I. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010.
3. Một số phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực:
Phương chung của toàn tỉnh là phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp từ phương án 2 trở lên trong từng giai đoạn thì Bắc Kạn cần có phương hướng tập trung vào phát triển các ngành, các lĩnh vực sau:
a. Phát triển về kết cấu hạ tầng:
- Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống đường xá, nối quốc lộ tỉnh lộ, huyện lộ và đường nông thôn thành một mạng lưới đảm bảo giao lưu kinh tế giữa tỉnh với các địa phương và các tỉnh bạn. Cụ thể là:
+ Cải tạo nâng cấp 214,7km đường quốc lộ, nâng cấp đường sang Lạng Sơn và Tuyên Quang để thúc đẩy giao lưu về kinh tế - văn hoá - xã hội.
+ Giải quyết 15 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã và nâng cấp các tuyến đường liên huyện, liên xã, đảm bảo giao thông bình thường về mùa mưa lũ.
- Trước mắt, từ nay đến năm 2005 cần ưu tiên giàng vốn thực hiện các dự án. + Xây dựng đường nội thị trong khu quy hoạch thị xã để ổn định cơ bản trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của tỉnh.
+ Nâng cấp đường 254 từ Thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn đến Hồ Ba Bể để tranh thủ khai thác tiềm năng du lịch của Hồ Ba Bể.
- Phát triển điện lưới kết hợp với thuỷ lợi nhỏ, nâng cao chất lượng và hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình... Hiện nay ở huyện Ba Bể và Ngân Sơn chưa có điện lưới, còn ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, Bạch Thông lưới điện vẫn chưa được ổn định. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 các huyện và 80% số xã miền múi trong tỉnh có điện lưới quốc gia, thì phương pháp trước mắt là lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao và xây dựng thêm các đường dây đến trung tâm các huyện và trung tâm các xã.
Về thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình hiện hay đang ở trong tình trạng rất yếu kém, cho nên phương hướng trong 10 năm tới là tiếp tục nâng cao chất lượng và xây dựng thêm các trạm Bưu điện ở các trung tâm xã, phường để đến năm 2010, 100% các xã ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có trạm điện thoại, máy điện thoại.
- Xây dựng hệ thống nước sạch: Toàn tỉnh hiện nay chưa có điểm nào được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia, kể cả thị xã Bắc Kạn. Vậy trước mắt là tận dụng nước sạch bằng việc đào giếng, xây dựng bể chứa nước sạch, đồng thơì tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các trạm cùng cấp nước sạch ở các trung tâm và vùng nông thôn. Phối hợp với các bộ, ngành trung ương xử lý nguồn nước bị ô nhiễm ở các khu vực khai thác quặng, vàng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để xây dựng và hoàn thành các trụ sở làm việc ổn định, đi vào hoạt động có hiệu quả.
b. Phương hướng phát triển Nông - lâm nghiệp - Thủy sản.
*. Bắc Kạn có nguồn tài nguyên thien nhiên khá phong phú, có lợi thế về khí hậu, đất đai và lưu thông xuôi ngược. Căn cứ vào thực trạng nông, lâm nghiệp trong giai đoạn tới, phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ nay đến 2010 là:
- Tận dung hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, thâm canh cao độ diện tích đất trồng cay lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng tới mức cao nhất nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh phần thiếu hụt so với mức cần có thể được đảm bảo bằng việc trao đổi hàng hoá, các sản phẩm nông nghiệp khác không phải là lương thực, thực phẩm như chè, quế, hồi, mơ mận, hồng và trâu bò...
- Giảm tới mức thấp nhất tiến tới xoá bỏ hoàn toàn nương dẫy du canh. Đất nương rẫy và đất trống đồi núi trọc phải được phủ xanh càng sớm càng tốt bằng khôi phục rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, được tổ chức đồng bộ từ sản xuất, chế biến lưu thông đến tiêu thụ. Thâm canh cao độ, lấy mục tiêu chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Tập trung mọi khả năng khai thác các vùng đặc sản truyền thống tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra sản phẩm độc nhất, trội nhất trên thị trường trong và ngoài nước. Tạo ra các vùng nông nghiệp truyền thống với hệ thống dịch vụ và giao lưu các tuyến đến Hà Nội, Cao Bằng và các tỉnh xung quanh.
- Tận dụng mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, mạng lưới giao thông, thuỷ lợi và thông tin liên lạc, tổ chức các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết của các cộng đồng nông dân các dân tộc, thay thế hợp tác xã kiểu cũ bằng hợp tác xã kiểu mới có một cơ sở hạ tầng thực sự vững chắc.
- Kết hợp phát triển trước mắt và lâu dài, kết hợp phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, phát triển nhanh hiệu quả và bền vững trú trọng các sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, nhất là chú ý tới thị trường Trung Quốc là thị trường gần.
- Phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế của tỉnh và nuôi sống được nhiều nhân khẩu nông nghiệp nhất. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế Bắc Kạn giữ vị trí quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Muốn vậy cần phải đổi mới căn bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sau đây:
+ Chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhất là các mặt hàng có giá trị cao đáp ứng thị trường trong nước, trước hết là thị trường trong tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và xuất khẩu.
+ Phát triển nông nghiệp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành, các lĩnh vực khác của toàn tỉnh, đặc biệt là gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn nông nghiệp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, trên cơ sở phát huy cao nhất các lợi thế so sánh và các yếu tố cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+ Khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng các hệ thống dịch vụ nông nghiệp.
+ Phát triển mạnh các ngành nghề,, dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm bớt hộ nông dân thuần túy, tăng hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, xây dựng nông thôn mới XHCN theo hướng vă minh hiện đại.
- Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu tổng hợp theo phương án 2 được nêu ra trong phương hướng chung của tỉnh thì trong ngành nông nghiệp cần thực hiện các mục tiêu sau:
+ Đảm bảo an toàn lương thực và tăng giá trị lên một ha gieo trồng trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Kạn trong những năm qua đã tăng trưởng đáng kể, nhất là về sản xuất lương thực. Tuy nhiên vì là tỉnh miền núi cao, diện tích đất canh tác vừa ít lại bị phân tán, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên vấn đề an toàn lương thực với Bắc Kạn là một trong các mục tiêu có tấm chiến lược lâu dài. Dự báo đến 2010 dân số Bắc Kạn vào khoảng 349.670 người. Để đảm bảo nhu cầu ăn, dự trữ và phát triển chăn nuôi cần phấn đấu đạt 350kg/người/năm thì nhu cầu lương thực vào năm 2010 cần tới 122.000 tấn lương thực quy thóc, trong đó lúa chiếm 60%.
Tập đoàn cây lương thực của Bắc Kạn chủ yếu là lúa, gạo, ngô, khoai, sắn và một số cây chất bột khác. Với các giải pháp khai hoang, tăng vụ, sử dụng rộng rãi ưu thế của giống lúa, ngô và các biện pháp thâm canh khác, Bắc Kạn có thể đảm bảo an ninh lương thực theo chỉ tiêu 350 kg/người/năm.
Dự tính đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa, ngô, khoai, sắn.. đạt 40.000 ha, sản lượng lương thực qui thóc là 4 tấn / ha thì sản lượng sẽ đạt 160.000 tấn.
+ Chuyền dịch cơ cấu cây troòng có hiệu quả :
Với quan điểm phát triển lâu bền và đạt hiệu quả cao trên mỗi ha đất trồng trọt thì Bắc Kạn cần phải bố trí tăng vụ, sử dụng đất từ 1,6 lần năm 2000 lên trên hai lần trong giai đoạn tới, thực hiện chyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả cao. Hướng cơ bản là tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây rau thực phẩm.
+ Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, tập trung cải tạo đàn giống, phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tận dụng rừng cỏ và diện tích đồi rừng để phát triển gia súc.
* Về lâm nghiệp : Tài nguyên rừng của Bắc Kạn khá đa dạng và phong phú, ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre , nứa còn nhiều loại thực vật và động vật quý được coi là một trong các trung tâm bảo tồn gien thực vật của vùng Đông bắc. Nhưng thời gian qua, việc khai thác tài nguyên rừng còn hạn chế và chưa sử dụng hiệu quả nên chỉ đạt 16-17% GDP của khối nông - lâm nghiệp.
- Phướng hướng trong giai đoạn tới là đưa nông nghiệp thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn bằng cách bảo vệ tốt rừng hiện có, phát
triển nhanh vốn rừng, nâng độ che phủ từ 48% hiện nay lên 60% vào năm 2010. Phát triển rừng gắn với việc tạo nguyên liệu để phát triển cây công nghiệp giấy và công nghiệp chế biến lâm sản.
Phương hướng cho giai đoạn 2001 - 2005.
+ Nâng cao độ che rừng lên khoảng 54%.
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng: 24.000 ha
+ Bảo vệ rừng: 100.000 ha
+ Trồng rừng mới: 35.000 ha.
+ Trồng cây ăn quả và đặc sản: 4.500 h a.
Phương hướng mục tiêu giai đoạn: 2006 - 2010:
+ Nâng cao độ che rừng lên khoảng 60%.
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng: 30.955 ha
+ Bảo vệ rừng: 133.193 ha
+ Trồng rừng mới: 46.100 ha.
+ Trồng cây ăn quả và đặc sản: 6.510 h a.
- Trong quá trình trồng rừng nên tập trung vào trồng rừng nguyên liệu như cây mỡ, bồ đề, keo, thông với mục tiêu đến năm 2010 sẽ trồng được 50.000 ha rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh đó tập trung vào trồng rừng đặc sản như hồi, quế và các loại cây có giá trị cao.
- Trong việc quản lý bảo vệ rừng gắn với việc thực hiện các chính sách khoán rừng cho các họ gia đình với thời gian 30 - 50 năm để đồng bào yên tâm sản xuất, thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, mở rộng đầu tư trang trại rừng.
* Về thuỷ sản: Cần sớm được khôi phục, nâng cấp trại cá giống để chủ động cung ứng giống cho các địa phương sử dụng có hiệu quả gần 1.500 ha diện tích mặt nước. Đầu tư vùng hồ Ba Bể để kết hợp du lịch vơi nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu cá của địa phương.
c. Phương hướng phát triển công nhiệp:
- Trong thời kỳ đến năm 2010, công nghiệp Bắc Kạn sẽ là mũi đột phá để phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Muốn vậy trước hết phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng linh hoạt đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Phát triển công nghiệp phải đặt trong mối
quan hệ mật thiết với sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, cần phải coi trọng cả hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, tạo ra cơ cấu kinh tế nhiều thành phần linh hoạt và để thích nghi trong cơ chế thị trường, năng động và có hiệu quả cao.
- Kết hợp nhiều loại quy mô (nhỏ - vừa) phù hợp với đặc điểm của tình vùng núi cao và đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ sản xuất và trang thiết bị của ngành nông nghiệp phải từng bước được hiện đại hoá, nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển công nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường, đồng thời trú trọng đào tạo đội ngũ các nhà quản lý có năng lực đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc.
- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao nhưng phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường để phát triển du lịch.
- Phát triển công nghiệp gắn liền với phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, trú trọng vào việc chế biến các sản phẩm đầu ra của hai ngành này nhằm tạo mối quan hệ hữu cơ phát triển đồng bộ và tăng trưởng nhanh của tất cả các ngành.
Cơ cấu công nghiệp cần thiết phải có sự chuyển dịch và cấu trúc lại theo hướng phát triển các ngành có lợi thế về nguyên liệu, có khả năng thu hồi vốn nhanh, dễ có cơ hội hợp tác đầu tư và hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể là tập trung vào các ngành công nghiệp có khả năng phát triển với quy mô thích hợp như: vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, tre trúc, nứa, nguyên liệu giấy, nước hoa quả... công nghiệp quốc doanh cần được sắp xếp lại và củng cố các doanh nghiệp chủ đạo đồng thời sớm chuẩn bị hình thành các cụm công nghiệp ở các vùng có điều kiện tự nhiên như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ....
- Thực hiện chiến lược tạo vốn cho phát triển công nghiệp, trên cơ sở mở rộng các hình thức hợp tác liên doanh liên kết với bên ngoài, có các cơ chế khuyến khích nhằm huy động mạnh các nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp gắn đô thị nhỏ nông thôn, khuyến khích các ngành nghề truyền thống như: sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến thực phẩm... để phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu, thu hút thêm lao động, tăng thêm thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhất là gỗ, đá xây dựng... phải trở thành khâu đột phá trên con đường phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn.
- Bắc Kạn có đến 42 mỏ chì, kẽm tập trung ở huyện Chợ Đồn và các khoáng sản khác như vàng, atimon... trải dọc theo Sông Cầu từ Ngân Sơn đến Na Rì, mỏ thiếc ở Chợ Đồn, sắt và măng gan ở Ngân Sơn, Ba Bể ngoài ra còn có đá quý ribi, Saphia.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 cần tập trung vốn thăm dò khai thác có hiệu quả. + Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tốt tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu về xây dựng, tiến tới giao lưu với các tỉnh trong nước