- Sau đó đưa lại cho phòng hành chính chuyển cho khách hàng.
2. Điểm khác nhau
Sự khác nhau cơ bản đầu tiên là quy trình thẩm định giá của Nhật Bản có 9 bước, quy định khá chi tiết hơn so với 6 bước của Việt Nam.
Có thể hiểu tổng quát mối quan hệ giữa quy trình 2 nước như sau:
+ Bước 1 của Việt Nam tương đương bước 1 và bước 3 của Nhật Bản. +Bước 2 của Việt Nam tương đương bước 2 của Nhật Bản.
+Bước 3 của Việt Nam tương đương bước 4 của Nhật Bản. +Bước 4 của Việt Nam tương đương bước 5 của Nhật Bản.
+Bước 5 của Việt Nam tương đương bước 6 và bước 8 của Nhật Bản. +Bước 6 củaViệt Nam tương đương bước 9 của Nhật Bản.
Ngoài ra còn có 1 số điểm khác biệt như sau:
+Nhật Bản có 2 bước để xem xét, kiểm tra lại trong khi Việt Nam không có.Đó là bước 5 và bước 7 với nội dung là tái xem xét số liệu và xem xét lần cuối giá trị bất động sản. Có thể nói ngoài mức độ chi tiết, điều này cũng 1 phần thể hiện mức độ cẩn thận với các giá trị của Nhật Bản.
+Bước 9 trong quy trình của Nhật Bản chỉ đưa ra báo cáo thẩm định giá bất động sản trong khi bước tương ứng của Việt Nam là bước 6 lại phải đưa ra 3 loại tài liệu là: Báo cáo thẩm định giá, Hồ sơ thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá.
III. Quy trình thẩm định giá Việt Nam và Thái Lan
1. Điểm giống nhau
Quy trình thẩm định giá của Việt Nam vàThái Lan đều giống nhau ở 1 số bước cơ bảnsau:
- Đều cần xác định rõ khách hang và đối tượng cần thẩm định.
- Đều cần tiến hành bước thu thập thông tin, số liệu về đối tượng; tình trạng pháp lý trong quyền sử dụng, quyền sở hữu; đồng thời cũng phải thu thập thông tin vềcung cầu tài sản, giá trị của tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá hiện tại trên thị trường.
- Đều phải tiến hành phân tích thong tin và dữ liệu thu thập được.
- Từ đó thẩm định viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với tài sản cần thẩm định.
- Lập báo cáo chính thức, đánh giá về tài sản cần thẩm định, sau đó bàn giao cho khách hàng.
Ngoài các điểm giống nhau trên, quy trình thẩm định giá của Thái Lan còn có 1 số khác biệt cơ bản về số bước tiến hành, quy trình thu phí và việc thông qua các ban, hội đồng trước khi trao kết quả thẩm định cho khách hàng.
Cụthể:
- Trong quy trình của Thái Lan có quy định cụ thể rõ ràng về việc thu trước 50% chi phí sau khi khảo sát hiện trường đối tượng , trong khi đó quy trình của Việt Nam chỉ nói chung chung về việc dự trù chi phí và thu phí sau khi đã gửi báo cáo cho khách hàng. - Quy trình thẩm định giá của Thái Lan được quy
định khá chặt chẽ với viêc sử dụng các hội đồng giá cả, ban kiểm tra chất lượng, ban tài chính để đảm bảo tính chính xác của kết quả thẩm định giá.
Quy trình thẩm định của Thái Lan mất khá nhiều bước trong việc thông qua các hội đồng, cụ thể :
- Với quy trình của Việt Nam, sau khi làm rõ phương pháp phù hợp để thẩm định giá và đưa ra kết quả thì tiế nhành lập báo cáo ngay.
- Với quy trình của Thái Lan, sau khi đưa ra phương pháp thẩm định giá còn phải thông qua hội đồng giá cả và ban kiểm tra chất lượng.
Quy trình của Việt Nam phải đưa ra 3 tài liệu chính sau khi tiến hành thẩm định giá là: báo cáo thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá, chứng thư
thẩm định giá; còn quy trình của Thái Lan thì chỉ cần đưa ra báo cáo thẩm định giá.
Ngoài ra, quy trình củaThái Lan còn tiến hành kiểm tra lại báo cáo rồi mới chuyển cho khách hàng.