Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình duy trì và thúc đặy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt Nam, một nước đang ở trình độ kinh tế phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có nhiều cơ hội nhưng đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu. Để có thể tham gia vào tiến trình hội nhập này Việt Nam buộc phải tham gia và có giải pháp phát triển đồng bộ tất cả các ngành, đặc biệt là ngành GTVT, một ngành quan trọng không thể thiếu trong việc phục vụ sự phát triển của các ngành khác.
Cho đến nay, ngành GTVT đã ký kết được 13 hiệp định khung về đường biển, 3 hiệp định về đường bộ, 1 hiệp định về đường sông. Đó là các hiệp định tìm kiếm tầu bị nạn, công nhận bằng lái xe, công nhận giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật xe cơ giới, hiệp định khung về quá cảnh, tham gia hiệp định khung về vận tải đa phương thức, cũng như hiệp định ASEAN về dịch vụ, dự án mạng đường bộ ASEAN, mạng đường bộ xuyên Á, dự án hành lang Đông – Tây, cầu đường trên vùng sông Mê Kông, đường sắt Singapore – Côn Minh,... Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã ký kết hiệp định chung về vận tải đường bộ với Trung Quốc, Lào, Căm pu chia.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một nhu cầu tất yếu trong xu thế kinh tế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Đường lối mở cửa của chúng ta bao gồm cả việc hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành GTVT theo chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước cũng cần phải có chiến lược cụ thể của riêng mình dựa vào các lợi thế, tiềm năng đặc thù của ngành để nắm bắt cơ hội, vượt qua các thử thách, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Cần phải đánh giá đúng cơ hội và thách thức, thực trạng và lợi thế để xây dựng lộ trình hội nhập bao gồm định
hướng phát triển, mục tiêu phấn đấu và các giải pháp lớn đảm bảo sự phát triển mạnh và bền vững.