0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CTTB & GCCK - CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ”. DOCX (Trang 36 -40 )

1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Xí nghiệp Chế tạo thiết bị và Gia công Cơ khí ( CTTB & GCCK ) không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà việc sản xuất được thực hiện trên cơ sở đơn đặt hàng, hợp đồng làm công trình. Sản phẩm của Xí nghiệp mang tính đơn chiếc có giá trị lớn. Do đó, đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp là từng công trình.

Do sản xuất theo đơn đặt hàng nên thời gian hoàn thành các công trình khác nhau là khác nhau. Vì vậy, kỳ tính giá thành được kế toán xác định phù hợp với chu kỳ thực hiện công trình.

1. Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.

Do sản phẩm của Công ty làm ra mang tính đơn chiếc và làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thời gian hoàn thành một sản phẩm là tương đối lâu, có những công trình kéo dài hàng nhiều tháng. Tuy nhiên cũng có những công trình có nhiều sản phẩm , mỗi sản phẩm chỉ hoàn thành trong một thời gian ngắn nên cuối

mỗi kỳ kế toán có thể đánh giá được sản phẩm dở dang. Nhưng do công trình Cột

điện Bắc Ninh mà em đang làm báo cáo chỉ có một sản phẩm nên Công ty không thực hiện tính sản phẩm dở dang mà sẽ tính luôn giá thành của sản phẩm hoàn thành của từng công trình.

3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, vì nó thể hiện kết quả sản xuất từng công trình nói riêng và quá trình sản xuất nói chung của bất cứ Doanh nghiệp nào.

Vì sản xuất theo đơn đặt hàng và đặc điểm của từng công trình là đơn chiếc với khối lượng lớn, giá trị lớn nên giá thành của công trình được kế toán xác định là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh bắt đầu từ sản xuất đến khi hoàn thành công trình.

Như vậy, giá thành của công trình bằng số dư Nợ của TK 154 chi tiết cho từng công trình được cộng dồn luỹ kế.

Cụ thể như ở Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Bng biu 20) giá thành của công trình là: 2.070.009.660đ.

Khi tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng thì số

hàng đó đã được chấp nhận bàn giao hoặc nhập kho.

Phn th BA

Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Công ty Cơ Khí Xây Dựng Đại Mỗ.

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY.

Trải qua gần 40 năm trưởng thành và phát triển, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định như tham gia thực hiện nhiều công trình lớn, quan trọng. Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, trang bị máy móc, thiết bị nhằm trở thành một Doanh nghiệp vững mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm truyền thống và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường quốc tế.

Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó việc quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm là biện pháp quan trọng nhất. Để quản lý chi phí sản xuất, Công ty đã tăng cường các biện pháp quản lý chi phí qua công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí, tính giá thành nói riêng, qua việc tổ chức hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán. Số liệu kế toán, đặc biệt là số liệu kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc lập báo cáo tài chính mà còn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc ra các quyết

định quản trị.

Sau thời gian thực tập ở Xí nghiệp CTTB & GCCK Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ, dưới góc độ là một sinh viên, mới tiếp xúc với công việc kế toán thực tế, em xin đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ như sau:

1. Ưu điểm.

- Bộ máy quản lý được xây dựng phù hợp với đặc điểm của Công ty. - Các nhân viên kế toán được phân nhiệm vụ rõ ràng. Bộ máy kế toán

được tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của Công ty: tổ chức kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.

- Công ty áp dụng đồng thời cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đáp

ứng yêu cầu cung cấp thông tin kế toán. Các báo cáo quản trị được lập khi có yêu cầu sử dụng thông tin. Báo cáo tài chính tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Hệ thống báo cáo kế toán như vậy, đã cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo Công ty.

- Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung, có

ưu điểm là đơn giản, hệ thống sổ không phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

được phản ánh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản. Hơn nữa, việc áp dụng phần mềm kế toán giúp giảm bớt công việc ghi chép, tính toán, giúp kế toán tổng hợp, hệ thống hoá thông tin nhanh chóng và chính xác.

- Công ty thực hiện đúng chế độ lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ

của Nhà nước quy định.

- Hệ thống tài khoản được mở chi tiết theo quy định của Nhà nước và của ngành. Hệ thống sổ kế toán được mở đúng chế độ với các sổ chi tiết phù hợp với đặc điểm sản xuất và cung cấp thông tin của Công ty.

- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của sản phẩm. Các chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng khoản mục,

đối tượng tập hợp chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm theo yếu tố.

Tuy nhiên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Công ty không tránh khỏi còn những hạn chế tồn tại nhất định.

2. Hạn chế.

- Công ty là một Doanh nghiệp Cơ khí nhưng có cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương tự như Doanh nghiệp Xây dựng.

+ Chi phí nhân công trực tiếp chỉ là tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm trong đó là toàn bộ các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp và của bộ phận quản lý Xí nghiệp.

- Về khoản khấu hao tài sản cố định và các khoản trích theo lương thì kế

toán Xí nghiệp không sử dụng TK 214 và TK 338 để tập hợp và phân bổ hai khoản chi phí này mà sử dụng TK 336. Kế toán trên Phòng kế toán của Công ty mới sử

dụng hai tài khoản này để tập hợp cho toàn Công ty. Định kỳ hàng tháng, Phòng kế

toán Công ty thông báo cho các Xí nghiệp về khoản khấu hao tài sản cố định và các khoản trích theo lương để các Xí nghiệp phân bổ vào chi phí sản xuất trong tháng. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm của hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán chi phối, nhưng việc này làm cho kế toán Doanh nghiệp không được chủ động trong việc tập hợp chi phí sản xuất và do đó có thể tính các khoản chi phí này không đủ, không sát với thực tế.

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà Công ty đang áp dụng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Phương pháp này dựa vào đơn giá kế hoạch của một đơn vị sản phẩm hoàn thành, khối lượng sản phẩm dở dang và tỷ lệ hoàn thành tương đương của sản phẩm dở

dang. Đánh giá theo phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng mức độ chính xác không cao vì đánh giá được dựa trên hai cơ sở tương đối là đơn giá kế hoạch

đơn vị sản phẩm hoàn thành (được xây dựng trước và có thể không phù hợp với thực tế tại thời điểm đánh giá) và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

- Trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Như vậy giá xuât kho của nguyên vật liệu để tính giá thành sản phẩm cũng chưa

được phù hợp, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế biến động lớn, giá cả không

ổn định.

- Công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương của công nhân nghỉ

phép, trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh.

- Việc thu hồi phế liệu được thực hiện chưa được triệt để nhằm hạ giá thành công trình.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CTTB & GCCK - CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ”. DOCX (Trang 36 -40 )

×