ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Hộ sản xuất kinh doanh 8.288 2.292 2.124 (5.996) (72,35) (168) (7,33)
DNTN 0 0 0 0 0 0 0
Công ty 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 8.288 2.292 2.124 (5.996) (72,35) (168) (7,33)
59
4.2.4.2 Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014
Nợ quá hạn của Ngân hàng có sự chuyển biến tốt. Vậy nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm 2013- 2014 có biến động gì, được thể hiện theo từng cơ cấu như sau:
a)Nợ quá hạn theo thời hạn
Nợ quá hạn không thể không có ở bất cứ ngân hàng nào vì hầu hết các rủi ro xảy ra sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của ngân hàng như sau:
Bảng 4.24: Nợ quá hạn trong cho vay sản xuất kinh doanh theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Vĩnh Long)
Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 18% - 29%, còn nợ quá hạn
trung - dài hạn chiếm tỷ trọng rất cao khoảng 82% - 71% trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn có xu hướng giảm nhẹ. Đây là dấu hiệu rất tốt thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được nâng cao, giảm thiểu rủi ro và ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ quá hạn giảm chứng tỏ công tác đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ của cán bộ tín dụng luôn được thực hiện tốt và thường xuyên.
b)Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế
Ngân hàng luôn nổ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ quá hạn. Vì vậy
ngân hàng luôn tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh những khoản nợ, đồng thời cũng đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý được những rủi ro đó một cách đúng đắn và thích hợp. Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề kinh
tếnhư sau: Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6/2014 so với 6/2013 Số tiền % Ngắn hạn 304 173 (131) (43,09) Trung, dài hạn 525 313 (112) (59,62) Tổng cộng 829 486 (343) (41,38)
60
Bảng 4.25: Nợ quá hạn trong cho vay sản xuất kinh doanh theo ngành nghềkinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Vĩnh Long)
Bảng 4.25 chothấy nợ quá hạn giảm dần qua các năm, được thể hiện như sau: 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn là 486 triệu đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 là 41,38% %. Bởi hầu hết các khách hàng thuộc các ngành nghề này khi đến vay vốn tại ngân hàng đều có thể chấp hay cầm cố tài sản của mình (chủ yếu là thế chấp bất động sản) để làm đảm bảo cho khoản vay và những tài sản này đều là những tài sản chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó khi đến hạn trả nợ các khách hàng này đều chủ động đến ngân hàng để trả nợ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của mình được liên tục, hơn nữa các khách hàng ngày nay rất xem trọng uy tín của mình nên bất cứ một quan hệ không tốt nào với ngân hàng cũng đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ, cho nên họ có thể khó khăn khi phải trả nợ cho ngân
hàng chứ họ không thể làm ảnh hưởng đến uy tín.
c) Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ quá hạn không ngừng tăng. Tuy nhiên mức
độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng
của người vay và sựđánh giá của nhân viên quản lý nợ. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tếnhư sau:
Nợ quá hạn ở đây phát sinh ở thành phần kinh tế hộ sản xuất kinh
doanh, còn các thành phần khác thì chưa có phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn chỉ chủ yếu ở hộ sản xuất do người dân chỉ sử dụng một phần vốn theo mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phần còn lại họ dùng vào mục đích tiêu dùng hàng ngày mà Ngân hàng không kiểm soát được. Bên cạnh đó
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6/2014 so với 6/2013 Số tiền % Thương mại –dịch vụ 632 362 (270) (42,72) Nông nghiệp 197 124 (73) (37,06) Tổng cộng 829 486 (343) (41,38)
61
cũng còn nhiều hộ sản xuất kinh doanh không có phương án tốt trong sản xuất dẫn kinh doanh đến kết quả việc sử dụng vốn vay không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Và được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
Bảng 4.26: Nợ quá hạn trong cho vay sản xuất kinh doanh theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Vĩnh Long)
Tóm lại, kết quả trên cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng qua từng năm, nó được thể hiện ở chỗ dư nợ và doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua các năm, trong khi đó nợ quá hạn của ngân hàng lại có chiều hướng ngược lại tức là giảm qua các năm, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng là có hiệu quả, có sinh lợi đủ khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA PGD HÒA BÌNH - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VĨNH LONG
Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn thì còn có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng như: dư nợ trên vốn huy động, dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng, có thể tìm hiểu qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6/2014 so với 6/2013 Số tiền %
Hộ sản xuất kinh doanh 829 486 (343) (41,38)
Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 0
Công ty 0 0 0 0
62
Bảng 4.27: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay sản xuất kinh doanhcủa Ngân hàng từ năm 2011 –6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánhVĩnh Long)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014
Vốn huy động Triệu đồng 502.278 649.334 651.827 386.730 395.274
Doanh số cho vay Triệu đồng 520.968 637.604 664.706 294.638 359.580
Doanh số thu nợ Triệu đồng 545.309 605.928 586.094 263.382 346.328
Tổng dư nợ Triệu đồng 328.811 360.487 439.099 391.743 404.995
Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 252.984 301.419 355.338 325.960 332.126
Dư nợ trung dài hạn Triệu đồng 75.827 59.068 83.761 65.783 72.869
Dư nợ bình quân Triệu đồng 330.407 333.811 390.537 371.879 439.721
Nợ quá hạn Triệu đồng 8.288 2.292 2.124 829 486
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động % 65,46 55,52 67,36 101,30 102,46
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ % 76,94 83,61 80,92 83,21 82,01
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ % 23,06 16,39 19,08 16,79 17,99
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 2,52 0,64 0,48 0,21 0,12
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,65 1,82 1,50 0,71 0,79
63
4.3.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt, được thể hiện ở chỗ là hầu hết nguồn vốn huy động của ngân hàng đều được sử dụng cho hoạt động tín dụng, thấy rõ nhất là tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh trên vốn huy động vào năm 2012 là 55,52 % (Bảng 4.27). Điều đó cho thấy, vốn huy động của ngân hàng được tập trung chủ yếu vào việc cho vay sản xuất kinh doanh, điều đó cũng dễ hiểu vì Ngân hàng được thành lập đã lâu, các cá nhân, các hộ gia đình, các hộ nông dân biết đến nhiều và trong thời gian này khách hàng là các khách hàng truyền thống kinh doanh các mặt hàng thế mạnh của tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, kinh doanh thương mại –dịch vụ. Sang năm 2013, ngân hàng có nhiều biện pháp cũng như nhiều chương trình nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác huy động vốn của ngân hàng, điều đó làm cho ngày càng nhiều người dân biết đến và tin cậy. Kết quả là trong năm vốn huy động của ngân hàng đã tăng cao.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã được đẩy mạnh hơn, nó được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh trên vốn huy động trong năm này là 101,30%, bởi trong năm ngân hàng đã tăng cường công tác cho vay, thông qua việc tung ra nhiều chương trình cho vay, mở ra nhiều kênh tín dụng như là bơm vốn tín dụng qua việc hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên do việc điều chỉnh cơ cấu cho vay sang lĩnh vực tiêu dùng đối với những đối tượng khách hàng là cá nhân, các hộ gia đình đã làm cho tỷ lệ dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh trên vốn huy động vào 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng nhẹlà 102,46 % ( Bảng 4.27).
Nhìn chung qua 3 năm trở lại đây, chính sách tín dụng phù hợp với chính sách phát triển của ngân hàng, tình hình cho vay vốn của ngân hàng phần nào đạt hiệu quả cao hơn, ngân hàng đã sử dụng hầu như là toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay, từ đó phát huy được hiệu quả của nguồn vốn huy động.
4.3.2 Tỷ lệ dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ
Bảng số liệu 4.27 cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn cao trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng theo thời gian. Bởi vì thời gian cho vay ngắn nên nguồn vốn thu hồi nhanh hơn, vì thế nguồn vốn để tái đầu tư, mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng được đảm bảo và ít gặp rủi ro hơn các khoản cho vay trung dài hạn, thêm vào đó, nhu cầu vốn ngắn hạn của người dân ngày càng tăng. Trong khi đó, dư nợ trung dài hạn thì chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ, một mặt là do số lượng khách hàng có nhu cầu vay thời hạn dài
64
chưa nhiều, mặt khác do các món vay cũ đã đáo hạn nhưng chưa có thêm dự án đầu tư mới.
Do đó, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu vay vốn để sửa chữa, xây dựng mới và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng nếu cho vay thời hạn ngắn thì họ không thể thu hồi kịp vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Cho nên trong thời gian tới Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trung dài hạn nhiều hơn nữa nhưng phải làm tốt khâu thẩm định để hạn chế rủi ro xảy ra.
4.3.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng hay nói cụ thể hơn là chất lượng của công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng như là thể hiện uy tín của khách hàng trong việc trả nợ vay.
Theo bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng được quản lý chặt chẽ hơn, mặc dù dư nợ cũng như doanh số cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng tăng qua các năm thế nhưng dư nợ chuyển nợ quá hạn lại giảm dần cho thấy công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ của cán bộ tín dụng là khá tốt. Qua kết quả này có thể khẳng định hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng là hiệu quả và luôn nằm trong tầm kiếm soát của ngân hàng.
4.3.4 Hệ số thu nợ
Hệ số này nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng (hệ số này càng gần 1 càng tốt), tuy nhiên với mỗi thời điểm khác nhau, ở mỗi ngân hàng sẽ có sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, nên không thể đơn giản dựa vào sự tăng giảm của hệ số này mà kết luận công tác thu nợ của một ngân hàng nào đó là không hiệu quả, cần phải liên hệ đến tình hình thực tế để đánh giá khách quan hơn.
Hệ số thu nợ tại ngân hàng có diễn biến không ổn định và giảm dần qua từng năm, bởi một mặt ngân hàng đặt mục tiêu tăng doanh số cho vay sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong cho vay, hơn thế nữa là do trong năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm. Do đó trong thời gian tới để nâng cao và phát triển công tác tín dụng, ngân hàng cần tăng cường tổ chức theo dõi quản lý thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng thực hiện
65
nhiệm vụ trả nợ đúng hạn theo quy định trong hợp đồng nhằm đảm bảo tiền cho vay phát ra đều được thu hồi nhanh chóng và an toàn nhất.
4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong các năm qua có sự biến động. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay tại Ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao, thời gian thu hồi vốn còn chậm. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực tăng cường thu hồi nợ hơn nữa làm vòng quay vốn tín dụng cá nhân tăng lên trong thời gian tới. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cũng như tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng và khả năng tái đầu tư vốn của Ngân hàng, cần đẩy chi tiêu này lên càng cao càng tốt. Tuy có sự giảm sút của vòng quay vốn tín dụng sản xuất kinh doanh của ngân hàng qua các năm nhưng nhìn trên tổng thể thì cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng sản xuất kinh doanh của ngân hàng là khá nhanh. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng được sử dụng triệt để, và Ngân hàng đã đưa vốn kịp thời đến người dân giúp họ mở rộng qui mô sản xuất, ổn định đời sống và
góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế.
Tóm lại, qua việc phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long – PGD
Hòa Bình có thể thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng tương đối tốt trong