 1,371
II. Nông thôn 31.636 25,398 803
Xã Thạch Trung 6.136 7,838 1,277 Xã Thạch Môn 5.530 2,770 501 Xã Thạch Hạ 7.691 5,598 728 Xã Thạch Đồng 3.357 3,415 1,017 Xã Thạch Hưng 5.206 3,321 638 Xã Thạch Bình 3.716 2,458 661
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)
* Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố là: 39.067 người, chiếm tỷ lệ khoảng 43% trong tổng dân số.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động làm việc trong ngành của toàn thành phố Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số 31,061 33,386 34,679 36,739 39,067 Phân theo ngành 31,061 33,386 34,679 36,739 39,067
Nông nghiệp, lâm nghiệp 14,214 14,164 13,560 13,451 13,550
Thuỷ sản 486 460 482 678 685
Công nghiệp 1,698 1998 2475 2658 2,838
Xây dựng 2,863 3,245 3,710 4,121 4,742
Thơng nghiệp sữa chữa xe có
động cơ và đồ dùng cá nhân 4,469 4,821 4,987 5,521 5,824
Khách sạn nhà hàng 1,976 2,186 2,419 2,854 3,012
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 867 1,197 1,208 1,057 1,354
Tài chính, tín dụng 335 441 504 571 599
Hoạt động khoa học và công nghệ 19 38 50 54 85
Quản lý nhà nớc, ANQP 1,509 1,721 1,921 2,122 2,310
Giáo dục và đào tạo 1,195 1,358 1,428 1,488 1,518
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 708 899 936 982 1,054
Văn hoá TDTT 82 88 102 126 168
Đảng, đoàn thể 426 568 609 708 830
Hoạt động khác 218 202 288 348 498
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)
3.1.2.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:
* Nhàở.