Múa sư tử trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu Đề tài NGHỆ THUẬT múa sư TỬ TRONG văn HOÁ TRUNG HOA (Trang 25 - 26)

II. NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DI ỆN VĂN HÓA

2.3.2.Múa sư tử trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng dân gian

Trung Quốc có nền văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, có rất nhiều lễ hội nông nghiệp và các lễ hội tín ngưỡng dân gian. Lễ hội có thường có 2 phần : phần lễ và phần hội, thông thường sau phần lễ sẽ là phần biểu diễn của đội múa sư tử để khai mạc phần hội. Cũng có khi sau phần biểu diễn múa sư tửđể tạo không khí, gây chú ý cho đám đông, sau

đó ngừoi ta mới bắt đầu phần lễ, sau phần lễ thường là các mục biểu diễn võ thuật và nội công đan xen vào các tiết mục khác của phần hội. Có thể nói, nhờ có múa sư tử mà các lễ

hội của người Hoa có màu sắc và không khí rất đặc trưng, khó mà nhầm lẫn với lễ hội của các dân tộc khác.

Sự phát triển của nghệ thuật múa sư tử cũng có quan hệ chặt chẽ với các lễ hội tín ngưỡng dân gian, nhất là các tín nguỡng mang màu sắc Phật giáo dân gian, tín nguỡng thờ

Ngũ Hổ và thờ vật tổ là hổ -sư tử.

Múa sư tử có từ thời Tam Quốc, nhưng mãi đến thời Nam –Bắc triều nó được tách ra thành một môn nghệ thuật độc lập và bắt đầu được biểu diễn rộng rãi, thịnh hành nhất là vào đời nhà Đường, phát triển mạnh mẽ sang các nuớc bắt đầu từ cuối thời nhà Minh đầu

đời nhà Thanh. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển, không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo.

Theo thần thoại Ấn Độ, sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Visnu, vì sùng bái Visnu nên được Visnu ban cho phép trường sinh. Phật giáo Ấn Độ ra đời trên cơ

sở tiếp thu rất nhiều tín điều của Ấn Độ giáo, vì thế trong giai đoạn đầu, các Phật tử cũng rất sùng bái con sư tử. Còn trong niềm tin của Phật giáo, sư tử là vật cưỡi của Văn Thù Bồ

nghệ thuật múa sư tử nhưđược tiếp sức và phát triển theo rất mạnh mẽ, vì thế Phật giáo có vai trò quan trong trong giai đoạn đầu phát triển của bộ môn nghệ thuật này.

Một phần của tài liệu Đề tài NGHỆ THUẬT múa sư TỬ TRONG văn HOÁ TRUNG HOA (Trang 25 - 26)