Biến đổi bệnh lý của gia súc mắc bệnh tiên mao trùng do T.evansi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sinh trùng đường máu do Trypanosoma Evansi trên lợn gây bệnh thực nghiệm (Trang 33)

1.5.1. Đặc đim bnh lý

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, họ mòng Tabanidae và họ

ruồi Stomoxydinae sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể vật chủ mẫn cảm bằng cách

đốt và hút máu rồi truyền Tiên mao trùng gây ra vết viêm trên bề mặt da. Theo đó có thể quan sát được phản ứng viêm ở da của thỏ, cừu, dê và bò gây nhiễm thực nghiệm Tiên mao trùng, kích thước chỗ viêm phụ thuộc vào số lượng Tiên mao trùng được tiêm truyền (ước chừng khoảng 108 Tiên mao trùng có thể gây viêm da

ở vị trí tiêm truyền), một số lượng lớn TMT phát triển ở tại chỗ viêm này.

Khi vào máu, Tiên mao trùng nhân lên theo cấp số nhân ở trong máu, trong bạch huyết và ở trong các mô khác của cơ thể vật chủ theo cách phân chia theo chiều dọc. Số lượng Tiên mao trùng trong máu không phải lúc nào cũng như nhau. Mật độ Tiên mao trùng thay đổi theo ngày. Biểu đồ sóng Tiên mao trùng cho thấy, xen kẽ giữa những sóng Tiên mao trùng mạnh là những đợt sóng yếu. Mỗi đợt sóng Tiên mao trùng bắt đầu bằng sự tăng số lượng Tiên mao trùng trong máu, sau đó giảm và khó phát hiện thấy Tiên mao trùng. Mỗi đợt Tiên mao trùng tăng lên trong máu là biểu hiện sự xuất hiện một quần thể Tiên mao trùng có tính kháng nguyên bề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 cơ thể xuất hiện kháng thểđặc hiệu với chúng.

Tính chu kỳ của sự xuất hiện Tiên mao trùng trong máu là do cơ chếđáp ứng miễn dịch, kháng thểđặc hiệu được hình thành tiêu diệt Tiên mao trùng làm cho số

lượng của chúng giảm đi. Mặc dù vậy, vẫn còn một số lượng nhỏ sống sót và chúng tiếp tục thay đổi kháng nguyên bề mặt bằng loại kháng nguyên mới và một quần thể

lạđược tạo ra. Một chu kỳ mới của Tiên mao trùng trong máu lại tiếp tục hình thành. Tiên mao trùng phát triển nhanh trong máu, tiêu thụ Glucose và các chất

đạm, chất béo và khoáng chất trong máu ký chủ bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thểđể duy trì hoạt động và sinh sản. Ở súc vật bị bệnh, trong 1 ml máu có thể có 10.000 - 30.000 Tiên mao trùng. Với số lượng nhiều như vậy, Tiên mao trùng chiếm đoạt dinh dưỡng nhiều, làm cho súc vật bệnh gây còm, thiếu máu và mất dần khả năng sinh sản đồng thời làm giảm sức đề kháng với các bệnh khác.

Sống trong máu vật chủ, Tiên mao trùng còn tạo ra độc tốTrypanotoxin, độc tố

này gồm: độc tố do Tiên mao trùng tiết ra qua màng thân trong quá trình sống và

độc tố do xác chết của Tiên mao trùng phân huỷ trong máu sau 15 - 30 ngày. Độc tố

của Tiên mao trùng tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu

điều hoà thân nhiệt, gây sốt cao và gián đoạn (lúc sốt, lúc hết sốt xen kẽ nhau). Khi sốt thường có rối loạn về thần kinh (kêu rống, run rẩy, ngã vật xuống). Độc tố cũng phá huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu làm cho vật chủ thiếu máu và suy nhược dần. Độc tố còn tác động tới bộ máy tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá, làm con vật tiêu chảy. Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra khi xuất hiện Tiên mao trùng trong máu con vật bệnh.

1.5.2. Triu chng ca gia súc mc bnh Tiên mao trùng do T.evansi

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết: Khi quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm T.evansi thể cấp tính thấy bò bệnh có triệu chứng sốt cao, sốt gián đoạn, thiếu máu, suy nhược, chảy nước mắt, bại liệt chân sau, thủy thũng dưới mỏm ức, phần bụng sau, đôi khi bị kéo dài tới 6 tháng. Một số trường hợp bò nhiễm

Trypanosoma evansi thể cấp tính chết nhanh, chỉ trong vòng vài ngày.

Theo Verma, B.B. Gautam, O.P (1988), cho biết trâu, bò nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 ngày sau khi gây nhiễm. Một số bò khỏi bệnh tự nhiên lại trở thành vật mang trùng.

Theo dõi triệu chứng lâm sàng của nghé 6 tuổi nhiễm Trypanosoma evansi

(Verma, B.B.Gautam, O.P, 1988) cho biết: Nghé nhiễm bệnh có biểu hiện sốt 39oC - 40oC, bỏ ăn, đau đớn. Khi lấy máu nghé nhiễm bệnh tiêm truyền cho chuột bạch và lấy máu chuột bạch kiểm tra đã phát hiện thấy T.evansi.

Ở nước ta, Phạm Sỹ Lăng (1982), Hồ Văn Nam (1963), Đoàn Văn Phúc (1985), Trịnh Văn Thịnh (1982), cũng đã phát hiện thấy ở trâu mắc bệnh Tiên mao trùng thể cấp tính với tính chất bệnh rất nặng, sốt cao, bỏăn, điên loạn và chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thường sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau và chết do kiệt sức. Đối với bệnh Tiên mao trùng ở bò có những biểu hiện lâm sàng gần giống như ở trâu, ít thấy các trường hợp cấp tính, con vật sốt gián đoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trước đùi sưng, một số con thủy thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhưng không đau, gần chết thì bại liệt.

Sirivan, R., Punyahora (1987) trong quá trình theo dõi lợn chửa nhiễm T.evansiđã thấy lợn bệnh thường xuất hiện triệu chứng sảy thai ở tất cả các giai đoạn phát triển của thai, nhưng ở giai đoạn từ 1-2 tháng tỉ lệ sảy thai cao hơn.

Bùi Quý Huy và cs. (1988) khi điều tra và nghiên cứu nguyên nhân gây sảy thai ởđàn trâu sữa nhập từẤn Độ thuộc nông trường trâu sữa Phùng Thượng, tỉnh Ninh Bình cho biết 43% trâu chửa của nông trường bị sảy thai là do T.evansi gây ra.

Trong quá trình nghiên cứu hiện tượng trâu, bò chửa bị sảy thai nhiều trên

đàn trâu, bò thuộc huyện Kỳ Sơn và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vào năm 1991, các tác giả Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ Đình Hưng (1994) đã đưa ra kết luận: Nguyên nhân chính của hiện tượng trâu, bò chửa bị sảy thai của 2 huyện trên là do T.evansi.

Nguyễn Văn Duệ và cs. (1995) khi quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm bệnh Tiên mao trùng đã miêu tả: một số bò nhiễm bệnh Tiên mao trùng có cơ

thể gầy còm, tiêu chảy dai dẳng, niêm mạc nhợt nhạt, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, viêm kết mạc, giác mạc, có hiện tượng thủy thũng, bại liệt chân sau. Bò thường sốt ngắt quãng, sốt rất cao vào buổi sáng, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, đi khập khiễng đôi lúc còn có triệu chứng thần kinh, run rẩy, sẩy thai, lồng lên trước khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 chết. Ở ngựa bệnh thường thể hiện cấp tính, rất nặng so với trâu, bò, sốt cao, phù thũng ở dịch hoàn, trước ngực, chân bại liệt nặng nhưng vẫn ăn cho đến khi chết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.3. Bnh tích ca bnh Tiên mao trùng

Khi ký sinh ở cơ thể vật chủ, Trypanosoma evansi tiết ra độc tố được gọi là

Trypanotoxin. Độc tố theo máu đi khắp cơ thể, tác động lên các cơ quan của vật bệnh, đặc biệt là hệ thống tuần hoàn và gây ra một số bệnh tích làm ảnh hưởng đến hoạt động sống và phát triển của cơ thể con vật.

Trong quá trình nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng của trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng, Hồ Văn Nam (1963) cho biết: Ở trâu, bò chết do nhiễm bệnh Tiên mao trùng thường thấy bị thuỷ thũng ở ngực và có dịch màu vàng lầy nhầy ở tổ

chức dưới da; thịt nhão có nhiều nước; trong xoang bụng, xoang ngực có dịch màu vàng chanh; gan sưng to, có khi cứng lại, có màu xám nhạt; cơ tim nhão, đáy tim thuỷ thũng.

Ikede, B. O. (1975) khi mổ khám bò nhiễm T.evansiđã thấy ở những nơi tổ

chức thuỷ thũng của bò bệnh thường có chất keo vàng lầy nhầy. Theo tác giả thì

T.evansi sinh sản nhiều trong quá trình di hành trong máu đã làm tắc các động mạch nhỏ dưới da, gây hiện tượng tụ máu, làm tổn thương vách mạch máu nhỏ dưới da, nên huyết dịch tiết ra ngoài tạo thành các ổ thuỷ thũng.

Elamin, E. A. (1992) khi nghiên cứu tổn thương bệnh lý ở dê nhiễm

Trypanosoma evansi và thấy có hiện tượng Hemosiderin lắng đọng ở tế bào kupffer gan, bạch cầu đơn nhân thấm qua ống cửa gan làm cho tế bào gan bị hoại tử, dẫn đến cơ tim thoái hoá, bạch cầu đơn nhân chui qua phế quản gây xung huyết và khí thũng phổi, tế bào ống thận bị hoại tử, bong ra.

Green house và cs. (2006) khi quan sát 2 ngựa được gây nhiễm T.evansi và thấy ở ngựa nhiễm T.evansi có biểu hiện sưng hạch, niêm mạc nhợt nhạt, gây trạng thái bệnh lý ở gan, tuỷ, lách, thoái hoá cơ tim. Cầu thận tăng nhanh lymphocyte, monocyte thấm vào nhu mô của các cơ quan, tăng kích thước của tuyến lympho ở

gan, lách.

Mauricio IL (2007) trong quá trình nghiên cứu tổn thương bệnh lý ở gia súc mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansiđã quan sát thấy con vật có các bệnh tích như: thể trạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 gầy, bao tim có dịch vàng, tràn dịch màng phổi, lách, gan sưng to hoặc tụ huyết tuỳ theo giai đoạn phát triển của bệnh.

1.6. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trùng do T.evansi

Máu có quan hệ mật thiết tới sự sống của cơ thể, nó vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tổ chức và thải tiết những sản phẩm sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Máu còn làm nhiệm vụ điều tiết nhiệt cho cơ thể, tham gia vào quá trình thực bào và sản sinh kháng thể, vận chuyển các chất nội tiết để làm cho các khí quan trong cơ thể liên hệ với nhau chặt chẽ. Chính vì vậy, khi có chất lạ xâm nhập vào cơ

thể sẽ làm ảnh hưởng tới tất cả các chức năng, nhiệm vụ của máu gây ra tình trạng gầy còm, thiếu máu và giảm sức đề kháng trên con vật.

Hồ Văn Nam (1963), Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993) khi nghiên cứu hàm lượng các chất vô cơ trong máu trâu, bò nhiễm kí sinh trùng đường máu do T.evansi

đã nhận thấy các chỉ tiêu này có sự biến động rõ rệt so với trâu, bò khỏe mạnh, bình thường. Tỉ khối hồng cầu, các chỉ tiêu về chất lượng hồng cầu, sức kháng hồng cầu

đều giảm so với trâu, bò khỏe mạnh. Hàm lượng protein huyết thanh, lượng đường huyết của trâu bệnh rất thấp. Albumin và tỉ lệ A/G giảm, β globulin, γ globulin tăng, hàm lượng bilirubin toàn phần trong huyết thanh tăng. Những biến đổi của các chỉ

tiêu trên nói lên tình trạng gan bị rối loạn do tác động của nguyên nhân gây bệnh. Kriiger, F. (1985) khi gây nhiễm Trypanosoma evansi cho bốn ngựa và trong quá trình theo dõi ông thấy hai con sau khi nhiễm ba ngày đã sản sinh interferon, hai con còn lại sau sáu đến bảy ngày mới sinh interferon. Và ông đã rút ra kết luận:

Ở ngựa non mức sản sinh interferon cao nhất là 25 - 27 ngày sau gây nhiễm, ở

ngựa già thì tới ngày thứ 29 - 43 sau gây nhiễm.

Cũng theo tác giả trên, tỉ lệ albumin, globulin giảm từ 14 - 49%. Không có sự

thay đổi về acid lactic, protein toàn phần, potasium trong huyết thanh. Tỉ lệ huyết trầm lắng 35 - 54%. Giảm tỉ khối hồng cầu, tổng số hồng cầu, bạch cầu trung tính giảm, nhưng tăng tế

bào lympho so với trước khi gây nhiễm.

Raina, A. K, Peskin, P. K. (1987), đã gây nhiễm 80 - 100 x 106 T. evansi/con cho 18 trâu đực 1,5 tuổi. Sau khi gây nhiễm 7 ngày dùng thuốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Suramin, Puirapiramine (4,2 mg/kg) điều trị, sau đó kiểm tra một số chỉ tiêu máu và thấy: không thấy có sự thay đổi urê, nitơ giữa lô dùng thuốc với lô không dùng thuốc, hemoglobin có sự thay đổi không đáng kể. Trong quá trình khỏi bệnh thì PO2 tăng rõ rệt ở động mạch, tĩnh mạch, oxy tự do giảm, trong khi đó PO2, oxy tự do ở nhóm không dùng thuốc có sự thay đổi rõ.

Ở nước ta việc nghiên cứu sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trên cơ

thể động vật nhiễm Trypanosoma evansi còn ít. Phạm Sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ, Trương Quốc Thùy (1974 - 1984) đã xét nghiệm đàn trâu, bò nhiễm Trypanosoma evansi tự nhiên và thực nghiệm đều thấy số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố đều giảm. Số lượng bạch cầu của trâu, bò bệnh tăng dần trong quá trình bệnh, nhưng tăng cao nhất vào tháng thứ hai sau gây nhiễm. Thành phần các loại bạch cầu tăng không đều. Ở trâu, bò bệnh, lympho bào, bạch cầu ái toan đều tăng, bạch cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đa nhân trung tính giảm. Khảo sát các tiểu phần protein trong huyết thanh thấy lượng protein tổng số, albumin giảm rõ rệt, ngược lại α, β, γ globulin đều tăng, chỉ

số A/G < 0,5.

Losos, G. J. ( 1 9 7 9 ) khi gây nhiễm 107 T. evansi/con cho 4 ngựa ởđộ tuổi 4- 6 năm và thấy sau 35 ngày gây nhiễm ngựa nhiễm bệnh có tỉ lệ albumin, globulin giảm 14 - 49%. Giảm tỉ khối hồng cầu, tổng số hồng cầu, bạch cầu trung tính giảm, nhưng tăng tế bào lympho so với trước khi gây nhiễm.

Theo Nguyễn Quốc Doanh (1998), ở trâu, bò nhiễm Tiên mao trùng số lượng hồng cầu giảm (ở trâu giảm còn 4,12 triệu/mm3, hàm lượng huyết sắc tố giảm 8,24g %, ở bò số lượng hồng cầu giảm còn 4,04 triệu/mm3, hàm lượng huyết sắc tố giảm 8,08g %), mức độ giảm còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quá trình tiến triển của bệnh, nhưng số lượng bạch cầu tăng cao.

1.7. Chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng

1.7.1. Chn đoán lâm sàng

Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh Tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa không phải lúc nào cũng phát hiện được, nhất là đối với những gia súc mắc bệnh Tiên mao trùng mãn tính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Đối với gia súc mắc bệnh ở thể cấp tính, các biểu hiện bệnh đặc trưng là sốt cao, bỏ ăn, có triệu chứng thần kinh (điên loạn) và chết nhanh. Trâu bị bệnh mãn tính có thể thấy triệu chứng: sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng và chân sau, chết do kiệt sức (Phạm Sỹ Lăng, 1982). Triệu chứng sảy thai có thể thấy ở trâu, bò bị bệnh Tiên mao trùng (Nguyễn Đăng Khải, 1995).

1.7.2. Chn đoán trong phòng thí nghim

Chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng trong phòng thí nghiệm với mục đích là phát hiện Tiên mao trùng trong máu gia súc. Tùy theo từng trường hợp bệnh, tuỳ điều kiện mà có thể làm cùng lúc một số phương pháp hoặc lựa chọn một phương pháp phù hợp và có độ chính xác cao.

* Phương pháp phát hin T.evansitrc tiếp

Để phát hiện T.evansi trực tiếp, có thể áp dụng những phương pháp sau: - Phương pháp xem tươi (Direct smear)

Khi bệnh súc sốt, T.evansi thường xuất hiện trong mao quản ngoại vi. Vì vậy, nên lấy máu vùng ngoại vi để xem tươi.

Cho 1 giọt máu nhỏ lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt EDTA; dùng góc của la men khuấy đều, đậy la men lên để máu dàn theo la men thành một lớp mỏng. Soi dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10x40) để phát hiện Tiên mao trùng sống.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể được thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác khi con vật mắc bệnh ở thể cấp tính, mỗi khi con vật sốt cao để có thể

phát hiện thấy Tiên mao trùng.

Tuy nhiên phương pháp này khó có thể phát hiện được Tiên mao trùng nếu con vật không sốt và bệnh ở thể mãn tính.

- Phương pháp nhuộm Giemsa tiêu bản máu khô

+ Phương pháp giọt dầy: Đặt 1 giọt máu to vào giữa phiến kính, dùng một góc của đầu một phiến kính khác ria tròn giọt máu với đường kính khoảng 1 - 1,25 cm. Để khô tự nhiên trong khoảng 1 giờ, rồi cố định bằng cồn Methanol, nhuộm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sinh trùng đường máu do Trypanosoma Evansi trên lợn gây bệnh thực nghiệm (Trang 33)