Hiện đang tồn tại một sốmô hình giải quyết mâu thuẫn đất đai tại một sốđịa phương. Các mô hình này được đánh giá là khá thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Phần dưới đâyđưa ra 3 mô hình để tham khảo.
Mô hình 1. Giải quyết mâu thuẫn đất đai giữa cộng đồng và Ban quản lý rừng tại bản Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Sau khi thực hiện rà soát đất đai theo NĐ200 và rà soát quy hoạch 3 loại rừng, tại huyện Si Ma Cai đã thành lập Ban
Quản Lý (BQL) rừng phòng hộSi Ma Cai. BQL được giao quản lý hơn 4.000 ha đất rừng. Tuy nhiên, diện tích giao cho BQL bị chồng chéo với diện tích đất truyền thống của cộng đồng và đất giao cho hộgia đình. Để giải quyết tình trạng
này, năm 2011 theo đề nghị của UBND huyện Si Ma Cai, Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) phối hợp với Viện CODE và Chi cục lâm nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện mô hình thí điểm giải quyết mâu thuẫn tại bản Lùng Sán, xã Lùng Sui thuộc địa bàn huyện.
Phương pháp chủđạo được áp dụng để giải quyết mâu thuẫn là dựa vào cộng đồng với sựtham gia đầy đủ của các
bên liên quan, bao gồm các chủ rừng, các tổ chức cộng đồng thôn bản, các già làng, người có uy tín trong cộng đồng,
các cơ quan chuyên môn… Đầu tiên, các cuộc khảo sát thực tếđược thực hiện đểđánh giá tình trạng mâu thuẫn thực tế. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 60% diện tích đất rừng được giao cho BQL chồng lấn lên đất rừng do cộng đồng
và người dân quản lý. Nguyên nhân chính là do trước đây giaođất rừng chỉ thực hiện trên giấy tờmà hoàn toàn không giao trên thực địa. Với sự tham gia của các tổ chức xã hội, và qua nhiều cuộc họp thảo luận và vận động, những vấn đề bất cập trên thực địa (ví dụgiao chồng chéo, sai diện tích…) đã được các bên đồng thuận thống nhất và kiến nghịUBND huyện theo hướng: Những phần đất chồng chéo của BQL trên đất của dân (gần 40 ha) thì đề nghị UBND tỉnh thu hồi đất của BQL và trả lại cho dân. Đối với khu vực chồng chéo của cộng đồng thì hủy kết quả, cụ thể
tiến hành thu hồi 23 sổđỏ và tổ chức giao lại. Kiến nghịnày đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Vào tháng 10 năm 2012, đất rừng đã được thu hồi và giao lại cho cộng đồng và hộdân bản Lùng Sán, với tổng diện tích
giao 124 ha, trong đó gần 78 ha giao cho hộ, 19 ha giao cho cộng đồng, 28 ha giao cho BQL. Cách thức giải quyết này
đem lại sựhài lòng cho tất cả các bên liên quan.
Mô hình 2. Giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa cộng đồng thôn Hố Mười và Công ty Đông Bắc ở xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
Cũng như các nơi khác của huyện Hữu Lũng, trên địa bàn thôn HốMười với chủ yếu là dân tộc Nùng của xã Minh Sơn, đất rừng của công ty Đông Bắc cũng bịngười dân lấn chiếm. Sau nhiều chu kỳ chuyên trồng Bạch đàn, nguồn
nước tưới cho ruộng lúa của thôn ngày càng bị cạn kiệt và thiếu đất canh tác nên người dân rất bức xúc, bất bình với
công ty Đông Bắc. Các hộtrong thôn mong muốn được giao đất để phục hồi lại rừng tự nhiên bảo vệ nguồn nước và giải quyết đất cho các hộ. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này cần phải thực hiện thu hồi đất của Công ty Đông Bắc và giải quyết mâu thuẫn đất đai giữa các hộdân và công ty.
Được sự hỗ trợ của Tổ chức CIRUM, một tổ chức Phi chính phủđịa phương, các tổ chức cộng đồng và người dân trong thôn đã kiến nghị với UBND huyện về việc thu hồi một phần đất của Công ty Đông Bắc mà người dân đang sử dụng để phát triển rừng bảo vệ nguồn nước tưới và giải quyết đất cho các hộdân. Với sự tham gia tích cực của các tổ
chức xã hội và chính quyền cơ sở, qua nhiều cuộc họp thảo luận giữa các bên và vận động của các tổ chức xã hội, mâu thuẫn đất đai đã được giải quyết. UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi 60 ha đất của Công ty Đông bắc trên địa bàn
thôn, sau đó giao UBND huyện đểgiao cho các hộ. Các hộthoả thuận phương án giao theo thống nhất của cộng
đồng, phương án sửdụng phát triển rừng (trồng cây bản địa) bảo vệ nguồn nước cho thôn. Phương án này bắt đầu
được thực hiện từ2009 và vẫn được áp dụng cho đến nay.
Môt hình 3. Giải quyết đất đai cho cộng đồng và ngăn chặn nguy cơ mâu thuẫn với Công ty cao su ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An
Các hộđồng bào dân tộc Thái ởxã Hạnh Dịch (huyện QuếPhong - NghệAn) đã được tổ chức giao đất giao rừng từ năm 2002 nhưng vẫn còn gần 50% số hộchưa được giao, đặc biệt là các khu rừng truyền thống chưa được giao cho
cộng đồng. Trên địa bàn xã còn khoảng hơn 3.000 ha đất rừng do UBND xã quản lý, trong đó có một sốdiện tích đã bị người dân lấn chiếm làm nương rẫy. Từnăm 2009, UBND tỉnh đã cho phép công ty cao su NghệAn điều tra khảosát
một số tiểu khu đểgiao đất cho công ty trồng cao su. Trong bối cảnh nhiều hộdân và đặc biệt là cộng đồng chưa được giao đất rừng, việc UBND tỉnh có chủtrương giao cho các công ty trồng cao su gây bất bình trong dân.
Trước bối cảnh đó, theo đề nghị của UBND huyện, Viện SPERI và Viện CODE đã phối hợp với UBND xã và tổ chức cộng
đồng các bản tiến hành thí điểm rà soát nhu cầu đất đai của người dân và cộng đồng đểgiao đất giao rừng theo Thông tư 07/2011 của BộTài nguyên và Môi trường. Để giải quyết được vấn đề này, cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa các hộdân đang sửdụng (trên đất do UBND xã quản lý) và thuyết phục các bên liên quan ưu tiên giao đất cho
cộng đồng trước khi giao cho công ty cao su. Kết quả qua các cuộc họp thảo luận và vận động của các tổ chức cộng
đồng, các mâu thuẫn đã được giải quyết. UBND huyện đã đồng ý dành quỹđất cho các bản theo thoả thuận trước khi
giao cho công ty cao su NghệAn. Đến tháng 9/2012 đã hoàn thành tổ chức giao đất gắn với giao rừng thí điểm cho
cộng đồng bản Pỏm Om (400 ha) và tránh được nguy cơ xảy ra mâu thuẫn với công ty cao su.
Cả3 mô hình trên đều cho thấy vai trò quan trọng của Chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội dân sựtrong vấn đề
giải quyết mâu thuẫn đất đai. Trong cả3 mô hình, người dân thiếu đất là nguyên nhân hiện hữu, và người dân có nhu
cầu nhận đất nhằm giảm nghèo, cải thiện sinh kế hộ, hoặc bảo vệ rừng đầu nguồn, nhằm duy trì nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chính quyền địa phương, đặc biệt là Chính quyền cấp xã và huyện đóng vai trò rất quan trọng trong
việc chuyển tải các thông điệp có liên quan đến đất đai của người dân tới Chính quyền cấp cao hơn. Chỉ khi Chính quyền xã và huyện đứng vềphía người dân, mâu thuẫn đất đai mới có cơ hội được giải quyết. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về mặt kỹ thuật và hỗ trợ về
nguồn lực, nhằm kết nối các bên có liên quan tham gia thảo luận, từđó tìm ra các giải pháp hợp lý cho các bên. Sự bất cân bằng về mặt quyền lực giữa một bên là Lâm trường và bên kia là người dân và Chính quyền cấp xã, huyện chỉ có thể giải quyết được khi UBND tỉnh thực sựvào cuộc, yêu cầu Lâm trường nhượng lại một phần đất cho dân. Thiếu những điều kiện này mâu thuẫn sẽ tiếp tục tồn tại mà không có hướng giải quyết thỏa đáng.