TRÍCH LÁ NEEM VÀ LÁ LƯỢC VÀNG ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS
NIGER GÂY HẠI TRÊN TRÁI CAM SÀNH SAU THU HOẠCH
3.1.1 Khả năng hạn chế của dịch trích thực vật và dung dịch CaCl2 đối với sự phát triển khuẩn ty nấm trong điều kiện invitro
Nhìn chung, kết quả ghi nhận vào bốn thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ sau thử nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy đa số các nghiệm thức có xử lý với dịch trích và CaCl2 đều có khả năng hạn chế đường kính khuẩn ty nấm Aspergillus niger. Tuy nhiên, khả năng hạn chế đường kính khuẩn ty ở các nghiệm thức có xử lý dịch trích và CaCl2 ở các thời điểm quan sát là khác nhau.
Tại thời điểm 24 giờ sau thử nghiệm (GSTN), chỉ có duy nhất nghiệm thức dịch trích lá neem 6% thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính khuẩn ty nấm so với nghiệm thức đối chứng không xử lý, lần lượt là 19,7 mm và 25,1 mm. Các nghiệm thức có xử lý dịch trích còn lại có đường kính khuẩn ty tương đương và khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Ở thời điểm quan sát tiếp theo (48 GSTN), kết quả ghi nhận tương tự thời điểm 24 GSTN, nghiệm thức neem 6% tiếp tục thể hiện hiệu quả cho đường kính khuẩn ty là 36,7 mm. Đến thời điểm 72 và 96 GSTN, ngoại trừ hai nghiệm thức xử lý bằng CaCl2 40 mM và 60 mM, các nghiệm thức còn lại đều thể hiện khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Aspergillus niger. Cụ thể, ở 72 GSTN, nghiệm thức neem 6% tiếp tục cho đường kính khuẩn ty nhỏ nhất (57,7 mm), kế đến là dịch trích lá lược vàng 6% (59 mm), dịch trích lá lược vàng 4% (61,3 mm) và dịch trích lá neem 4% (61,8 mm), sau cùng là dịch trích lá neem 2% (62,6 mm) và dịch trích lá lược vàng 2% (62,8 mm), CaCl2 20mM (61,4 mm); đều thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (70,3 mm). Ở 96 GSTN, đường kính khuẩn ty của các nghiệm thức lần lượt là dịch trích lá neem 6% (72,3 mm), dịch trích lá lược vàng 6% (75,3 mm), dịch trích lá lược vàng 4% (76,8 mm) và dịch trích lá neem 4% (75,2 mm), sau cùng là dịch trích lá neem 2% (75,7 mm) và dịch trích lá lược vàng 2% (76,6 mm), CaCl2 20 mM (78,2 mm); cũng đều thấp hơn có ý nghĩa so nghiệm thức đối chứng (85,3 mm) (Bảng 3.1).
24
Bảng 3.1: Đường kính (mm) khuẩn ty của nấm Aspergillus niger trong điều kiện in vitro
Nghiệm thức Đường kính khuẩn ty qua các thời điểm quan sát Loại dịch trích Nồng độ 24 GSTN 48 GSTN 72 GSTN 96 GSTN Lá neem 2% 23,3 bc 42,5 c 62,6 c 75,7 bc 4% 22,5 c 41,8 c 61,8 cd 75,2 bc 6% 19,7 d 36,7 d 57,7 e 72,3 c Lá lược vàng 2% 23,6 bc 43,4 c 62,8 c 76,6 bc 4% 23,6 bc 42,4 c 61,3 cd 76,8 bc 6% 22,8 bc 41,0 c 59,0 de 75,3 bc CaCl2 20 mM 22,3 c 40,7 c 61,4 cd 78,2 b 40 mM 25,4 b 48,0 b 70,8 b 88,0 a 60 mM 29,5 a 56,1 a 77,8 a 84,5 a Đối chứng nước cất 25,1 bc 42,8 c 70,3 b 85,3 a Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 8,73 6,97 4,17 5,04
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %.
Hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Aspergillus niger trong điều kiện in vitro được thể hiện ở Bảng 3.2. Tại thời điểm 24 GSTN, nghiệm thức dịch trích lá neem 6% có hiệu quả ức chế 21,61%, là nghiệm thức xử lý duy nhất cho hiệu quả khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức không xử lý. Các nghiệm thức còn lại có hiệu quả ức chế nằm trong khoảng 0,00 – 10.98% và khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng.
Ở thời điểm 48 GSTN, tất cả các nghiệm thức xử lý đều không thể hiện được hiệu quả khi so với nghiệm thức đối chứng không xử lý (Bảng 3.2).
Đến thời điểm 72 GSTN, ngoại trừ hai nghiệm thức xử lý với CaCl2 40 mM và 60 mM, các nghiệm thức xử lý còn lại cho hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty và khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Các nghiệm thức dịch trích lá neem 2%; 4%; 6% và dịch trích lá lược vàng 2%; 4%; 6% có hiệu quả ức chế tương đương nhau và lần lượt là 10,93%; 11,93%; 18,06%; 10,50%; 12,65% và 15,98%. Nghiệm thức xử lý với CaCl2 20 mM cho hiệu quả ức chế đường kính khuẩn ty (12,57%) và khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3.2).
Đến thời điểm 96 GSTN, chỉ có nghiệm thức neem 6% cho hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty là 15,30 % và khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Tất cả các nghiệm thức còn lại có hiệu quả ức chế thấp hơn so với thời điểm 72 giờ và không khác biệt so với đối chứng.
25
Bảng 3.2: Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm Aspergillus niger của các loại dịch trích và dung dịch CaCl2 trong điều kiện in vitro
Nghiệm thức Hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm qua các thời điểm quan sát Loại dịch trích Nồng độ 24 GSTN 48 GSTN 72 GSTN 96 GSTN Lá neem 2% 6,98 ab 0,52 10,93 a 11,21 abc 4% 10,33 ab 2,01 11,93 a 11,44 abc 6% 21,61 a 14,16 18,06 a 15,30 a Lá lược vàng 2% 5,95 ab 0,00 10,50 a 9,90 abc 4% 6,00 ab 0,70 12,65 a 9,63 abc 6% 9,29 ab 4,03 15,98 a 11,52 ab CaCl2 20 mM 10,98 ab 4,85 12,57 a 8,04 abc 40 mM 0,00 b 0,00 0,00 b 0,00 d 60 mM 0,00 b 0,00 0,00 b 0,80 cd Đối chứng nước cất 0,00 b 0,00 0,00 b 0,00 bcd Mức ý nghĩa * ns * * CV (%) 9,90 8,83 10,17 15,05
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %.
Như vậy, qua các kết quả vừa trình bày, dịch trích lá neem (ở các nồng độ 2, 4 và 6%), dịch trích lá lược vàng (nồng độ 2, 4 và 6%) và CaCl2 20 mM thể hiện hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Aspergillus niger. Trong đó, nghiệm thức xử lý dịch trích lá neem 6% thể hiện hiệu quả sớm từ 24 GSTN và hiệu quả này kéo dài đến 96 GSTN. Đứng ở vị trí thứ hai là dịch trích lá lược vàng 6%, tuy nhiên dịch trích này không cho hiệu quả kéo dài như dịch trích lá neem 6%. Hai loại dịch trích thực vật với các nồng độ hiệu quả trên được chọn để sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo. Theo Mondali và ctv. (2009), nghiên cứu rằng sử dụng dịch trích lá neem ở nồng độ 1% ở các thời điểm 24, 48, 72 và 96 GSTN ức chế sự phát triển của sợi nấm Aspergillus spp. tương ứng 26,32%, 16,00%, 42,11% và 5,00% trong điều kiện in vitro. Ở nồng độ dịch trích lá neem càng cao thì hiệu quả ức chế thể hiện càng sớm và càng cao (Mondali và ctv., 2009). Rashid và ctv. (2004), đã thử nghiệm trong điền kiện in vitro cho thấy dịch trích lá neem ở nồng độ 2% ức chế 100% sự phát triển của sợi nấm Phytophthora infestans, năm 1983, Sadri và ctv. đã báo cáo rằng trong dịch trích lá neem có chứa chất gedunin (tetranortriterpenoid), đây là chất có hoạt tính kháng nấm (Rashid và ctv., 2004). Năm 2000, Amadioha đã nghiên cứu chứng minh dịch trích lá Azadirachta indica
26
kiện in vitro. Vir và Sharma (1985; trích dẫn từ Rajput và ctv., 2011 ), nghiên cứu rằng tinh dầu của hạt neem ở nồng độ 10% ức chế hoàn toàn 100% sự phát triển của sợi nấm Fusarium moniliforme, Aspergillus niger, Drechslera rostrata và Macrophomina phaseolina trong điều kiện in vitro. Theo nghiên cứu của Nath và ctv. (2012), cho thấy khi xử lý với dịch trích lá neem ở nồng độ 50% giúp ức chế 70,4% sự nảy mầm bào tử nấm Penicillium brevicompactum gây bệnh thối trên quýt đường trong điều kiện in vitro. Hiện nay, những nghiên cứu về dịch trích từ lược vàng chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực y học, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chưa nghiên cứu cụ thể trên người, và chưa thấy bất cứ nghiên cứu ứng dụng gì trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Olennikov và ctv. (2008), đã xác định thành phần hóa học từ dịch trích của Callisia fragrans gồm carbohydrates, ascorbic acid, amino acids, gallic, caffeic, chicoric, ferulic, flavonoid (quercetin, kaempferol), courmarin (umbelliferon, scopoletin), antraquinon (aloe – emondine), hợp chất triterpenic (β_sitoterol) và choline. Hai hợp chất coumarin và flavonoid đã được chứng minh là có hiệu quả để phòng trị vi sinh vật gây bệnh sau thu hoạch (Ojala và ctv., 2000; Ortuno và ctv., 2006; Sanzani., 2009; trích dẫn từ Gatto và ctv., 2011). Acid caffeic cũng là một chất có tác dụng ức chế vi sinh vật gây bệnh sau thu hoạch (Zhu và ctv., 2004; Widmer và Laurent, 2006; Korukluoglu và ctv., 2008 ; trích dẫn từ Gatto và ctv., 2011). Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay, hóa chất thường được sử dụng trong xử lý sau thu hoạch nên trong số ba nghiệm thức xử lý bằng hóa chất, nghiệm thức xử lý bằng CaCl2 20 mM cho hiệu quả tốt hơn hai nghiệm thức còn lại nên được chọn để tiếp tục khảo sát trong các thí nghiệm tiếp theo. Mặt dù, CaCl2 20 mM cho hiệu quả tốt hơn hai nghiệm thức CaCl2 40 và 60 mM, nhưng nghiệm thức này chỉ cho hiệu quả ức chế khác biệt với đối chứng ở một thời điểm và hiệu quả ức chế không cao chỉ khoảng 12,57%. Hiệu quả của việc xử lý CaCl2 trong nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Yu và ctv. (2012), họ cho rằng calcium chloride là chất có hoạt tính kháng nấm thấp.
27
Hình 3.1: Hiệu quả của dịch trích thực vật và CaCl2 với nấm Aspergillus niger trên môi trường PDA thời điểm 96 giờ sau thử nghiệm trong điều kiện
in vitro.
(A): Đối chứng (B): CaCl2 20 mM (C): Lược vàng 6% (D): Neem 6%
A B
28
3.1.2 Hiệu quả của việc xử lý CaCl2, dịch trích lá neem và lá lược vàng trước khi lây bệnh nhân tạo trên trái
Nhìn chung, qua kết quả ghi nhận vào sáu thời điểm (4, 5, 6, 8, 10 và 12 ngày) sau khi xử lý dịch trích và CaCl2 ở Bảng 3.3 cho thấy đa số các nghiệm thức có xử lý đều thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh do nấm Aspergillus niger gây ra trong điều kiện in vivo. Tuy nhiên, khả năng hạn chế đường kính vết bệnh ở các nghiệm thức khác nhau thì khác nhau.
Tại thời các thời điểm 4, 5, 6 và 8 ngày sau khi xử lý (NSXL), cả ba nghiệm thức neem 6%, lược vàng 6% và CaCl2 20 mM đều không thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh trên trái và không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng xử lý với nước cất. Tuy nhiên, đến thời điểm 10 NSXL, nghiệm thức lược vàng 6% và CaCl2 20 mM thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh trên trái và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, lần lượt là 104,83 mm, 96,17 mm và 131,17 mm. Nghiệm thức còn lại thể hiện hiệu quả không khác biệt so với đối chứng. Đến thời điểm 12 NSXL, hai nghiệm thức lược vàng 6% và CaCl2 20 mM tiếp tục cho đường kính vết bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Cụ thể, ở thời điểm 12 NSXL, nghiệm thức lược vàng 6% và CaCl2
20 mM cho đường kính vết bệnh lần lượt là 128,92 mm và 127,83 mm; nghiệm thức đối chứng cho đường kính là 161,00 mm. Nghiệm thức neem 6% vẫn cho đường kính tương đương không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Đường kính (mm) vết bệnh trên trái do nấm Aspergillus niger gây ra trong điều kiện in vivo
Nghiệm thức Đường kính vết bệnh qua các thời điểm quan sát Loại dịch trích Nồng độ 4 NSXL 5 NSXL 6 NSXL 8 NSXL 10 NSXL 12 NSXL Neem 6% 54,33 70,92 a 93,25 a 117,67 a 137,17 a 153,75 ab Lược vàng 6% 50,42 62,17 ab 78,25 ab 90,33 b 104,83 b 128,92 b CaCl2 20 mM 44,58 56,08 b 71,33 b 81,92 b 96,17 b 127,83 b Đối chứng nước cất 48,92 60,08 ab 80,58 ab 105,50 ab 131,17 a 161,00 a Mức ý nghĩa ns * * * * * CV (%) 22,18 23,00 26,36 27,99 27,17 21,57
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %.
29
Hình 3.2: Hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh của dịch trích thực vật và hóa chất CaCl2
trước khi lây bệnh nhân tạo với nấm Aspergillus niger ở các thời điểm trong điều kiện in vivo
(A): 8 NSXL (B): 10 NSXL (C): 12 NSXL
A
B
30
Hiệu quả ức chế sự phát triển của vết bệnh trên trái do nấm Aspergillus niger
gây ra trong điều kiện in vivo được thể hiện ở Bảng 3.4. Tại các thời điểm quan sát 4, 5, 6, 8, 10 và 12 NSXL, tất cả các nghiệm thức đều không thể hiện hiệu quả ức chế sự phát triển của đường kính vết bệnh trên trái.
Bảng 3.4: Hiệu quả ức chế (%) của dịch trích và CaCl2 đối với đường kính vết bệnh của trái do nấm Aspergillus niger gây ra trong điều kiện in vivo
Nghiệm thức Hiểu quả ức chế vết bệnh qua các thời điểm quan sát
Loại dịch trích Nồng độ 4 NSXL 5 NSXL 6 NSXL 8 NSXL 10 NSXL 12 NSXL Neem 6% 0,00 0,00 0,00 0,00 b 0,00 b 4,45 Lược Vàng 6% 0,00 0,00 0,00 11,56 a 18,94 a 19,71 CaCl2 20 mM 5,89 4,41 9,33 22,55 a 26,96 a 20,37 Đối chứng nước cất 0,00 0,00 0,00 0,00 a 0,00 ab 0,00 Mức ý nghĩa ns ns ns * * ns CV (%) 16,77 18,62 17,87 20,82 16,19 22,41
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5%.
Như vậy, qua kết quả vừa trình bày, hai nghiệm thức xử lý với dịch trích lá lược vàng ở nồng độ 6%, và CaCl2 ở nồng độ 20 mM thể hiện hiệu quả hạn chế sự phát triển của đường kính vết bệnh trên trái do nấm Aspergillus niger trong điều kiện in vivo. Tuy nhiên, hai nghiệm này thể hiện hiệu quả không cao và chỉ thể hiện hiệu quả ở 2 thời điểm cuối (10 và 12 NSXL ). Nghiệm thức xử lý với dịch trích lá neem 6%, không thể hiện hiệu quả ức chế ở tất cả các thời điểm quan sát. Các dịch trích thô, thường chứa flavonoid hình thành nên glycosidic, ở đó có sự hiện diện của hàm lượng đường dẫn đến làm giảm hiệu quả của các loại dịch trích đến một vài loài vi sinh vật (Phee và ctv., 1994; Kapoor và ctv., 2007; Parvathy và ctv., 2009; trích dẫn từ Negri, 2012).
31
3.1.3 Hiệu quả của việc xử lý dung dịch CaCl2, dịch trích lá neem và lá lược vàng sau khi lây bệnh nhân tạo trên trái
Nhìn chung, kết quả ghi nhận vào sáu thời điểm (1, 2, 3, 4, 5, và 6 ngày) sau khi xử lý dịch trích và CaCl2 ở Bảng 3.5 cho thấy tất cả các nghiệm thức có xử lý với dịch trích và CaCl2 đều cho khả năng hạn chế đường kính vết bệnh trên trái do nấm Aspergillus niger gây ra trong điều kiện in vivo. Tuy nhiên, khả năng hạn chế đường kính vết bệnh trên trái ở các nghiệm thức có xử lý dịch trích và CaCl2 ở các thời điểm quan sát là khác nhau.
Tại thời điểm 1 ngày sau khi xử lý (NSXL), cả ba nghiệm thức xử lý với dịch trích lá neem 6%, lá lược vàng 6% và CaCl2 20 mM đều thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức đối chứng xử lý với nước cất vô trùng, lần lượt là 37,75 mm, 39,58 mm, 38,42 mm và 51,42 mm. Ở hai thời điểm quan sát tiếp theo là 2 và 3 NSXL, kết quả ghi nhận tương tự như thời điểm 1 NSXL, cả ba nghiệm thức xử lý với dịch trích lá neem 6%, lá lược vàng 6% và CaCl2 20mM tiếp tục thể hiện hiệu quả hạn chế đường kính vết bệnh trên trái và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Cụ thể, ở thời điểm 2 NSXL đường kính vết bệnh của nghiệm thức neem 6%, lược vàng 6% và CaCl2 20 mM lần lượt là 51,33 mm, 55,50 mm và 48,00 mm; nghiệm thức đối chứng có