III. TÍNH CHIỀU CAO THÁP:
3 Chọn bíchghép và đệm cho thân, đáy và nắp
Mặt bích là bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như nối các bộ phận khác với thiết bị. Các loại mặt bích thường sử dụng:
Bích liền: là bộ phận nối liền với thiết bị (hàn, đúc và rèn). Loại bích này chủ yếu
dùng thiết bị làm việc với áp suất thấp và áp suất trung bình.
Bích tự do: chủ yếu dùng nối ống dẫn làm việc ở nhiệt độ cao, để nối các bộ bằng kim
loại màu và hợp kim của chúng, đặc biệt là khi cần làm mặt bích bằng vật liệu bền hơn thiết bị.
Bích ren: chủ yếu dùng cho thiết bị làm việc ở áp suất cao.
Chọn bích được ghép thân, đáy và nắp làm bằng thép CT3, cấu tạo của bích là bích phẳng
hàn (không cổ).
Hình 10. Bích ghép thân
3.1. Chọn bích ghép thân, đáy và nắp
⇒ chọn bích có các thông số sau:
Bảng 5. Giá trị của bích ghép thân
Dt D Db D1 D0 h Bu lông
db Z
(mm) (cái)
800 930 880 850 811 22 M20 24
Tra bảng IX.5, trang 170, [2], với h = 300 mm ⇒ khoảng cách giữa 2 mặt bích là 1200 mm
và số mâm giữa 2 mặt bích là 4.
Ta có:
⇒ Số mặt bích cần dùng để ghép là: (15+1) x 2 = 32 bích
3.2. Chọn đệm
Độ kín của mối ghép bích chủ yếu do vật đệm quyết định. Đệm làm bằng các vật liệu mềm hơn so với vật liệu bích. Khi xiết bu lông, đệm bị biến dạng và điền đầy lên các chỗ gồ ghề trên bề mặt của bích.
Vậy, để đảm bảo độ kín cho thiết bị ta chọn đệm là chì, có bề dày là 3 mm.(tra bảng 7-2,
trang 146, [5])
II. TÍNH TOÁN ỐNG DẪN
Tính chi tiết ống dẫn
Hình 11. Bích ghép ống dẫn
Ống dẫn thường được nối với thiết bị bằng mối ghép tháo được hoặc không tháo được. Trong thiết bị là tháp chưng cất này, sử dụng mối ghép tháo được.
Đối với mối ghép tháo được, người ta làm đoạn ống nối, đó là đoạn ống ngắn có mặt bích hay ren để nối với ống dẫn:
Loại có mặt bích thường dùng với ống có đường kính d > 10 mm.
Loại ren chủ yếu dùng với ống có đường kính d ≤ 10 mm, đôi khi có thể dùng với d ≤ 32 mm.
Ống dẫn được làm bằng thép X18H10T.
Bích được làm bằng thép CT3 , cấu tạo của bích là bích liền không cổ.