chi phối nhiều quy phạm của luật này. Nói cách khác nguyên tắc này là cơ sở pháp lý để thiết lập chế độ pháp lý các vùng của các vùng biển và duy trì trên đó họat động của các đối tượng tham gia sử dụng biển. Điều này có nghĩa rằng, tự do biển cả với những nội dung nêu trên không chỉ tồn tại duy nhất ở vùng biển cả, mà nó còn có giá trị pháp lý đối với những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền của quốc gia ven biển.
Vấn đề này xuất phát từ lý luận truyền thống : Biền là không gian mở đối với các quốc gia, theo đó, việc thiết lập các vùng biển có quy chế pháp lý khác nhau không có nghĩa là tạo ra sự chia cắt hoàn toàn độc lập giữa những khoảng không gian này với nhau, dự a theo các nhóm lợi ích đối lập. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc tự do biển cả để thiết lập trật tự pháp lý trên biển phải đảm bảo đựơc hai vấn đề :
+ Đảm bảo duy trì quyền tự do cơ bản và truyền thống của cộng đồng quốc tế trong sử dụng biển;
+ Đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong hưởng lợi ích và sử dụng biển vì mục đích hòa bình.
Nguyên tắc tự do biển cả một mặt hạn chế xu thế mở rộng thái quá chủ quyền của các nước ven biển lấn át biển công, mặt khác, duy trì quyền lợi vốn có của các quốc gia, không chỉ biển cả mà còn trên cả các vùng biển mà về pháp lý thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mỗi quốc gia.
Nguyên tắc tự do biển cả luôn được coi là nền tảng mang tính xuất phát điểm cho sự hình thành và phát triển các quy phạm của Luật biển quốc tế.
9. Câu 9: Phân tích tính công bằng trong luật biển Quốctế tế
Nguyên tắc công bằng là một trong những nguyên tắc quan trọng được quy định trong Công ước về luật biển Quốc tế 1982. Nguyên tắc công bằng này được thể hiện ở một số khía cạnh sau :
- Thừa nhận những quyền của các QG không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các QG có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa
vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển cả của các QG khác. Xét ở khía cạnh này, quyền của của các QG không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý bao gồm các quyền sau :
+ Các QG có quyền đi qua nhưng vô hại : Công ước về luật biển 1982 quy định các vùng biển mà các tàu thuyền có quyền đi qua nhưng phải có nghĩa vụ vô hại gồm : nội thủy, lãnh hải của QG ven biển. Nguyên tắc này được áp dụng cho hàng hải quốc tế, QG ven biển phải đối xử công bằng phù hợp với LQT cho tất cả các tàu thuyền của QG khác khi đi qua các vùng biển này và các tàu thuyền đó phải tôn trọng pháp luật QT và PL QG ven biển. Nguyên tắc này đã thể hiện sự công bằng cho các QG, bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ của QG có biển và tại sự đi lại giao lưu thông thương mua bán, vận chuyển hàng hải của các QG trên thế giới, góp phần sự dụng vận tải đường biển được tốt hơn, tránh được tình trạng phân biệt đối xử với những QG khác.
+ Quyền quá cảnh : được quy định tại khoản 1 điều 38 Công ước LHQ về Luật biển . Theo đó, tất cả các tau thuyền và phươn tiện bay đều được hưởng quyền quá cảnh mà không bị cản trở ở các eo biển luật quy định. Trong khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển QT, tàu thuyền và các phương tiện bay có nghĩa vụ : đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ, tức là việc đi qua được tiến hành liên tục nhanh chóng; Không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các QG ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với nguyên tắc PLQT đã được nêu trong Hiến chương LHQ, hay nói cách khác là không làm phương hại đến hòa bình, trật tự an ninh của QG ven biển.
+ Quyền của các QG không có biển đi ra biển và từ biển vào : các QG không có biển có quyền đi ra biển và quyền từ biển đi vào để sử dụng các quyền được trù định trong công ước về Luật biển, tại điều 69, như quyền khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vất của các vùng đặc quyền kinh tế của các QG ven biển.
- Không đặt biển cả dưới chủ quyền của bất cứ QG nào. Quy định như vậy nhằm bác bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đối với biển cả cũng như đối với vùng- di
sản chung của loài người. Nguyên tắc này được quy định từ điều 86 đến điều 89 của Công ước về Luật biển 1982. Nguyên tắc này xuất phát từ quan niệm từ rất lâu đời đó là biển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về pháp luật. Tuy nhiên, thực tế áp dụng nguyên tắc này lại không được đồng nhất, không tuyệt để giữa các QG, vì thực tế xảy ra nhiều cuộc tranh giành chủ quyền biển của các QG mà điển hình là cuộc tranh giành về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chủ yếu giữa Vn và TQ.
- Vùng đáy biển ( vùng) có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng và tài nguyên nằm dưới đáy biển cả và lòng đất duới đáy biển cả là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các QG, dù QG có biển hay không có biển, để sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình , không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các QG, dù là QG có biển hay không có biển. Thay mặt cho toàn thể loài người là tổ chức Cơ quan quyền lực ( the Authority) , có tất cả các quyền đối với tài nguyên của Vùng. Cơ quan quyền lực đảm bảo việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong vùng, thông qua bộ máy của mình. Ví dụ như Lào là QG không có biển, nhưng Lào có thể thực hiện việc khai thác thăm dò tài nguyên dưới đáy biển nhưng việc khai thác đó phải dựa trên cơ sở hòa bình và vì mục đích của toàn thể loài người và phải được thông qua cơ quan quyền lực QT và được phân công cụ thể.
- Trong phân định biển, áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là bảo đảm cho mỗi QG ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hũu quan. Nguyên tắc công bằng trong phân định đã được đề cập trong Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc 1969 và hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán QT. Nó cũng thể hiện trong thực tiễn QT, trong sự thắng thế của nhóm công bằng ( nhóm 29) đối với nhóm cách đều ( nhóm 22) trong hội nghị lần thứ 3 của LHQ về Luật biển. Nguyên tắc công bằng trong phân định biển được quy định tại các điều 15, 59, 74, 83 của Công ước về Luật biển 1982. Các phương pháp phân định biển hiện nay có những phương pháp như phương pháp
đường trung tuyến, phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh, phương pháp tạm thời( thành lấp các vùng thăm dò khai thác chung) , phương pháp phần kéo dài tự nhiên của biên giới trên bộ, phương pháp vuông góc đối với hướng đi chung của bời biển, phương pháp đường kinh tuyến vĩ tuyến.
Vấn đề phân định biển là một vấn đề hết sức quan trọng lian quan đến chủ quyền QG đối với lãnh thổ. Việc phân định biển giữa các nước cần phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng đích thực, có cơ sở luật pháp và thực tiễn QT, phù hợp với hoàn cảnh khách quan của từng khu vực, đáp ứng một cách hợp lý lợi ích chính đáng của mỗi bên. Nếu không việc phân định sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường : dâng hiến lãnh thổ QG, tài nguyên thiên nhiên của QG cho nước ngoài một cách hợp pháp.
Trong nguyên tắc công bằng này, Luật biển QT 1982 đã quy định một số quyền của QG không có biển, có một số quyền đặc biệt. Bên cạnh đó, cũng quy định một số nguyên tắc nhằm bảo đảm tính công bằng giữa các QG ven biển, đây chỉ mang tính lý thuyết. Trên thực tế các nguyên tắc này rất khó áp dụng bởi nhiều QG có biển thường không muốn chia sẻ lợi ích cho các QG không có điều kiện về biển. Vì vậy, giải pháp công bằng phải được hiểu không phải là sự cân bằng hay sự chia đôi mà là sự xem xét và đặt lên bàn cân tất cả các hoành cảnh cụ thể để tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên có thể coi kết quả mà nó đem lại là sự công bằng. Nhìn chung, qua các phán quyết của TAQT, bản án trọng tài QT, các thỏa thuận phân định giữa các QG đều thể hiện được một phần nào đó của sự công bằng. Vì vậy cần nâng cao xai trò của những cơ quan này đồng thời phải đề cao phương pháp thỏa thuận giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra.