biển QT
Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng quyết liệt, lúc đó, người ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng biển”.Từ đó đã hình thành hai quan điểm, hai học thuyết trái ngược nhau đó là: tự do biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc gia (rescommunis). Ban đầu , tự do biển cả là TQQT sau đó được các nhà khoa học đưa lên là học thuyết, sau đó được pháp điển hóa thành nguyên tắc.
Do đặc trưng không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào, quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, hiểu theo hai khía cạnh pháp lý cơ bản:
+ Thừa nhận sự ngang nhau về quyền và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả. + Không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí và hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả.
Bản chất pháp lý này của biển cả được thể hiện và đảm bảo bằng nội dung của nguyên tắc tự do biển cả : Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do được quy định trong luật quốc tế. Song, mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác.
Theo quy định tại Điều 87- Công ước luật biển 1982, những quyền tự do trên biển xuất phát từ nguyên tắc tự do biển cả bao gồm:
+ Tự do hàng hải : nội dung chủ yếu của quyền này liên quan đến tự do đi lại trên biển cả và thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền khi hoạt động trên biển cả.
+ Tự do đánh bắt hải sản các quốc gia có quyền tự do đánh bắt tài nguyên sinh vật biển là quyền tự do không có bất kỳ một hạn chế nào. Tàu thuyền và công dân của mỗi quốc gia có thể sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển.
+ Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm: quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm được vận dụng chủ yếu từ sau thế chiến thứ hai. Quyền này được hiểu rộng hơn, là bao gồm cả việc bảo vệ và nghiêm cấm phá hoại dây cáp và ống dẫn ngầm được đặt dưới biển
+ Tự do hàng không: Đây là quyền tự do được bổ sung tiếp theo trong quá trình phát triển Luật biển quốc tế, đồng thời được thừa nhận là nguyên tắc chuyên biệt của luật hàng không quốc tế. Theo nguyên tắc này, trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng không.
+ Tự do lắp đặt các đảo nhân tạo + Tự do nghiên cứu khoa học biển
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép.
Hai quyền sau cùng xuất phát từ nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do sử dụng các tàu thuyền của mình trên biển cả để thực hiện các quyền tự do nêu trên.
Tự do biển cả là nguyên tắc không chỉ áp dụng riêng cho biển cả. Phạm vi áp dụng nguyên tắc tự do biển cả bao gồm
+ Vùng biển QT ( biển cả)
+ Vùng : đáy đại dương không thuộc thềm lục địa của bất kỷ QG nào + Vùng đặc quyền kinh tế ( không có tự do đánh bắt)
+ Thềm lục địa
+ Vùng lãnh hải ( tự do trong giới hạn)