Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD:

Một phần của tài liệu Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng, các đề xuất, kiến nghị của nhóm (Trang 47)

II. ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

2.7. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD:

danh khác của TCTD:

Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một TCTD thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD... Do đó, một số các quy định về tổ chức quản lý, tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. So với Luật các TCTD, Nghị định 102/CP - cũng như Luật Doanh nghiệp (2005), Luật các TCTD 2010 đã bổ sung và được cụ thể bởi nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD. Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả. Những thay đổi chủ yếu tiêu chuẩn điều hiện đối với người quản lý, người điều hành Luật các TCTD hiện nay được nhận định như sau:

Nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của TCTD: Do thiếu quy định cụ thể, đặc thù về tổ chức, quản trị, điều hành kiểm soát của các tổ chức tín dụng trước đây đã dẫn đến việc phát sinh xung đột giữa các quy định hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (có giá trị pháp lý thấp hơn so với các Luật) với các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,… Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, việc Luật các TCTD 2010 quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng về tổ chức và công tác quản trị, điều hành, kiểm soát của từng loại hình tổ chức tín dụng đã gia tăng hiệu quả trong cả công tác quản lý và công tác điều hành các TCTD.

Luật các TCTD 2010 đã cõ những bổ sung cần thiết để đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát. Những yêu cầu bổ sung được thể hiện rõ hơn tại các điều 33, 34, 36,37, 50 như: Ngoài những điều kiện được quy định tại luật các TCTD 1997 thì theo Luật 2010 còn bổ sung thêm nếu là thành viên của ban quản trị thì phải “là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại điện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp là thành viên hội đồng thành viên, thành viên độc lập của hội đồng quản trị hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 3 năm là người quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán, hoặc kế toán.

Ngoài ra Luật TCTD 2010 cũng có yêu cầu cao hơn về trình độ của thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng như phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; và qui định cụ thể về thâm niên làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề liên quan.

Một điểm mới quan trọng nữa là các ngân hàng thương mại phải có thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị (khoản 2 điều 50 và điều 62) với những điều kiện rất khó: không phải là người làm việc cho chính ngân hàng trong ít nhất 3 năm trước đó, không sở hữu từ trên 1% vốn điều lệ… Đây sẽ là những nhân tố đảm bảo hạn chế rủi ro, ngăn chặn sự thâu tóm trong nội bộ tổ chức.

Với những yêu cầu khắt khe về nhân sự, cho thấy sự cẩn trọng của các nhà điều hành kinh tế, ngăn chặn sự lũng đoạn hoạt động ngân hàng của các cá nhân, tổ chức là cổ đông lớn cũng như hạn chế tối đa xung đột lợi ích. Có thể thấy rằng mọi sự thay đổi của luật các TCTD điều hướng tới việc xây dựng một hệ thống an toàn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng đội ngũ quản lý của tổ chức tín dụng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng, các đề xuất, kiến nghị của nhóm (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w