II. ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
2.5.12 Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính:
Theo quy định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiện một (công ty tài chính chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty tài chính tổng hợp) (Điều 108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Luật giao quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động...) để công ty tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định (một hoạt động - công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số hoạt động - công ty tài chính tổng hợp). Công ty tài chính cũng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Đặc biệt, như đã đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính và được thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện một số hoạt
động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ hình thức nào.
KẾT LUẬN
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều xoay quanh các ngành nghề có liên quan đến sức khoẻ con người hoặc ảnh hưởng mạnh đối với nền kinh tế. Mắc dù trong thời gian qua Việt Nam cũng có nổ lực để cải thiện tình trạng phức tạp trong đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện nhưng dường như vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề. Điều này đã gây cản trở khá nhiều trong việc phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong thời gian tới Việt Nam cần có định hướng và lộ trình rõ ràng để có thể giảm bớt thêm các điều kiện khi tham gia kinh doanh. Qua đó thu hút được nhiều công ty tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng là những định chế tài chính vô cùng quan trọng nhằm điều hoà lượng tiền có trong dân chúng. Chính vì vậy các quy định về điều kiện kinh doanh ngày càng gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó Việt Nam mới có thể thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài.
Như đã phân tích, quá trình cải thiện quy định tạo ra nhiều thách thức trong việc quản lý của Nhà Nước. Việt Nam cần biết tận dụng triệt để những thuận lợi và có những giải pháp hợp lý khắc phục những hạn chế để trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
PHỤ LỤC 01
MẪU GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2011/TT-NHNN)