Một số kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương (Trang 35)

Báo cáo này là kết quả của việc nghiên cứu trường hợp về mâu thuẫn đất đai giữa người dân và Lâm trường tại 4

điểm nghiên cứu. Báo cáo chỉra 3 nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn đất đai, bao gồm: (i) Người dân thiếu đất canh tác nhằm đảm bảo sinh kế. Thiếu đất cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ hộnghèo cao tại các địa bàn nghiên cứu; (ii) Bất bình đẳng trong sử dụng đất. Các Lâm trường đang sửdụng nhiều đất, nhiều nơi hiệu quả thấp,

trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất. Tại một sốđịa phương, chính quyền cắt đất từcác Lâm trường và đem giao

lại cho các công ty tư nhân để trồng cây công nghiệp, thay vì chia đất cho dân nhằm thoát nghèo. Sự bất bình đẳng còn thể hiện khi Lâm trường trao hợp đồng khoán và bảo vệ rừng cho người ngoài cộng đồng, thông thường là những người giàu mà không giao cho người dân tại chỗ, từđó làm mất cơ hội về thu nhập và việc làm cho những

người dân nghèo; (iii) Do việc phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thịtrường hàng hóa nông sản ởvùng núi trong

thời gian gần đây, bao gồm thịtrường gỗ rừng trồng, tạo điều kiện cho việc nâng cao thu nhập thông qua trồng rừng.

Đất trởthành cơ hội cho nhiều người và điều này dẫn đến cạnh tranh găy gắt vềđất rừng tại một sốđịa phương, trong đó bao gồm cạnh tranh giữa quyền do luật pháp quy định và quyền truyền thống của người dân.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng mâu thuẫn đất đai có tác động rất lớn tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Mâu

thuẫn làm căng thẳng mối quan hệ giữa các bên tham gia, gây bức xúc trong xã hội. Mâu thuẫn gây mất thời gian và nguồn lực của các bên tham gia, và mất cơ hội liên doanh liên kết, giảm hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của

các Lâm trường. Mâu thuẫn cũng tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng. Các cơ chế giải quyết mâu thuẫn đất

đai hiện hành chưa hiệu quả, nguyên nhân là bởi các cơ chếnày chưa giải quyết được gốc rễdẫn đến mâu thuẫn.

Khung pháp lý giải quyết mâu thuẫn không tạo được sựbình đẳng giữa các bên liên quan, đặt người dân vào vị thế

yếu, hạn chếsự tham gia của các bên liên quan khác có tiềm năng trong việc hỗ trợ và bảo vệngười dân và cộng

đồng. Khung pháp lý hiện hành cũng làm mờ nhạt vai trò của Chính quyền cơ sở, đặc biệt là Chính quyền cấp xã trong

việc giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp đất đai, bao gồm cảđất lâm nghiệp là chủđềđược Chính phủvà người dân rất quan tâm. Một số kiến nghị mang tính chất chiến lược đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề cập trong Báo cáo kết quảgiám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật vềđất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số18, bao gồm:

• Chính phủ chỉđạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiên ngay việc rà soát, đánh giá… từđó nghiên cứu xây

dựng chính sách tổng thể, đồng bộ, rõ cơ chế, định mức phù hợp... các chính sách đều hướng tới mục tiêu:

Đồng bào DTTS [dân tộc thiểu số] có cuộc sống ổn định.

• Chỉđạo BộNN & PTNT, các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện đềán sắp xếp, đổi mới nông,

lâm trường… thực hiện thu hồi đất sửdụng kém hiệu quả, sai mục đích, gần khu dân cư… tạo quỹđất, giao

các hộDTTS sở tại đang thiếu đất… kiên quyết thu hồi diện tích sửdụng sai mục đích, phát canh thu tô, giao khoán không đúng đối tượng…

Đối với các nông lâm trường, Báo cáo giám sát kiến nghị “Thực hiện nghiêm túc việc thống kê… để thực hiện việc thu hồi, bàn giao những diện tích đất sửdụng kém hiệu quả, sai mục đích, đất gần các khu dân cư, đất “phát canh thu tô”,

giao khoán không đúng đối tượng… cho địa phương đểgiao cho hộ thiếu hoặc chưa có đất ở, đất sản xuất.”

Trong khuôn khổ của báo cáo này, các kiến nghịđược đưa ra được dựa trên tình hình thực tế tại các điểm nghiên cứu

sâu về mâu thuẫn đất đai, và dựa trên một bài học kinh nghiệm từsốmô hình giải quyết tranh chấp đất đai giữa Lâm

trường và người dân địa phương do một số tổ chức xã hội trong nước đã và đang thực hiện tại một sốđịa phương.

Các kiến nghịnày cũng phù hợp với các kiến nghị chiến lược đã được nêu ra trong báo cáo của Ủy ban thường vụ

Quốc hội đó là để giải quyết triệt đểtình trạng mâu thuẫn đất đai như hiện nay thì điều quan trọng là phải đảm bảo đủđất sản xuất cho các hộdân, tạo cơ chế giải quyết tình trạng bất bình đẳng vềsửdụng đất và rừng.

Các kiến nghịtrong báo cáo này có mục đích nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược mà Ủy ban

thường vụ Quốc hội đã đưa ra, và được dựa trên kết quả của nghiên cứu điển hình vềnguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đất đai. Cụ thể, Báo cáo này kiến nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật vềđất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Báo cáo số252 ngày 16 tháng 10 năm 2012.

• Cần thực hiện tổng điều tra đánh giá, rà soát lại một cách nghiêm túc, kỹlưỡng, có sự tham gia của các bên vềsửdụng đất của Lâm trường, đặc biệt là các Lâm trường đang quản lý đất rừng sản xuất với mục đích

trồng rừng, tại các địa phương và thực trạng của mâu thuẫn đất đai giữa các bên liên quan

• Đánh giá, rà soát tình trạng thiếu đất sản xuất của các hộdân, và đánh giá nhu cầu đất canh tác tối thiểu của các hộ

• Trên cơ sởđó, bóc tách các phần đất của Lâm trường hiện sửdụng không hợp lý (ví dụsửdụng không hiệu quả, giao khoán không hợp lý…) đểgiao lại cho dân dựa trên nhu cầu đất canh tác tối thiểu

• Phần còn lại (nếu còn) Nhà nước tiến hành cho thuê đất, dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng tham gia

• Nhà nước cần phải bốtrí đủkinh phí để thực hiện các công việc này

Các mô hình giải quyết mâu thuẫn cấp địa phương cho thấy vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội dân sựtrong

việc hòa giải. Sự tham gia của các tổ chức này sẽ giúp Chính quyền, đặc biệt là Chính quyền cấp xã và huyện, và các

bên tham gia vào tranh chấp dễđạt đồng thuận hơn và giúp giảm bớt thời gian và nguồn lực trong giải quyết tranh chấp. Các tổ chức xã hội dân sựnày cũng có tiềm năng trong việc hòa giải các tranh chấp do chồng lấn giữa quyền hợp pháp và quyền truyền thống vềđất đai giữa các bên liên quan.

Cơ chếĐồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (Free Prior Informed Consent, FPIC) hiện đang được Chính phủ nghiên cứu áp dụng trong các dựán REDD+ (giảm phát thải do mất rừng và

suy thoái rừng) cần phải được áp dụng đối với tất cảcác dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và sinh kế

của người dân (ví dụ chuyển đổi đất rừng sang Cao su). Thực hiện hiệu quảcác cơ chếnày và các bước nêu trên sẽ

Tài liu tham kho

Nguyễn Văn Đẳng. Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội: 2001.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo kết quảgiám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật vềđất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Báo cáo số252 ngày 16 tháng 10 năm2012.

Báo cáo phát triển Việt Nam 2010. Các thể chế hiện đại. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghịtư vấn các nhà tài trợcho Việt Nam. Hà Nội 3-4 tháng 12 năm 2009.

Báo cáo sơ bộ của nhóm Ban quản lý rừng phòng hộ Tổng kết Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị vềsắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường Quốc doanh, 2012)

World Bank. Compulsory land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam: The conceptual approach, land valuation and grievance redress mechanisms. Hanoi, 2011.

Phòng NN & PTNT huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) và Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển cộng

đồng Đông Nam Á (CIRUM). Thực trạng quyền quản lý sửdụng đất lâm nghiệp giữa lâm trường quốc doanh và người dân địa phương. Bài trình bày tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp về quản lý sửdụng đất giữa lâm

trường quốc doanh và người dân địa phương. Hà Nội tháng 5 năm 2012.

Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh – Quảng Bình. Thực trạng quản lý sửdụng đất rừng huyện Quảng Ninh – Quảng Bình sau thực hiện sắp xếp đổi mới LTQD. Bài trình bày tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp về quản lý sửdụng đất giữa lâm trường quốc doanh và người dân địa phương. Hà Nội tháng 5

năm 2012.

Nguyễn ThịHương Giang. Thực trạng mâu thuẫn và đề xuất giải pháp trong quản lý sửdụng đất rừng tại huyện

Tương Dương – NghệAn. Bài trình bày tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp về quản lý sửdụng đất giữa lâm

trường quốc doanh và người dân địa phương. Hà Nội tháng 5 năm 2012.

Tô Xuân Phúc. Forest property inthe Vietnamese uplands: an ethnography of forest relations in three Dao villages.

Lit-Verlag 2007.

UBND xã Tân Thành, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tếxã hội năm 2011, 2012 UBND xã Trường Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tếxã hội năm 2011, 2012 UBND xã K’rông Jing, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tếxã hội năm 2011, 2012 UNBD xã Lộc Bảo, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tếxã hội năm 2011, 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương (Trang 35)