Đánh giá lần 1: Hình thành thói quen rửa mặt

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non hoa hồng phúc yên vĩnh phúc (Trang 58)

7. Đóng góp của khóa luận

3.5.1.Đánh giá lần 1: Hình thành thói quen rửa mặt

Bảng 3.1: Mức độ hình thành kĩ năng rửa mặt cho trẻ đạt được sau thực nghiệm Xêp loại tiêu chí Lóp Tôt Khá Trung bình Sô lượng % Sô lượng % Sô lượng % Kĩ năng Thực nghiệm 13 52 11 44 1 4 Đôi chứng 6 24 9 36 10 40

Ket quả ở bảng 3.1 cho thấy mức độ hình thành kĩ năng chăm sóc bản thân ở trẻ đạt được là:

Nhóm đối chứng

Thông qua quá trình tổ chức cho trẻ vận dụng thói quen chăm sóc bản thân sau khi tiến hành giảng dạy và quan sát, phân tích cách trẻ tiến hành các hoạt động tôi đã thu được kết quả là chỉ có 24 % trẻ có thể thực hiện kĩ năng tương đối tốt so với trẻ khác, còn chiếm số đông 36% có thể thực hành kĩ năng khá, 40% số trẻ thực hiện được kĩ năng trung bình.

Đối với trẻ nhóm đối chứng thì khi trẻ tiến hành các kĩ năng, trẻ còn lúng túng và thực hiện các kĩ năng chậm chạp, còn cần sự giúp đỡ của giáo viên.

Nhóm thực nghiệm

Do trẻ đã nắm được các kĩ năng trong bài học nên khi thực hiện hành động trẻ không còn bỡ ngỡ mà trẻ thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo hơn. Ket quả là 52% trẻ thực hiện tốt, 44% trẻ thực hiện khá và chỉ có 4% trẻ thực hiện kĩ năng trung bình.

Như vậy, đối với nhóm trẻ thực nghiệm thì khi tiến hành các kĩ năng, trẻ đã thực hiện một cách nhanh nhẹn, khéo léo, không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.

3.5.2. Đánh giá lần 2: Hình thành thói quen rửa mặt

Đánh giá trẻ hoạt động sinh hoạt hàng ngày ngày hôm sau

Bảng 3.2: Mức độ hình thành thói quen rửa mặt cho trẻ khỉ đánh giá lần 2

Xêp loại tiêu chí Lớp Tôt Khá Trung bình Sô lượng % Sô lượng % Sô lượng % Kĩ năng Thực nghiệm 20 80 5 20 0 0 Đôi chứng 9 36 10 40 6 24

Ket quả ở bảng 3.2 cho thấy mức độ hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ có sự thay đổi

Nhóm đối chứng

Qua bảng số liệu ta thấy nhóm lóp đối chứng có sự thay đổi rất ít. Ket quả thu được có 36% trẻ có thể thực hiện tốt hơn so với trẻ khác, còn chiếm số đông 40% có thể thực hành kĩ năng khá, 24% trẻ thực hiện kĩ năng trung bình. Khi trẻ thực hiện các kĩ năng vẫn còn lúng túng và cần có sự giúp đỡ của giáo viên.

Nhóm thực nghiệm

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rõ sự thay đổi của nhóm thực nghiệm

Do trẻ đã nắm được các kĩ năng thực hiện trong bài học nên khi thực hiện hoạt động trẻ không còn bỡ ngỡ, mà trẻ thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo hơn đạt 80% trẻ thực hiện kĩ năng tốt và 20% trẻ thực hiện kĩ năng khá, không có trẻ thực hiện kĩ năng trung bình. Tuy nhiên theo quan sát và phân tích cho thấy hầu hết các trẻ đều thực hiện kĩ năng một cách khéo léo và mất ít thời gian.

3.5.3. Đánh giá lần 3: Hình thành thói quen rửa mặt

Bảng 3.3: Mức độ hình thành thói quen rửa mặt cho trẽ khỉ đánh giá lần 3

Xêp loại tiêu chí Lớp Tôt Khá Trung bình Sô lượng % Sô lượng % Sô lượng % Kĩ năng Thực nghiệm 24 96 1 4 0 0 Đôi chứng 9 35 13 52 3 12

Ket quả ở bảng 3.3 cho thấy mức độ hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ đã có sự thay đổi rất rõ nét.

Nhóm đối chửng

Qua bảng số liệu cho thấy nhóm lớp đối chứng có sự thay đổi rất rõ nét. Số trẻ có kĩ năng đạt loại tốt chiếm 35%, trẻ đạt loại khá tăng lên đến 52%, số trẻ đạt trung bình giảm xuống còn 12%.

Nhóm thực nghiệm

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rõ sự thay đổi rõ nét của nhóm lớp thực nghiệm

Do trẻ đã nắm được các kĩ năng trong bài học nên khi thực hiện hoạt động trẻ không còn bỡ ngỡ mà trẻ thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo hơn đạt 96% trẻ thực hiện kĩ năng tốt và 4 % trẻ thực hiện kĩ năng khá, không còn trẻ thực hiện kĩ năng trung bình.Theo quan sát và phân tích cho thấy, hầu hết các trẻ đều thực hiện kĩ năng một cách khéo léo và mất rất ít thời gian.

Ket quả thực nghiệm một số biện pháp hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 tuối ở trường mầm non Hoa Hồng - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có một số kết luận sau:

Trước thực nghiệm, hiệu quả hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Sau thực nghiệm hiệu quả hình thành thói quen chăm sóc bản thân ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều cao hon so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên hiệu quả của hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng ở trước thực nghiệm.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ các biện pháp có hiệu quả, khả thi, giả thuyết khoa học là đúng đắn.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ s ư PHẠM

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên CÚ11 đề tài “Hình thánh thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lóp 3 tuổi Trường Mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”, bản thân em đã rút ra những kết luận sau:

- Đưa ra quy trình thiết kế hoạt động HTTQCSBT cho trẻ 3 tuổi gồm 4 bước:

Bước 1: Giai đoạn hiểu biết cách làm. Bước 2: Hình thành kĩ năng.

Bước 3: Hình thành kĩ xảo. Bước 4: Hình thành thói quen.

Trên cơ sở phân tích phương pháp và nội dung rèn luyện TQCSBT, bản thân em đã biên soạn được 10 giáo án, hoạt động về việc tổ chức rèn luyện TỌCSBT cho trẻ.

2. Kiến nghị sư phạm

Trên cơ sở những kết luận trên, tôi có những kiến nghị sau:

Giáo viên cần xác định vị trí, vai trò của việc HTTQCSBT đối với trẻ mầm non. Cần nắm rõ đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ để làm cơ sở đưa ra nhũng biện pháp giáo dục phù họp.

Tăng cường mở các cuộc thi đua, hội giảng với nội dung rèn luyện TQCSBT để giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm và trẻ được rèn luyện thường xuyên.

Cần trang bị tri thức về giáo dục TỌCSBT cho giáo viên mầm non, có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng các biện pháp giáo dục TQCSBT. cần nâng cao yêu cầu nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ.

cần trang bị cho các nhóm, lóp nhũng phương tiện cần thiết cho việc rèn luyện TQCSBT cho trẻ, đảm bảo việc rèn luyện thói quen cho trẻ được thực hiện một cách có hiệu quả.

Cần có sự kết họp giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của trẻ, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn.

PHỤ LỤC

PHIÉU KIÉM TRA KÉT QUẢ THựC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Bao nhiêu trẻ biết tại sao phải rửa mặt? Câu hỏi 2: Bao nhiêu trẻ biết khi nào phải rửa mặt? Câu hỏi 3: Trẻ thực hiện kĩ năng rửa mặt như thế nào?

A: Tốt B: Khá

C: Trung bình Trong đó:

Tốt là trẻ thực hiện các thao tác rửa mặt thành thạo, không cần sự giúp đỡ của cô giáo.

Khá: Trẻ thực hiện các kĩ năng còn hơi lúng túng.

Trung bình: Trẻ thực hiện chưa chính xác và cần sự giúp đỡ của giáo

viên.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non hoa hồng phúc yên vĩnh phúc (Trang 58)