Hoàn thiện bộ máy kinh doanh và phát triển nhân sự

Một phần của tài liệu 049 giải pháp phát triển thương mại bồn tắm mirolin của công ty cổ phần hanel mirolin trên thị trường nội địa (Trang 39 - 45)

Trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm này trên thị trường thì vấn đề hoàn thiện bộ máy kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên do hệ thống

chậm. Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, DN cần tiến hành ra soát bố trí lao động một cách hợp lý, chuyên môn hóa trong từng bộ phận. Nâng cao kỷ luật lao động, thực hiệu chế độ tiền lương phù hợp với từng thành phần. Liên tục kiểm tra bộ phận phát triển thị trường

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thức hạn chế về phát triển thương mại sản phẩm bồn tắm chính vì vậy cần có những chính sách hợp lý nhằm nâng cao kỹ năng và trình độ tay nghề.

+ Đào tạo cán bộ quản lý thông qua việc đi học tại các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận với những phương thức quản lý hiện đại.

+ Tiến hành lưa chọn nhân viên và công nhân có trình độ chuyên môn cao thong qua việc tuyển dụng các sinh viên mới ra trường từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của DN + Đối với đội ngũ nhân viên phát triển thị trường sản phẩm cần có sự bồi dưỡng nâng cao trình độ và kinh nghiêm trong các vấn đề như: thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao hiểu biết chung về thị trường, pháp luật

3.2.1.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh

Các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách : Giảm giá bán sản phẩm thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố về vốn, lao động, cơ sở vật chất. Sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

3.2.1.5 Phát huy vai trò của chủ doanh nghiệp.

Người chủ sở hữu vốn cũng đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần biết dùng đúng người, đúng việc, biết kết hợp các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý. Khi chất lượng các nguồn lực đầu vào không như nhau cả về tính chất và trình độ, nếu không được sử dụng hiệu quả thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ không đạt mục đích, thậm chí có thể đến bờ vực của sự phá sản. Vì thế, trong vai trò đứng đầu quản lý, người chủ doanh nghiệp phải coi yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng nhất. Bên cạnh việc chú trọng phát huy yếu tố con người, các yếu tố khác như công nghệ, nguyên liệu…cũng phải được quan tâm. Do vậy, người chủ doanh nghiệp phải chủ động

trong tìm hiểu thông tin về đầu vào: Công nghệ, vốn, đất, thị trường nguyên liệu, thị trường lao động…để chủ động bố trí kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, cải tiến, thay đổi công nghệ cho phù hợp…Là một chủ doanh nghiệp, hơn ai hết, phải nắm rõ thực lực hiện có của doanh nghiệp và phải có được những phương án, lộ trình tăng trưởng nhất định. Để nắm được những cơ hội mà thương trường mang đến, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể dự báo được những thời cơ, thách thức mà môi trường kinh doanh mang lại.

3.2.1.6 Doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mình.

Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn kinh doanh cùng mặt hàng trên thế giới …chỉ ra rằng, trong môi trường kinh doanh biến động với tốc độ nhanh như ngày nay, thì việc các doanh nghiệp, các công ty phải thường xuyên làm mới mình là điều đương nhiên. Để có thể tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cải tiến và đổi mới là điều đương nhiên, nhưng phải cải tiến và đổi mới như thế nào ? Lời khuyên mà các “ông lớn” này đưa ra là: Cải tiến và đổi mới theo 4 quan điểm:

+Tăng cường lợi ích của sản phẩm + Tăng cường lợi ích của khách hàng + Phát triển hệ thống phân phối

+ Tăng cường đẩy mạnh tiếp thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, khách hàng đánh giá lợi ích của mình thông qua những gì mà sản phẩm của doang nghiệp mang lại. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm cải tiến tiện ích của sản phẩm. Doanh nghiệp cần rà soát và tìm ra khách hàng và thị trường tiềm năng. Công ty đang có một thị trường được đánh giá là có dung lượng rất lớn, trải khắp 3 miền với sức mua đang lên. Đổi mới và cải tiến quy trình hoạt động và tổ chức của doanh nghiệp để có những bước đột phá trong quy trình hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm mới, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với các giải pháp này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực đầu vào của sản xuất một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Qua đó doanh nghiệp sẽ ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết

3.2.2. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

3.2.1.1. Về kinh tế và quản lý thị trường

Cần phải có những biện pháp tìm hướng đi để phát triển ngành phân phối các sản phẩm nội thất phòng tắm nói chung và sản phẩm bồn tắm nói riêng. Chúng ta nên có những giải pháp nhằm sử dụng tối đa các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có trong nước, tăng thuể nhấp khẩu ở mức cao đối với các nguyên liệu nhập khẩu theo các quy định khi ta gia nhập các tổ chức như WTO, AFTA., hạn chế sử dụng những nguyên liệu gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và môi trường sinh hoạt của cư dân địa phương gần các nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần tập trung rà soat lại cơ cấu trong chiến lược phát triển của mình : từ cơ cấu sản xuất sao cho hợp lý đúng trọng tâm trọng điểm phát triển

Phát triển thương mại sản phẩm bồn tắm sẽ góp phần đáng kể vào thúc đẩy các tiến bộ công nghệ, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho xã hội

Công tác phát triển thương mại sản phẩm bồn tắm thì ngoài sự tác động của các nhân tố bên ngoài thì cũng chịu ảnh hưởng cúa các nhân tố từ phía các cơ quan nhà nước. Sau đây là 1 số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về việc phát triển thương mại sản phẩm bồn tắm Mirolin

3.2.2.2 Một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

+ Hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi đối với các DN sản xuất và kinh doanh nội thất phòng tắm. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn về trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại nhưng nguồn vốn của DN không thể đủ để đầu tư.

+ Đầu tư hỗ trợ kinh phí đào tạo trong và ngoài nước cho lao động làm việc trong lĩnh vực này, từ đó có thể nâng cao trình độ công nhân viên của DN, giúp cho DN nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Điều chỉnh và quy định sản lượng đối với từng khu vực để tăng cường công tác quản lý thị trường , giúp các DN có thể điều chỉnh hoạt động sản xuât kinh doanh sản phẩm này sao cho phù hợp với từng khu vực.

+ Tăng cường hoạt động bảo hộ phi thuế quan, tạo sự thông thoáng trong cơ chế quản lý hành chính, để đảm bảo cho các sản phẩm trong nước phát triển,. Từ đó

tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với các thị trường mới, mở rộng thị phần của DN trên thị trường nội địa.

+ Nhà nước cần có chính sách quy hoạch phát triển đối với việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm bồn tắm. Tránh tình trạng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm này diễn ra một cách tràn lan gây hiện tượng cung vượt quá cầu

+ Nhà nước cần có các chính sách phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp như : Xây dựng, dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ..

+ Nhà nước cần có cơ chê thông thoáng trong vấn đề quản lý hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết các vấn đề khúc mắc và các vấn đề nảy sinh trong các hoạt động kinh tế.

+ Nhà nước cần củng cố hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của Việt Nam nhằm tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại của nhà nước với các thị trường nước ngoài bằng các hoạt động như : tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm…

Kết luận

Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với sự phát triển của nhiều nền kinh tế thì sự cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài diễn ra gay gắt mà ngay cả trong thị trường nội địa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng hết sức phức tạp và cũng không kém sức quyết liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kin doanh của doanh nghiệp mình. Có rất nhiều phương thức, nhiều hoạt động để

nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của các doanh nghiệp, trong số đó có hoạt động vô cùng quan trọng đó là phát triển thương mại sản phẩm. Làm tốt hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô thị trường sản phẩm và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Với sự giới hạn về nội dung của chuyên đề tốt nghiệp nên đề tài không thể trình bày hết tất cả các vấn đề gắn với hoạt động phát triển thương mại sản phẩm bồn tắm Mirolin mà tôi chỉ nêu ra được một số lý luận về phát triển thương mại đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường nội địa. Phân tích được tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần Hanel Mirolin, phân tích được tình hình tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin tại một số thị trường trong nước từ năm 2007 đến tháng 3 năm 2011để từ đó đưa ra được một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển thương mại sản phẩm này được tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Do kiến thức về lý luận và thực tế của tôi còn nhiều yếu kém, lại bị hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo nhưng ngược lại tôi lại được sự chỉ bảo tận tình, chu đáo và ân cần của cô giáo CN Thái Thu Hương đã giúp tôi có được sự tự tin để tôi nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đúng thời hạn của bài chuyên đề này. Một lần nữa tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới CN Thái Thu Hương, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Hanel Mirolin, nhất là anh Phương Quốc Trí và các anh chị phòng kinh doanh đã giúp tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Sinh Viên : Tạ Quang Thanh

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn : Kinh tế thương mại, trường Đại học Thương Mại, (2006 ). Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương.

2. Công ty cổ phần Hanel Mirolin, bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bồn tắm Mirolin tử năm 2007 đến tháng 3 năm 2011.

3. Chính phủ, Nghị định số 124/2007/NĐ-CP

4. Luận văn tốt nghiệp: “ Giải Pháp phát triển thương mại sản phẩm gạch men cao cấp Prime trên thị trường Hà Nội” của sinh viên Trần Thị Thanh K41F4 5. Chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp thị trường với phát triển thương mại sản

phẩm xi măng tại công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay” của sinh viên Trình Thị Nga K42F5

6. Anh Phương Quốc Trí, nhân viên phòng kinh doanh của công ty cổ phần Hanel Mirolin

7. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, (2008 ), NXB Đại học kinh tế quốc dân, giáo trình kinh tế thương mại, bộ môn kinh tế và kinh doanh thương mại 8. Nguyễn Cảnh Lịch, Phạm Công Đoàn, (2003 ), NXB thống kê Hà Nội, kinh

tế doanh nghiệp thương mại.

9. Weside: www. hanelmirolin .com.vn

www.tulieuhay.com

www.vatgia.com.vn

Một phần của tài liệu 049 giải pháp phát triển thương mại bồn tắm mirolin của công ty cổ phần hanel mirolin trên thị trường nội địa (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w