.VỀ THUỐC ARV ĐÃ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc ARV và đánh giá công tác tư vấn dùng thuốc của dược sĩ trong điều trị bệnh nhân HIV AIDS tại bệnh viện đa khoa thị xã cao bằng (Trang 53)

2.1. Các thuốc ARV đã sử dụng

Trong nghiên cứu 100 % bệnh nhân sử dụng 4 phác đồ bậc 1. Các phác đồ

bậc 2 chỉ sử dụng khi các phác đồ bậc 1 thất bại. Điều này chứng tỏ tình trạng kháng thuốc ARV chưa diễn ra nhiều ở những bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Phòng khám ngoại trú ARV Thị xã Cao Bằng.

2.2 Tỷ lệ các phác đồ

Trong bốn phác đồ bậc 1, vào thời điểm bắt đầu điều trị phác đồ 1a có tỷ

lệ bệnh nhân sử dụng nhiều nhất ( 63,08 % ). Sở dĩ phác đồ 1a được sử dụng nhiều như vậy là do đây là phác đồ ưu tiên chỉ định bệnh nhân bắt đầu điều trị

HIV/AIDS. Tiếp đến là phác đồ 1b (33,84 % ). Và cuối cùng là phác đồ 1c ( 3,08 % ). Sau khi đổi phác đồ, phác đồ 1b có tỷ lệ cao nhất 52,3 %, tiếp đến là phác đồ 1c ( 40 % ), phác đồ 1a 4,63 % và cuối cùng là phác đồ 1d ( 3,07 % ). Từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2009, phác đồ 1b có tỷ lệ sử dụng tăng từ 33,84 %

đến 52,3 %.

2.3 Lựa chọn phác đồ

Theo đúng phác đồ hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2005 và Quyết

định số 3003/ QĐ - BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009. Quyết định về việc ban hành " Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS". và Quyết định số 4139/ QĐ - BYT ngày 02 tháng 11 năm 2011. Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong " Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS" .

2.4 Liều lượng và cách dùng các phác đồ

Theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2005 , 2009 và quyết định số 4139/ QĐ - BYT ngày 02 tháng 11 năm 2011

2.5 Chi phí thuốc ARV vào thời điểm bắt đầu điều trị

Phác đồ 1a có chi phí lớn nhất 53.925.660 VNĐ tương ứng 52,75 %. Đây là phác đồ được ưu tiên chỉ định khi bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV nên số

lượng bệnh nhân sử dụng nhiều 41/65 bệnh nhân nên chi phí lớn. Tiếp theo là phác đồ 1b có chi phí 42.218.748 VNĐ có số lượng bệnh nhân sử dụng lớn thứ

hai là 22 bệnh nhân. Phác đồ 1d có chi phí 6.104.957 VNĐ thấp nhất.

2.6 Chi phí thuốc ARV vào thời điểm sau khi đổi phác đồđiều trị

Sau khi đổi phác đồ , chi phí phác đồ 1c lớn nhất chiếm 46,64 %. Chi phí phác đồ 1b cao thứ hai chiếm 46,25. Phác đồ 1c có chi phí cao hơn phác đồ 1b trong khi tỷ lệ bệnh nhân sử dụng lại thấp hơn phác đồ 1b là do chi phí 1 DDD của phác đồ 1c cao hơn phác đồ 1b. Vậy chi phí theo phác đồ phụ thuộc số

lượng bệnh nhân sử dụng và cả chi phí 1 DDD của phác đồ đó. Phác đồ 1a có chi phí thấp nhất.

3 . VỀ SỬ DUNG THUỐC VÀ CÔNG TÁC TƯ VẤN ADR

3.1 Về sử dụng thuốc.

* Theo dõi tiến triển LS

Trong số 65 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có 40 bệnh nhân tăng cân so với trước khi điều trị. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu " Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ức chế ( ARV ) trên bệnh nhân AIDS tại Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới của PGS.TS Nguyễn Đức Hiền [11] Tỷ lệ bệnh nhân

đáp ứng trên lâm sàng là 61,54 % %. Nhiễm trùng cơ hội mới mắc có 11 bệnh nhân chiếm 16,92 % .Nhiễm trùng cơ hội tái phát có 1 bệnh nhân chiếm 1,54 % các bệnh nhân này đều có sức khoẻ ổn định, sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Điều này chứng tỏ hầu hết các bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa Thị xã Cao Bằng đều đáp ứng tốt với điều trị. * Thay đổi CD4

Chỉ số CD4 đều tăng qua các tháng ( từ 113,29 --> 203,02 --> 225,37 --- >245,97 ---> 345,23 ). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu " Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ức chế ( ARV ) trên bệnh nhân AIDS tại Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới của PGS.TS Nguyễn Đức Hiền [11] : là không có bệnh nhân nào có chỉ số CD 4 giảm so với trước khi điều trị

Các tác dụng phụ nhẹ của ADR thường gặp là buồn nôn, tiêu chảy và

đau đầu chóng mặt. Các phản ứng phụ gặp với tần suất thấp và thường hết sau khoảng 2 tuần điều trị, hoặc ngừng thuốc, hoặc thay đổi phác đồđiều trị.

Theo dõi ADR và các kết quả xét nhiệm cận lâm sàng trong quá trình điều trị ARV là những lưu ý cho việc lựa chọn thuốc, chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS

3.2 Về công tác tư vấn của dược sĩ đối với bệnh nhân HIV/AIDS * Đối tượng làm tư vấn và và địa điểm tư vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với bệnh nhân tới khám và điều trị, công tác tư vấn chủ yếu do bác sĩ và

điều dưỡng thực hiện. Trong khi đó dược sĩ cũng có thời gian tiếp xúc khá nhiều với bệnh nhân qua quá trình cấp phát thuốc hay bán thuốc.

Tuy nhiên vai trò tư vấn của dược sĩ chưa được phát huy, có thể do một số lý do sau đây : Thứ nhất dược sĩ làm công tác kiêm nhiệm, trong khi đó công tác tư

vấn lại hoàn toàn tách biệt và đòi hỏi phải có thời gian do đó công tác tư vấn cho bệnh nhân của dược sĩ bị cản trở. Thứ hai dược sĩ chưa có kỹ năng tư vấn tốt, thông tin tư vấn thường diễn ra một chiều, vì vậy dược sĩ chưa nắm bắt được nhu cầu tư vấn của từng bệnh nhân do đó dễ xảy ra những điều bệnh nhân không cần thiết hoặc những thông tin bệnh nhân đã biết. Thứ ba chưa có đầu tư cơ sở

vật chất ( bàn phát thuốc để chung với phòng khám), trang thiết bị cho công tác tư vấn của dược sĩ do đó chưa tạo được độ tin cậy cho bệnh nhân dẫn đến hiệu quả tư vấn không cao. Thứ tư người dược sĩ chưa thấy được tầm quan trọng của công tác tư vấn dược, thiếu sự say mê và nhiệt tình trong công tác này. Thứ năm dược sĩ làm công tác kiêm nhiệm.

Tất cả những khó khăn chủ quan, khách quan nhưđã nêu dẫn đến vai trò tư vấn của dược sĩ còn bị hạn chế, do vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ phía những người lãnh đạo cũng như bản thân người dược sĩ phải cố gắng rất nhiều về cả

việc cập nhật tri thức lẫn kỹ năng giao tiếp với người bệnh.

Dược sĩ làm công tác tư vấn và cấp phát thuốc cho bệnh nhân có 01 người trên tổng số 04 người trong dự án đều làm công tác kiêm nhiệm. Đây là một khó

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc ARV và đánh giá công tác tư vấn dùng thuốc của dược sĩ trong điều trị bệnh nhân HIV AIDS tại bệnh viện đa khoa thị xã cao bằng (Trang 53)