1. VỀĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
1.1 Độ tuổi và giới tính
Lớp tuổi có số bệnh nhân mắc nhiều nhất là từ 30 - 39 tuổi chiếm 70,77 %. Tiếp theo là lớp tuổi từ 40 - 49 tuổi chiếm 20 %. Như vậy số lượng người mắc HIV/AIDS tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 30 - 49 chiếm 90,77 %. Đây là
độ tuổi lao động chính của xã hội và của mỗi gia đình, vì vậy bản thân bệnh nhân và gia đình họ sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hơn nữa, những người trong độ tuổi này có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng. Vì vậy bên cạnh sự
giúp đỡ và tư vấn về cách sử dụng thuốc, nhân viên y tế còn phải tư vấn mở
rộng để kiểm soát sự lây lan bệnh
Trong tổng số 65 bệnh nhân đã khảo sát, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 69,23 % trong khi đó bệnh nhân nữ chiếm 30,77 %. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân nam nhiễm HIV/AIDS cao hơn gấp đôi bệnh nhân nữ. Kết quả này xấp xỉ kết quả
trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hồng Sâm: Tỉ lệ nam là 67,9 % và tỉ lệ nữ là 32,1 % tại Khoa lâm sàng các bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội [10] .Tỉ lệ nam 69,23 % của nghiên cứu thấp hơn kết quả 73,16 % trong báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2010 của Cục phòng, chống HIV/AIDS [7] đa số nam giới nhiễm HIV do nghiện chích ma tuý, ở nhóm đối tượng này ý thức đi
điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị chưa cao nên tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu thấp hơn tỷ lệ nam giới thực tế.
1.2 Đường lây truyền
Trong các đường lây truyền, máu có tỷ lệ cao nhất chiếm 66,15 %. Đa số
những trường hợp nhiễm HIV /AIDS qua đường máu là do nghiện chích ma tuý. Lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục chiếm tỷ lệ lớn thứ hai 33,85 %. Các trường hợp nhiễm HIV qua đường tình dục trong nghiên cứu này chủ yếu là phụ
nữ có chồng nghiện chích ma tuý.
Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS qua đường máu : 66,15 % và đường tình dục 30,77 % xấp xỉ gần bằng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạ năm 2008
Đông Anh - Hà Nội [8] Và chênh lệch ít so với Báo cáo tình hình nhiễm HIV/ AIDS tại Việt Nam năm 2009 của Cục phòng, chống HIV/AIDS ( đường máu là 55 % và đường tình dục là 29 % )