Xác định cấu trúc của các chất đã phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cây lược vàng (Trang 33)

3.2.3.1.Cấu trúc của chất VLV3

Chất VLV3 được phân lập dưới dạng tinh thể hình lăng trụ, màu trắng, nóng chảy ở 253-254 o

C. Phổ khối ESI-MS cho pic giả phân tử [M-H]- tại m/z 333 cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C NMR và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của chất là C19H26O5. Phổ 1H NMR của VLV3 cho tín hiệu cộng hưởng của 2 nhóm metyl [δH 0,89 (3H, s, H-18); 1,00 (3H, s, H-19), hai proton của các nhóm metin liên kết với oxi [δH 3,84 (1H, dt, J = 7,5; 4,0 Hz, H-2); 3,97 (1H, q,

J = 2,5 Hz, H-3)], một proton của nhóm metin [δH 3,18 (1H, ddd, J = 10,5;6,5; 2,8 Hz, H-9)] và một proton của một liên kết đôi thế 3 lần [δH 5,92 (1H, d, J = 2,5 (Hz, H-7)]. Phổ 13C NMR và DEPT cho tín hiệu cộng hưởng của 19 cacbon thuộc về 2 nhóm metyl, 5 nhóm metin trong đó có 2 nhóm liên kết với oxy [δC 68,16 và 68,40] và một nhóm metin dạng olephin [δC 122,25], 6 nhóm metylen, một cacbon bậc bốn dạng olephin [δC 164,44], một cacbon bậc bốn liên kết với oxy [δC 80,24], 2 nhóm cacbonyl [δC 205,81 và 220,21] và 2 cacbon bậc bốn khác. Các tín hiệu cộng hưởng trên phổ HSQC và HMBC cho biết đây là một chất có khung steroit. Trên phổ HMBC proton của nhóm metyl (H-19) tại δH 1,00 (3H, s) có tương tác với các tín hiệu tại δC 39,17 (C-10), δC 35,53 (C-9), δC 37,11 (C-1) và δC 51,67 (C-5). Proton của nhóm metyl (H-18) tại δH 0,89 (3H, s) có tương tác với các tín hiệu tại δC 24,71 (C-12), δC 53,93 (C-13), δC80,24 (C-14) và δC220,21 (C-17). Proton dạng olephin (H-7) tại δH 5,92 (1H, d, J = 2,5 Hz) có tương tác với các tín hiệu tại δC 35,53 (C-9), δC 51,67 (C-5) và δC 80,24 (C-14). Kết hợp tất cả các dữ liệu phổ trên cho phép xác định chất VLV3 là Rubrosterone. Rubrosterone được coi là chất ecdysteroit chuyển hóa và đã từng được phân lập từ các cây Pfaffia glomerataSerratula tinctoria

3.2.3.1.Cấu trúc của chất VLV2

Chất VLV2 được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng. Khổ khối ESI-MS cho pic giả phân tử [M-H]- tại m/z 349 cùng với các dữ liệu trên phổ 13C NMR và DEPT xác định được công thức phân tử tương ứng của chất là C19H26O6. Phổ 13C NMR và DEPT cho phép xác định sự có mặt của 19 cacbon trong phân tử thuộc về 2 nhóm metyl [δC 17,13 và 17,58], 4 nhóm metin trong đó có 2 nhóm liên kết với oxy [δC68,32 và 70,13] và một nhóm metin dạng olephin [δC 121,00], 6 nhóm metylen và 7 cacbon bậc bốn gồm có 2 cacbon gắn với oxy [δC 80,29 và 80,40], một cacbon dạng olephin [δC 164,23], 2 nhóm cacbonyl [δC 202,5 và 219,97] và 2 cacbon bậc bốn khác. Phổ 1H NMR dễ dàng nhận thấy tín hiệu cộng hưởng của 2 nhóm metyl [δH 0,89 (3H, s, H-18) và 0,96 (3H, s, H-19)], proton của 2 nhóm metin liên kết với oxy [δH3,94 (1H, ddd, J = 8,7; 8,3; 3,3 Hz, H-2); 4,01 (1H, q, J = 3,0 Hz, H-3)], một proton dạng olephin [δH5,98 (1H, d, J = 3,0 Hz, H-7).Tín hiệu cộng hưởng của các proton khác xuất hiện dưới dạng các multiplet hoặc overlap (chồng chéo lên nhau) ở vùng trường cao. Phổ của chất VLV2 rất giống phổ của chất VLV3 ngoại trừ sự mất đi của một nhóm metin và thay vào đó là một cacbon bậc bốn và phân tử lượng của VLV2 lớn hơn phân tử lượng của VLV3 16 mu. Điều này chứng tỏ một nguyên tử hidro của VLV3 đã được thay thế bởi một nhóm hydroxy để tạo ra chất VLV2. Kết hợp các dữ liệu phổ trên cùng với việc phân tích các phổ HSQC và HMBC đã xác định được chất VLV2 là 5β- hydroxyrubrosterone. Chất này đã từng được phân lập từ cây Serratula tinctoria

Phổ 1

Bảng 3.5. Dữ liệu phổ 1H NMR (500MHz) và 13C NMR (125 MHz) của VLV2 VLV3 Vị trí VLV2 (MeOD) VLV3 (MeOD) δH ppm (m, J= Hz) δCppm δH ppm ( m, J=Hz) δCppm 1 1,73 (o) 34,14 Hα:1,46(dd; 12,0; 12,5) Hβ:1,82(dd; 13,5; 4,0) 37,11 2 3,94(ddd; 8,8,7; 8,3; 3,3) 68,32 3,84(dt; 7,5; 4,0) 68,40 3 4,01(q; 3,0 Hz) 70,13 3,97 (q; 2,5 ) 68,16 4 Hα: 2,07(dd; 15,0; 3,0) Hβ: 1,8(qd; 15,0; 3,0) 36,13 1,74(dd; 8,5; 3) 32,52 5 80,40 51,67 6 202,05 205,81 7 5,98(d; 3,0 Hz) 121,00 5,92(d, 2,5) 122,25 8 164,23 164,44 9 3,23(ddd; 11,5; 7,0; 2,5) 39,62 3,18 (ddd, 10,5;6,5; 2,8) 35,53 10 45,58 39,17 11 Hα:1,94 (dddd; 13,5; 6,7; 4,8; 2,1) Hβ:1,73( ddd; 13,5; 11,5; 4,9) 21,67 Hα: 1,67 (m) Hβ: 1,91 (m) 20,47 12 Hα:2,14(td; 13,5; 5,0) Hβ: 1,59(ddd; 13,0;4,9;2,0) 25,03 Hα: 2,16 (m) Hβ: 1,61 (1H, m) 24,71 13 54,05 53,93 14 80,29 80,24 15 Hα: 2,02(o) Hβ: 2,3(o) 29,07 Hα:2,29(m) Hβ:2,05(dd, 8,0; 12,5) 28,94 16 Hα: 2,37(o) Hβ: 2,51(m) 33,94 Hα: 2,53(m) Hβ: 2,38(m) 33,89 17 219,97 220,21 18 0,89 (s) 17,58 0,89(s) 17,62 19 0,96 (s) 17,13 1,00(s) 24,54

3.2.3.3. Cấu trúc của chất VLV4

Chất VLV4 được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng. Phổ 13C NMR và DEPT cho tín hiệu cộng hưởng của 27 cacbon tương ứng với 5 nhóm metyl, 7 nhóm metin trong đó có 3 nhóm metin liên kết với oxi [δC 68,51; 68,70 và 77,92] và một nhóm metin dạng olephin [δC 122,13], 8 nhóm metylen và7 cacbon bậc bốn bao gồm có một nhóm cacbonyl [δC 206,47], 3 cacbon liên kết với oxi [δC 71,30; 78,41 và 85,24], một cacbon dạng olephin [δC 167,97] và hai cacbon bậc bốn khác. Phổ khối ESI-MS cho pic giả ion phân tử [M-H]- tại m/z 479. Kết hợp các dữ liệu phổ trên cho phép xác định công thức phân tử của VLV4 là C27H44O7. Phổ 1H NMR dễ dàng nhận thấy tín hiệu cộng hưởng của các proton thuộc 5 nhóm metyl dưới dạng các singlet [δH0,91 (3H, s, H-18); 0,98 (3H, s, H-19); 1,21 (3H, s, H-26); 1,22 (3H, s, H-21); 1,23 (3H, s, H-27)], các proton của 3 nhóm metin liên kết với oxy [δH3,33 (1H, dd, J = 11,0; 1,7 Hz, H-22); 3,85 (1H, ddd, J = 12,0; 4,0; 3,2 Hz, H-20); 3,96 (1H, br s, H-3)], proton của nhóm metin dạng olephin [δH5,82 (1H, d, J

= 2,0 Hz, H-7)] và proton của một nhóm metin khác [δH3,17 (1H, ddd, J = 12,0; 4,0; 3,2 Hz, H-9)]. Các proton còn lại trong phân tử cộng hưởng dưới dạng multiplet hoặc overlap ở vùng trường cao [δH 1,29-2,45]. Phân tích các phổ HSQC và HMBC cho phép xác định VLV4 là một hợp chất ecdysteroit có tên là 20-hydroxyecdysone. Chất này đã từng được phân lập từ cây Serratula tinctoria [20] và hạt Kancolla

3.2.3.4.Cấu trúc của chất VLV5

Chất VLV5 được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng, nóng chảy ở 264-265oC Giống như chất VLV4, phổ 13C NMR cho biết sự có mặt của 27 cacbon. Các cacbon này được phân biệt thành 5 nhóm metyl, 6 nhóm metin trong đó có 3 nhóm metin liên kết với oxi [δC 68,39; 70,21 và 78,41] và một nhóm metin dạng olephin [δC 120,54], 8 nhóm metylen và 8 cacbon bậc bốn bao gồm có một nhóm cacbonyl [δC 202,38], 4 cacbon liên kết với oxi [δC 71,29; 77,88; 80,27 và 85,04], một cacbon dạng olephin [δC 167,97] và hai cacbon bậc bốn khác [δC 45,41 và 48,60]. Như vậy chất VLV5 khác với chất VLV4 ở một nhóm metin đã bị thay thế bởi một cacbon bậc bốn có liên kết với oxi hay nói cách khác là một proton metin ở

VLV4 đã bị thế bởi một nhóm hidroxi để tạo nên chất VLV5. Tương tự như phổ của VLV4, phổ 1H NMR của VLV5 có tín hiệu cộng hưởng của các proton thuộc 5 nhóm metyl [δH0,91 (3H, s, H-19); 0,94 (3H, s, H-18); 1,21 (3H, s, H-21); 1,21 (3H, s, H-26); 1,22 (3H, s, H-27)], proton của 3 nhóm metin liên kết với oxi [δH3,35 (1H, t, J = 8,0 Hz, H-21); 3,39 (1H, m, H-2); 4,00 (1H, d, J = 3,0 Hz, H-3)], proron của 2 nhóm metin [δH 2,40 (1H, m, H-17) và 3,20 (1H, ddd, J = 15,0; 7,5; 2,5 Hz, H-9)] và proton của nhóm metin oplephin [δH 5,87 (1H, d, J = 3,0 Hz, H-7)]. Ngoài ra, tín hiệu cộng hưởng của các proton khác trong phân tử xuất hiện dưới dạng các multiplet và overlap ở vùng trường cao [δH 1,25-2,20]. Kết hợp các dữ kiện phổ trên cùng với việc phân tích các phổ cộng hưởng từ hai chiều HSQC và HMBC cho phép kết luận VLV5 là dẫn xuất chứa nhóm hydroxy ở vị trí C-5 của VLV4 có tên gọi là Polypodine B. Chất này đã từng được phân lập từ cây Serratula tinctoria

Bảng 3.6.Dữ liệu phổ 1 H NMR (500 MHz) và 13C NMR (125 MHz) của VLV4VLV5 Vị trí VLV4 (MeOD) VLV5 (MeOD) δHppm (m, J = Hz,) δC ppm δHppm (m, J=Hz) δC ppm 1 Hα:1,47(o) Hβ: 1,82(1H, o) 37,37 34,19 2 3,85(ddd; 12,0; 4,0; 3,2) 68,70 3,39(1H, m) 68,39 3 3,96(br s) 68,51 4,00(d; 3,0 Hz) 68,39 70,21 4 Hα:1,70(o) Hβ:1,75(o) 32,82 1,75(2H, o) 21,43 5 2,39(o) 51,78 80,27 6 206,47 202,38 7 5,82(d; 2,0) 122,13 5,87(d; 3,0) 120,54 8 167,97 167,54 9 3,17(ddd; 12,0; 4,0; 3,2) 35,10 3,20(ddd; 15,0; 7,5; 2,5) 38,97 10 39,27 45,41 11 21,49 Hα:1,7(o) Hβ: 1,85(o) 22,48 12 Hα:1,91( m) Hβ: 2,14(td, 13,0; 5,0) 32,50 Hα:1,9 (m) Hβ: 2,15(o) 32,57 13 48,83 48,60 14 85,24 85,04 15 Hα:1,61(m) Hβ:1,99(o) 31,77 Hα:1,61 (o) Hβ: 1,99(o) 31,70 16 021,49 Hα: 1,77(o) Hβ: 2,10(dd) 36,16 17 2,42(o) 50,53 2,40(m) 50,42 18 0,91 (s) 18,04 0,94(s) 18,02 19 0,98(s) 24,39 0,91(s) 16,93 20 78,41 3,35(t) 78,41 21 1,22(s) 21,05 1,21(s) 21,03 22 3,33(dd, 11,0; 1,7) 77,92 77,88 23 Hα:1,68(o) Hβ:1,31(qd; 13,0; 4,0) 27,34 Hα: 1,44 (td; 12,5; 4,0) Hβ: 1,82 ( o) 42,36 24 Hα: 1,43(o) 42,37 Hα:1,31 (m) 27,34

Hβ: 1,85(o) Hβ:1,64 (o) 25 71,30 Hα: 1,61 (m) Hβ: 1,99(o) 71,29 26 1,21(s) 28,99 1,21 (s) 28,97 27 1,23(s) 29,67 1,22 ( s) 29,68

Hai chất VLV1VLV6 đã được nhận dạng là β-sitosterol và β-sitosterol-3-

O-β-D glucopyranoside bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng theo cách chấm so sánh với các chất chuẩn có sẵn.

β-sitosterol

β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside

3.3. Bàn luận

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Lược vàng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Việc phân lập và xác định cấu trúc của các chất có trong các bộ phận của cây để nghiên cứu các tác dụng sinh học sẽ là cơ sở khoa học chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng trong dân gian.

Trong khóa luận này, chúng tôi đã dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng để khảo sát và sắc ký cột trên các chất hấp phụ khác nhau để phân tách hỗn hợp và phân lập được 6 chất sạch từ cắn chiết etyl axetat của vòi cây Lược vàng có kí hiệu VLV1-

VLV6. Cấu trúc của chúng đã được xác định là β-sitosterol (VLV1), 5β- hydroxyrubrosterone (VLV2), rubrosterone (VLV3), 20-hydroxyecdysone (VLV4), polypodine B (VLV5) và β-sitosterol glucoside (VLV6) dựa trên sự kết hợp các dữ liệu phổ NMR (1D và 2D NMR) và phổ khối lượng (ESI-MS).

Trong số các chất đã phân lập thì β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-D- glucopyranoside là hai chất rất phổ biến trong các loài thực vật bậc cao. Các chất còn lại đều thuộc lớp chất ecdysteroit. Ecdysteroit là các steroid hóc môn có tác

dụng điều chỉnh quá trình lột xác, hóa thân và sinh sản cũng như đình chỉ các quá trình đó ở các loài động vật chân đốt. Ở các loài động vật không xương sống, chúng cũng đóng vai trò tương tự. Ở thực vật, ecdysteroit có mặt trong khoảng 5-6% số loài, thường với hàm lượng cao hơn nhiều so với ở động vật chân đốt và được xem như là các chất bảo vệ cây khỏi các loài động vật ăn thịt. 20-hydroxyecdysterone là chất ecdysteroid phổ biến nhất trong số các ecdysteroit đã được phân lập. Kết quả nghiên cứu về ecdysteroit nói chung đã cho thấy loại hóc môn steroid này có trong 90% các loài động vật. Tổng quan tài liệu quốc tế cho thấy lớp chất Ecdysteroit không độc đối với người và động vật bậc cao, có nhiều hoạt tính sinh học và dược lý có lợi cho cơ thể, có nhiều chế phẩm Ecdysteroit (từ các nguồn khác nhau) để hỗ trợ, tăng cường sức khoẻ… đã được thương mại hoá [14].

Như vậy, rất có thể sự có mặt của các ecdysteroit trong vòi cây Lược vàng có liên quan đến các tác dụng chữa bệnh trong dân gian của cây này. Do đó, việc nghiên cứu về tác dụng sinh học của các chất ecdysteroid đã phân lập là rất quan trọng đối với việc làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các mục tiêu ban đầu:

- Đã điều chế được các cắn chiết từ vòi cây Lược vàng (Callisia fragrans

(Lindl.)Woodson) là cắn n-hexan, etyl axetat và metanol.

- Đã phân tách cắn chiết etyl axetat và phân lập được 6 chất sạch.

- Đã xác định được cấu trúc của các chất là β-sitosterol (VLV1), 5β- hydroxyrubrosterone (VLV2), rubrosterone (VLV3), 20-hydroxyecdysone (VLV4), polypodine B (VLV5) và β-sitosterol glucoside (VLV6).

Như vậy, kết quả chúng tôi đã đạt được khác là mới so với các công bố trước đây về cây Lược vàng.

ĐỀ XUẤT

- Tiếp tục nghiên cứu thành phần các cắn chiết còn lại là n-hexan và metanol cũng như thành phần hóa học các bộ phận khác của cây.

- Nghiên cứu tác dụng sinh học của các cắn chiết cũng như các chất sạch đã phân lập để có thể đưa ra kết luận về các tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật bậc cao, NXB ĐH và THCN, Hà Nội.

2. Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Minh Khởi (2008), “Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Lược vàng Callisia fragrans (Lindl) Woods.”, Tạp chí Dược liệu, 13(6), tr. 276- 279.

3. Trần Thị Ánh Hồng (2011), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học trong thân và lá cây Lược vàng ở tỉnh Quảng Nam, Luận án Thạc sĩ Hoá hữu cơ, trường ĐH Đà Nẵng.

4. Hoàng Thị Diệu Hương, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Nguyễn Minh Khởi (2011) “Thành phần hoá học của thân bồ Lược vàng”, Tạp chí Dược liệu, 16(5), tr. 310-414.

5. Trần Thu Hương, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Trần Thị Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Hồ Đức Cường (2009)” Ginsenoside Rg1 và L-Tryptophan từ cây Lược vàng (Callisia fragrans)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, (74), tr. 107-112.

6. Trần Thu Hương, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Trần Thị Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Châu Văn Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Phương Thảo (2011)

“Phương pháp chiết tách hợp chất 3beta,6alpha,12beta,20S-

tetrahydroxydamar-24-en-6-O-[beta-D-glucopyranosit]-20-O-[beta-D-

glucopyranosit] (Ginsenosid Rg1) từ cây lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Wood.)”, Bằng độc quyền sáng chế, số 9593.

7. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), “Độc tính cấp và bán trường diễn của lá và thân bồ Lược vàng”, Tạp chí Dược liệu, 16 (1+2), tr. 38- 44.

8. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thuý, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxi hoá của lá và thân bồ lược vàng”, Tạp chí Dược liệu, 16, (1+2), tr. 50-57. 9. Châu Văn Minh, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Tiến Đạt, Phan Văn Kiệm, Trần

Thu Hương, Lê Văn Sang, Lê Huyền Trâm, Ninh Khắc Bản (2009), “Isoorientin phân lập từ cây Lược vàng và những hoạt tính đáng chú ý của hợp chất này”, Tạp chí hóa học, 4A(47), tr. 400- 404.

Tiếng Anh:

10. András S., Attila V., Zoltán B., Miklós D., Gábor T., Mária B.(2011), “Ecdysteroids from Polypodium vulgare L.”, Steroids, 76, pp. 1419-1424. 11. Chernenko T.V., UI’ chenko N.T., Glushenkova A.I., and Redzhepov D., (2007)

“Chemical investigation of Callisia fragrans”, Chem. Nat. Comp., 43 (3), pp.253-255.

12. Flora of China Editorial Committee (2000), In Flora of China, Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

13. Flora of North America Editorial Committee (2000), In Flora of North America,

Oxford University Press.

14. Laurence Dinan and René Lafont (2006), “Effects and applications of arthropod steroid hormones (ecdysteroids) in mammals”, Journal of Endocrinology,

191, pp. 1-8.

15. Irene Dini, Gian Carlo Tenore, Antonio Dini(2005), “Nutritional and antinutritional composition of Kancolla seeds: an interesting and underexploited andine food plant”, Food Chemistry, 92, pp. 125-132.

16. Lee SE, Mason KV (2006), “Immediate hypersensitivity to leaf extracts of

Callisia fragrans (inch plant) in a dog”, Veterinary Dermatology, 17, pp. 70-78.

17. Misin VM, Sazhina NN (2010), “Content and acititivy of low-molecular antioxidant in juices of medicinal plants”, Russian Journal of Physical Chemistry, 4, 797-800.

18. Nikolaeva IG, Nikolaeva GG (2009), “Amino acids and trace element from Callisia fragrans”, Chem. Nat. Comp., 45, 939-940.

19. Olennikov D.N., Ibragimov T.A., Zilfikarov I.N. (2008), “Chemical composition of Callisia fragrans juice 1. Phenolic compounds”,

Chelombit’ko V.A Chem. Nat. Comp., 44, 776-777.

20. Rudel D., Bathori M., Gharbi J., Girault J. P., Racz I., Melis K., Szendrei K., and Lafont R. (1992), “ New ecdysteroids from Serratula tinctoria”, Planta medica, 58, pp. 358-364.

21. Yarmolinsky L, Zaccai M, Ben-Shabat S, Huleihel M (2010), “Anti-hepertic acitivity of Callisia fragrans and Simmondsia chinensis leaf extracts in vitro”, The Open Virology Journal, 4, pp. 57-62.

22. Yoshinori S., I. Shun-Suke, K. Keiko, N. Yukari et al., “A nortriterpenoid, triterpenoids and ecdysteroids from Pfaffia glomerata”, Phytochemistry, 32(6), pp. 1527-1530, 1993.

Tiếng Nga:

23. Шантанова Л.Н., Раднаева Д.Б., Цыбикова Е.Н. (2008), “Актопротекторные свойства сока из побегов Callisia Fragrans L.”, Сибирский медицинский журнал,(6), 85-87.

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu kết quả giám định tên khoa học

Phụ lục 2: Phổ 1H NMR của chất VLV2

Phụ lục 3: Phổ 13C NMR của chất VLV2

Phụ lục 4: Phổ DEPT của chất VLV2

Phụ lục 5: Phổ HSQC của chất VLV2

Phụ lục 6: Phổ HMBC của chất VLV2

Phụ lục 7: Phổ khối ESI-MS của chất VLV2

Phụ lục 8: Phổ 1H NMR của chất VLV3

Phụ lục 9: Phổ 13C NMR của chất VLV3

Phụ lục 10: Phổ DEPT của chất VLV3

Phụ lục 11: Phổ HSQC của chất VLV3

Phụ lục 12: Phổ HMBC của chất VLV3

Phụ lục 13: Phổ khối ESI-MS của chất VLV3

Phụ lục 14: Phổ 1H NMR của chất VLV4

Phụ lục 15: Phổ 13C NMR của chất VLV4

Phụ lục 16: Phổ DEPT của chất VLV4

Phụ lục 17: Phổ HSQC của chất VLV4

Phụ lục 18: Phổ HMBC của chất VLV4

Phụ lục 19: Phổ khối ESI-MS của chất VLV4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cây lược vàng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)