- Lý thuyết thương mại mới
2.1 Tiến trình tự do thương mại ở Việt Nam
Tiến trình tự do hóa thương mại trong thập kỷ vừa qua ñược coi là một trong những ñộng lực của quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Cơ cấu thuếquan của Việt Nam ñã ñược cải thiện ñáng kể do kết quả của quá trình Đổi Mới, các hiệp ñịnh song phương với EU và Hoa Kỳ, và việc gia nhập WTO. Sau ñây tác giả trình bày tóm tắt mức thuế suất áp dụng và mức trần trong lộtrình cam kết thuế theo hiệp ñịnh về CEPT và cam kết khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, năm 1986 Việt Nam ñưa ra chính sách ñổi mới, với ñiểm nhấn quan trọng trong chính sách này là sự chuyển ñổi toàn diện trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam từ chính sách hướng nội thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng ngoại. Chính sách thương mại ñã ñược ñiều chỉnh theo hướng mở rộng quyền kinh doanh XNK cho khu vực tư nhân, giảm dần sự ñộc quyền của DNNN trong lĩnh vực này; cắt giảm thuế nhập khẩu bằng việc ñưa ra một hệ thống thuế ñồng bộ vào năm 1988. Trước Đổi Mới, thương mại quốc tếcủa Việt Nam chủ yếu là giao dịch với Liên Xô và các nước khối XHCN, các giao dịch thương mại ñược ñiều tiết thông qua cấp phép từng chuyến hàng và hạn ngạch xuất nhập khẩu, ñồng thời áp dụng nhiều chế ñộ tỷ giá khác nhau. Sau Đổi Mới, các hạn chế này ñã ñược bãi bỏ dần và ñến năm 1995 thì hoàn toàn ñược bãi bỏ.
Thứ hai, năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN ñã ñánh dấu bước ñi quan trọng ñầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
ñó là hội nhập kinh tế ở cấp khu vực. Theo như cam kết giữa các thành viên ASEAN thì ñể tiến tới tự do hóa thương mại hoàn toàn trong khối, ngay từ sau khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam ñã tham gia cắt giảm thuế quan theo Hiệp ñịnh về CEPT. Từ năm 2006, Việt Nam ñã tham gia ñầy ñủ các cam kết của CEPT - AFTA. Từ nay ñến 2018, Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết theo Hiệp ñịnh thương mại chung ASEAN11. Mức thuế bình quân theo Hiệp ñịnh CEPT nhìn chung thấp hơn khá nhiều so với mức thuế nhập khẩu ưu ñãi MFN hiện hành. Đặc biệt, mức thuế cuối cùng sẽ giảm xuống còn 0,99%.). Số dòng thuế ñược cắt giảm nhiều nhất là ở nhóm sản phẩm công nghiệp, chế tạo (hơn 93,3% số dòng thuế ñược cắt giảm vào năm 2018).
Bảng 2.1: Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết CEPT (%)
Bình quân không có trọng số Bình quân với giá trị nhập khẩu 2005 làm trọng số MFN 2005 MFN 2006 Cam kết CEPT 2007 Cam kết CEPT 2018 MFN 2005 MFN 2006 Cam kết CEPT 2007 Cam kết CEPT 2018 Nông nghiệp và thủy sản 16,06 16,06 3,28 0,74 12,04 12,04 4,80 1,81 Khai khoáng và khí ñốt 3,42 3,35 0,51 0,03 3,42 3,28 3,62 0,00 Công nghiệp, chế tạo 18,20 17,75 5,03 1,01 10,25 10,52 2,89 1,20 Tổng cộng 17,89 17,46 4,88 0,99 10,22 10,47 2,96 1,18 Nguồn: Phạm Văn Hà (2007)
Thứ ba, năm 2000 Việt Nam ký kết trongHiệp ñịnh thương mại Việt Mỹ, ñây là một bước ñi quan trọng khởi ñầu cho việc tiến tới hội nhập ñầy ñủ vào kinh tế thế giới. Hiệp ñịnh có hiệu lực từ năm 2002, theo ñó hàng của Việt Nam sang Mỹ ñược hưởng chế ñộ tối huệ quốc với thuế suất trung bình 3% (so với mức thuế suất trung bình 40% hiện hành). Ngoài ra, Mỹ còn xem xét dành cho Việt Nam quy chế Thuế quan ưu ñãi phổ cập (GSP) với thuế suất 0% ñối với một số mặt hàng. Về phía Việt Nam, từ 3 ñến
6 năm (tùy theo mặt hàng), sẽ cắt giảm thuế với 22 mặt hàng (chiếm 3,8% trong số 6.332 mặt hàng trong biểu thuế của Việt Nam); 20 mặt hàng ñược giữ nguyên mức thuế hiện hành
Thứ tư, năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu, ñánh dấu việc Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào kinh tế toàn cầu. Ngay từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ñầu năm 2007, Việt Nam ñã thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan với mức trần cho toàn bộ biểu thuế. Thuế suất trung bình giản ñơn, ñược thể hiện ở Bảng thuế nhập khẩu ưu ñãi tối huệ quốc (MFN) năm 2007, ñạt mức 17,45%, và theo lộ trình sẽ tiếp tục ñược cắt giảm ñể ñạt mức cuối cùng khoảng 13,72% vào năm 2019. Trong ñó, thuế quan ñược cắt giảm mạnh nhất ñối với ngành nông nghiệp, từ 17,95% xuống còn 13,36%, tức là giảm khoảng 4,6 ñiểm phần trăm. Tương tự, ngành công nghiệp và chế tạo cũng có thuế nhập khẩu thấp hơn, khoảng 13,86% vào năm 2019 so với mức 17,6% năm 2007. Riêng ngành khai khoáng và khí ñốt, mức thuế trần cam kết của WTO (mức cam kết năm 2007 là 5,61% và mức cam kết cuối cùng năm 2018 là 5,58%) cao hơn mức thuế suất (thực tế) trung bình năm 2007 (3,35%).
Bảng 2.2: Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO (%)
Bình quân không có trọng số Bình quân với giá trị nhập khẩu 2005 làm trọng số MFN 2005 MFN 2006 Cam kết WTO 2007 Cam kết WTO 2019 MFN 2005 MFN 2006 Cam kết WTO 2007 Cam kết WTO 2019 Nông nghiệp và thủy sản 16,06 16,06 17,95 13,36 12,04 12,04 14,27 11,34 Khai khoáng và khí ñốt 3,42 3,35 5,61 5,58 3,42 3,28 4,76 4,76 Công nghiệp, chế tạo 18,2 17,75 17,6 13,86 10,25 10,52 13,35 10,88 Tổng cộng 17,89 17,46 17,45 13,72 10,22 10,47 13,34 10,86 Nguồn: Phạm Văn Hà (2007)
Việt Nam ñã bước vào giai ñoạn thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN và các FTA ASEAN. Tuy nhiên, chính sách thương mại của Việt Nam sẽ tiếp tục ñược cải thiện, hoặc bởi các kết quả ñàm phán trong tương lai, hoặc thông qua các ñiều chỉnh chính sách..
2.2 Thực trạng hoạt ñộng ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Lý luận về tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế trình bày trong chương 1 cho thấy rằng vai trò của thương mại, nhất là thương mại quốc tế có vai trò rất quan trọng ñối với tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy rằng tất cả các quốc gia khi thực hiện chính sách tự do thương mại ñều bắt ñầu bằng việc thúc ñẩy tăng trưởng kim ngạch XNK ñể từ ñó tạo ñiều kiện thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam ñược bắt ñầu từ năm 1986 và một trong những mục ñích của việc mở cửa hội nhập ñược thể hiện qua chiến lược phát triển xuất khẩu. Việt Nam coi tăng trưởng xuất khẩu là một trong những ñộng lực chính thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và chỉ số tự do thương mại của Việt Nam*
Năm 1986 1990 1995 2000 2005 2011 GDP (tỷ ñồng) 108.126 131.968 195.567 273.666 393.031 584.073 Tăng trưởng GDP (%) 3,4 5,1 9,5 6,8 8,4 5,9 Kim ngạch XNK (tr. USD) 2.944,2 5.156,4 13.604,3 30.119,2 69.208,2 203.655,6 Độ mở thương mại (%/GDP) 2,72 3,91 6,96 11,01 17,61 34,87 Thâm hụt cán cân ngoại thương (Tr.USD) -1.366 -348,4 -2.706,5 -1.53,8 -4.314 -9.844,2
- Giai ñoạn 1986 - 1995: Đây là giai ñoạn bắt ñầu chuẩn bị các ñiều kiện hội nhập kinh tế. Trong giai ñoạn này Việt Nam ñang tiến hành cải cách các chính sách thương mại bằng việc dỡ bỏ ñộc quyền kinh doanh XNK của Nhà Nước và xây dựng biểu thuế nhập khẩu mang tính hệ thống một cách thống nhất.
Sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tốc ñộ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng có mức tăng trưởng khá tốt. Mặc dù từ năm 1990 Liên Xô và các nước XHCN gặp khó khăn nguồn viện trợ từ các nước XHCN cho Việt Nam sụt giảm ảnh hưởng ñến GDP nhưng nhờ chính sách ñổi mới thu hút ñầu tư nước ngoài tốt nên GDP sau một thời gian suy giảm ñã tăng trở lại. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế giai ñoạn 1991 – 1995 khá ổn ñịnh, GDP tăng bình quân hàng năm ñạt 8,2% và ñạt mức cao nhất vào năm 1995 (9,5%). Tốc ñộ tăng trưởng GDP trong cả giai ñoạn 1986 – 1995 có tốc ñộ tăng trưởng 6,8%/năm. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội giai ñoạn 1986 - 1995 tăng trưởng khá ổn ñịnh. GDP năm 1995 tăng hơn 1,81 lần so với năm 1986.
Hình 2.1: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai ñoạn 1986 - 1995 (giai ñoạn bắt ñầu mở cửa)
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu niên giám thống kê
Trong giai ñoạn này, nhờ có ñổi mới mở cửa mà trong giai ñoạn này thị trường trao ñổi của Việt Nam trong 10 năm hội nhập kinh tế khu vực có thay ñổi rất lớn. Nhờ hội
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Độ mở (%) GDP (tỷ đồng)
nhập khu vực nên thuế nhập khẩu giảm xuống và hàng rào phi thuế quan ñối với các nước ñối tác trong ASEAN ñược dỡ bỏ làm cho kim ngạch trao ñổi thương mại với các nước thuộc Châu Á tăng dần tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, ñặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Nhờ mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu mà kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai ñoạn 10 năm trước ñó là 13,5%, nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai ñoạn 10 năm trước ñó. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai ñoạn trước ñó, giá trị kim ngạch XNK giai ñoạn 1986-1995 ñạt 1,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong giai ñoạn này mặc dù tổng kim ngạch XNK tăng lên nhưng tốc ñộ tăng của kim ngạch nhập khẩu cao hơn so với tốc ñộ tăng của kim ngạch xuất khẩu do vậy nhập siêu của Việt Nam trong thời kỳ này cũng tăng lên. Giá trị nhập siêu năm 1995 ñã tăng từ 1,37 tỷ USD năm 1986 lên 2,71 tỷ USD. Mặt khác, cơ cấu nhập khẩu có sự biến ñộng giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng lên trong khi ñó nhóm hàng tư liệu sản xuất lại có xu hướng giảm ñi.
Bảng 2.4: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai ñoạn 1986-1995
Đơn vị tính %
Nhóm hàng 1986 1990 1995
I- Tư liệu sản xuất 86,6 85,1 83,5
II- Vật phẩm tiêu dùng 13,4 14,9 16,5
Tổng số 100 100 100
Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu luôn tăng qua các năm ñã kéo theo ñộ mở thương mại của Việt Nam cũng tăng theo. Độ mở năm 1995 ñạt 6,96% tăng gấp 2,6 lần so với năm 1985 (2,72%).
Tóm lại, mặc dù có nhiều biến ñộng về tổng cầu của nền kinh tế trong các năm nhưng xét tổng thể cả giai ñoạn quy mô GDP của nền kinh tế vẫn có xu hướng tăng theo thời gian và cùng với sự gia tăng của GDP là ñộ mở của nền kinh tế (ño bằng tổng kim ngạch XNK trên GDP) cũng tăng ñồng biến.
- Giai ñoạn 1996 - 2005: Đây là giai ñoạn mà kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực bằng việc tham gia vào cộng ñồng kinh tế ASEAN và hoàn thành chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam, cùng với việc ký kết và thực thi hiệp ñịnh thương mại Việt - Mỹ. Khi ñó thuế quan và các rào cản thương mại khác vẫn tiếp tục ñược cắt giảm và dỡ bỏ làm cho việc trao ñổi thương mại nội khối và Hoa Kỳ ñược thuận lợi, tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt ñộng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam do ñược khai thông ở thị trường mới.
Trong giai ñoạn 1996-2000, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp ñã tác ñộng xấu ñến nên kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì ñược tốc ñộ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Năm 2000-2005, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng, cùng với sự hục hồi của các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam cũng ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm ñạt 7,5%. Năm 2005, tốc ñộ tăng trưởng ñạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, ñạt 838 nghìn tỷ ñồng.
Mặt khác, kể từ năm 1995 Hoa Kỳ thực hiện chính sách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và tiếp sau ñó là ký kết hiệp ñịnh thương mại Việt - Mỹ năm 2000 cùng với việc chuẩn bị các ñiều kiện gia nhập WTO ñã giúp cho Việt Nam mở rộng quan hệ trao ñổi với các các nước trên thế giới. Nếu như trong giai ñoạn 1986 - 1995, Việt Nam chỉ có quan hệ trao ñổi thương mại với 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì giai ñoạn này tăng lên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều ñó cho thấy hoạt ñộng hợp tác kinh tế
quốc tế của Việt Nam ñã ñược triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt ñộng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam do có ñược nhiều thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao ñổi với tất cả các khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận ñược các ưu ñãi thuế quan và phi thuế quan của các nước ñối tác, góp phần ñẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai ñoạn 1996-2005. Số lượng thị trường xuất, nhập khẩu ñã tăng từ 100 thị trường trong năm 1995 lên 210 thị trường trong năm 2005. Tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu ñã giảm từ 72,4% trong năm 1995 xuống 50% trong năm 2005. Trong giai ñoạn này Việt Nam ñã tạo ñược ñột phá về thị trường xuất khẩu là tăng nhanh tỉ trọng của thị trường Hoa Kỳ từ 0,7% trong năm 1995 lên 20,2% trong năm 2005. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận ñược các ưu ñãi thuế quan và phi thuế quan của các nước ASEAN và Hoa Kỳ, giúp cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai ñoạn 1996-2005 tăng lên ñáng kể. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai ñoạn trước ñó, giá trị kim ngạch XNK giai ñoạn 1996 - 2005 ñạt 6,9 tỷ USD. Giá trị kim ngạch XNK năm 2005 gấp gần 3,8 lần so với năm 1996 và gấp hơn 23 lần so với năm 1986.
Hình 2.2: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai ñoạn 1996 - 2005 (giai ñoạn hội nhập kinh tế khu vực)
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu niên giám thống kê
0 5 10 15 20 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP (tỷ đồng) Độ mở (%)
Cũng như giai ñoạn trước, trong thời kỳ này, mặc dù tổng kim ngạch XNK tăng lên nhưng giá trị nhập siêu cũng tăng lên ñáng kể, năm 2005 giá trị nhập siêu là 4,3 tỷ USD tăng gấp 1,6 lần so với năm 1995. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự biến ñộng giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh từ 12,4% năm 1996 xuống còn 5,7% năm 2005 trong khi ñó nhóm hàng tư liệu sản xuất lại có xu hướng tăng cao từ 87,6% năm 1996 lên 94,3% năm 2005. Điều nay có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong giai ñoạn phát triển sau này.
Bảng 2.5: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai ñoạn 1996- 2005
Đơn vị tính %
Nhóm hàng 1996 2000 2005
I- Tư liệu sản xuất 87,6 93,8 94,3