Thử nghiệm hiệu lực in vitro của 5 dẫn xuất 32, 33, 39c, 39d, 39e

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá đa dạng sinh học của loài gymnema SP ở việt nam thông qua chỉ thị hình thái và chỉ thị ADN (Trang 29)

Nuôi cấy P. falciparum kháng CHQ (K1) trong labô luôn được duy trì liên tục và trước khi thử thuốc 2 ngày phải đạt mật độ KST 3 – 5%. Dưới đây là kết quả duy trì chủng K1 trong 10 ngày trước khi thử thuốc.

Bảng 3.1. Mật độ KST chủng P. falciparum kháng CHQ trong 10 ngày trước khi thử thuốc

Ngày Tổng số HC đếm Số HC nhiễm Mật độ KST (%) Lưu ý 1 10000 240 2,4

2 10000 750 7,5 Cấy chuyển xuống

0,5%

4 10000 290 2,9

5 10000 580 5,8 Cấy chuyển xuống

0,5%

6 10000 90 0,9

7 10000 370 3,7

8 10000 620 6,2 Cấy chuyển xuống

0,5%

9 10000 60 0,6

10 10000 340 3,4

Nhận xét:

Qua bảng 3.1 trong 10 ngày trước tiến hành thực nghiệm theo dõi qui trình nuôi chủng K1 thấy chủng được nuôi duy trì đúng qui trình, đảm bảo mật độ KST ổn định để tiến hành đưa vào thử với các thuốc theo yêu cầu. Kết quả về mật độ KST 2 ngày trước thử thuốc thỏa mãn mục tiêu đặt ra để đem đi thử nghiệm với thuốc ART và dẫn xuất.

Tiếp theo tiến hành thử hoạt tính của thuốc trên KST P. falciparum kháng CHQ (K1) nuôi cấy theo phương pháp thử thuốc 48 giờ của Nguyễn Đình Phúc với dãy nồng độ 3 x 10-9, 10 x 10-9, 30 x 10-9, 100 x 10-9, 300 x 10-9, 1000 x 10-9 mol/L.

Tiến hành nuôi cấy KST với 5 dẫn xuất và ART, sau 48 giờ tiến hành làm lam giọt mỏng xác định đáp ứng của chủng với các thuốc thử bằng cách xác định tỉ lệ ức chế KST của từng thuốc thử ở mỗi nồng độ nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 3.2. Sự đáp ứng của chủng P. falciparum K1 trên in vitro với chất 32

Giếng CM (nmol/L) Tỉ lệ ức chế KST (%) SD CM 1 2 3 4 32 ART CM

(nmol/L) 32 ART 32 ART 32 ART 32 ART

3 37 30 34 25 32 18 35 32 34,5 1,0 26,2 3,1

10 46 49 43 43 47 38 42 47 44,5 1,2 41,8 2,7

100 79 84 79 91 81 80 89 81 82 2,4 84 2,5

300 98 95 95 98 92 87 96 95 95 1,3 93,8 2,3

1000 100 100 100 100 96 96 100 100 99 1,0 98,7 1,3

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ ức chế chủng P. falciparum K1 của chất 32

Nhận xét:

Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy:

Hoạt chất 32 ở nồng độ thấp nhất (3 nmol/L) đã có tác dụng ức chế chủng K1 với tỉ lệ 34,5%, khi nồng độ càng cao thì tỉ lệ ức chế KST của chất 32 càng tăng. Ở nồng độ 300 nmol/L thì tỉ lệ ức chế KST đã đạt 95%, nhưng khi tăng lên nồng độ cao nhất là 1000 nmol/L thì vẫn chỉ đạt 99% chưa đạt mức 100%. So sánh với tỉ lệ ức chế chủng K1 của ART thì tỉ lệ ức chế KST của chất 32 ở 2 nồng độ thấp (3 và 10 nmol/L) cao hơn ART, còn ở các nồng độ còn lại thì không có sự khác biệt nhiều.

Bảng 3.3. Sự đáp ứng của chủng P. falciparum K1 trên in vitro với chất 33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giếng CM

(nmol/L)

Tỉ lệ ức chế KST (%) SD

CM 1 2 3 4

(nmol/L) 33 ART 33 ART 33 ART 33 ART 33 ART

3 21 30 29 25 27 18 24 32 25,2 1,7 26,2 3,1

10 38 49 38 43 37 38 39 47 38 0,4 41,8 2,7

100 79 84 76 91 80 80 81 81 79 1,1 84 2,5

300 95 95 95 98 97 87 98 95 96,5 1,0 93,8 2,3

1000 100 100 98 100 100 96 100 100 99,5 0,5 98,7 1,3

Nhận xét:

Qua bảng 3.3 nhận thấy chất 33 ở nồng độ thấp (3 và 10 nmol/L) tỉ lệ ức chế chủng K1 chỉ đạt dưới 50% (25,2% và 38%) và tăng dần lên ở nồng độ cao hơn. Tuy nhiên, khi so sánh với ART thì tỉ lệ ức chế chủng K1 của chất 33 ở các nồng độ hầu hết đều thấp hơn tỉ lệ ức chế KST của ART, còn ở 2 nồng độ cao nhất (300 và 1000 nmol/L) thì tỉ lệ ức chế KST lại cao hơn.

Bảng 3.4. Sự đáp ứng của chủng P. falciparum K1 trên in vitro với chất 39c

Giếng CM (nmol/L) Tỉ lệ ức chế KST (%) SD 1 2 3 4 CM

(nmol/L) 39c ART 39c ART 39c ART 39c ART 39c ART

3 0 30 0 25 0 18 0 32 0 26,2 3,1 10 20 49 15 43 12 38 17 47 16 1,7 41,8 2,7 30 40 62 38 70 41 68 39 62 39,5 0,6 65,6 2,1 100 50 84 59 91 52 80 51 81 53 2,0 84 2,5 300 98 95 97 98 99 87 100 95 98 0,6 93,8 2,3 1000 100 100 100 100 100 96 100 100 100 98,7 1,3

Nhận xét:

Qua bảng 3.4 cho thấy chất 39c ở nồng độ 3 nmol/L không có khả năng ức chế chủng K1 và chỉ bắt đầu có tác dụng ức chế từ nồng độ 10 nmol/L (16%), sau đó thì tăng mạnh và đến nồng độ 1000 thì tỉ lệ ức chế đạt 100%. So sánh với ART thì ở 4 mức nồng độ đầu 3; 10; 30; 100 nmol/L tỉ lệ ức chế chủng K1 kém hơn hẳn, nhưng đến nồng độ 300 và 1000 nmol/L thì cũng cao hơn.

Bảng 3.5. Sự đáp ứng của chủng P. falciparum K1 trên in vitro với chất 39d

Giếng CM (nmol/L) Tỉ lệ ức chế KST (%) SD CM 1 2 3 4 CM

(nmol/L) 39d ART 39d ART 39d ART 39d ART 39d ART

3 0 30 0 25 0 18 0 32 0 26,2 3,1 10 6 49 0 43 5 38 0 47 2,75 1,6 41,8 2,7 30 39 62 28 70 28 68 40 62 33,7 3,3 65,6 2,1 100 87 84 88 91 90 80 96 81 90 2,0 84 2,5 300 98 95 98 98 99 87 100 95 99 0,4 93,8 2,3 1000 100 100 100 100 100 96 100 100 100 98,7 1,3 Nhận xét:

Qua bảng 3.5 cho thấy chất 39d ở nồng độ 3 nmol/L cũng không có khả năng ức chế chủng K1. Ở 2 nồng độ 10 và 30 nmol/L, tỉ lệ ức chế chủng K1 dưới 50%, sau đó bắt đầu tăng mạnh ở 3 nồng độ cuối (100; 300; 1000 nmol/L) từ 90%; 99%; 100%. So sánh với tỉ lệ ức chế KST của

ART thì hoàn toàn khác biệt, ở 2 nồng độ đầu 3 nmol/L, 10 nmol/L chất 39d thấp hơn ART 20 lần, nhưng đến 3 nồng độ cuối thì lại có khả năng ức chế KST cao hơn.

Giếng CM (nmol/L) Tỉ lệ ức chế KST (%) SD 1 2 3 4 CM

(nmol/L) 39e ART 39e ART 39e ART 39e ART 39e ART

3 21 30 24 25 21 18 25 32 22,7 1 26,2 3,1 10 42 49 43 43 39 38 42 47 41,5 0,9 41,8 2,7 30 59 62 63 70 59 68 63 62 61 1,1 65,6 2,1 100 79 84 85 91 86 80 87 81 84,2 1,8 84 2,5 300 87 95 97 98 94 87 99 95 94,3 2,6 93,8 2,3 1000 98 100 100 100 99 96 100 100 99,2 0,5 98,7 1,3

Bảng 3.6. Sự đáp ứng của chủng P. falciparum K1 trên in vitro với chất 39e

Nhận xét: Qua bảng 3.6 ta thấy ở nồng độ càng cao, tỉ lệ ức chế chủng K1 của chất 39e càng cao. Tương tự chất 32, ở 2 nồng độ đầu tỉ lệ ức chế chủng K1 đều dưới 50% và tăng dần ở các nồng độ cao hơn. So sánh với ART thì tỉ lệ ức chế chủng K1 của chất 39e ở hầu hết các nồng độ đều không có sự khác biệt nhiều, chỉ riêng ở nồng độ 3 và 30 nmol/L là có khả năng ức chế KST thấp hơn ART.

Từ tỉ lệ ức chế KST của các chất ART, 32, 33, 39c, 39d, 39e được xử lý số liệu bằng chương trình Probit và ANOVA để xác định nồng độ ức chế 50% KST phát triển (IC50) và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), kết quả thu được thể hiện ở các bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7. Nồng độ ức chế 50% KST phát triển của 5 dẫn xuất ở chủng K1 Mẫu thử IC50 (nmol/L) P

32 (2) 14,5 3,6 P2,1 > 0,05

33 (3) 33,8 1,8 P3,1 < 0,05

39c (4) 91,2 2,9 P4,1 < 0,05

39d (5) 65,1 4,8 P5,1 < 0,05

39e (6) 27,8 0,7 P6,1 < 0,05

Biểu đồ 3.2. Giá trị IC50 của ART và 5 dẫn xuất trên chủng P. falciparum K1

Nhận xét:

Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.2 cho thấy:

Trong 5 dẫn xuất 32, 33, 39c, 39d, 39e đem đi thử nghiệm, dẫn xuất 39c có nồng độ ức chế 50% KST phát triển cao nhất (91,2 2,9 nmol/L), chất 32 có IC50 thấp nhất (14,5 3,6 nmol/L).

So sánh với IC50 của ART thì IC50 của dẫn xuất 39c cao gấp 5 lần (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05); các dẫn xuất 33, 39d, 39e có IC50 nhỏ hơn IC50 của chất 39c nhưng vẫn cao hơn IC50 của ART (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05). Riêng dẫn xuất 32 có IC50 tương tự IC50 của ART (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05).

Như vậy trong 5 dẫn xuất thì chất 32 là chất có tác dụng ức chế P. falciparum K1 tốt nhất và tương tự ART. Còn các dẫn xuất 33, 39c, 39d, 39e đều có tác dụng ức chế chủng P. falciparum K1 thấp hơn dẫn xuất 32 và ART.

Bảng 3.8. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dẫn xuất trên chủng P. falciparum K1

Mẫu thử MIC ( nmol/L)

ART 100 32 100 33 100 39c 300 39d 300 39e 100

Biểu đồ 3.3. Giá trị MIC của ART và 5 dẫn xuất trên chủng P. falciparum K1

Nhận xét:

Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.3 cho thấy:

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 5 dẫn xuất 32, 33, 39c, 39d, 39e phân làm 2 nhóm và có độ chênh lệch rõ rệt . Nhóm 1 gồm chất 32, 33, 39e với MIC = 100 nmol/L và nhóm 2 gồm chất 39c, 39d với MIC = 300 nmol/L, trong đó nhóm 2 có MIC gấp 3 lần MIC nhóm 1. Như vậy, phải ở nồng độ gấp 3 nhóm 1, nhóm 2 mới có khả năng ức chế tối thiểu chủng K1, điều này chứng tỏ hoạt tính của nhóm 2 kém hơn nhóm 1 nhiều.

So sánh với MIC của ART thì nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của nhóm 1 bằng MIC của ART (100nmol/L), còn MIC của nhóm 2 cao gấp 3 lần ART (300 nmol/L).

Qua các kết quả IC50 và MIC của 5 dẫn xuất thử và ART, nhận thấy rằng chất 32 có hoạt lực in vitro trên chủng P. falciparum K1 mạnh nhất trong 5 mẫu thử và tương tự ART. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn dẫn xuất 32 để thử nghiệm độc tính cấp trên ĐVTN.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá đa dạng sinh học của loài gymnema SP ở việt nam thông qua chỉ thị hình thái và chỉ thị ADN (Trang 29)