Khi tình huống này xảy ra, bà mẹ cần bình tĩnh truy tìm nguyên nhân
để khắc phục. Nếu trẻ bỏ bú do bị sang chấn trong cuộc đẻ (phải can thiệp bằng giác hút hoặc fooc-xep), người mẹ cần thay đổi tư thế cho con bú, sao cho không chạm vào chỗđau của bé.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú:
- Trẻ bịđau do sang chấn trong cuộc đẻ can thiệp (thường hay quấy khóc).
- Trẻđang ốm (có thể vẫn ngậm vú nhưng bú ít và bú yếu hơn thường ngày).
- Trẻ bị tưa miệng, khó bú hoặc bỏ bú, quấy khóc.
- Trẻ đang mọc răng, ngạt tắc mũi (đang bú phải ngừng lại và khóc). - Mẹ dùng thuốc an thần, thuốc tiết qua sữa, trẻ bú vào trở nên lơ mơ, uể oải không bú. - Trẻđã quen bú chai.
- Trẻ ngậm bắt vú không đúng.
- Vú quá căng sữa, trẻ bú dễ bị sặc rồi sợ bú.
- Có những thay đổitrong sinh hoạt gia đình khiến đứa trẻ mệt mỏi.
- Người mẹ có mùi lạ (ăn tỏi hay xức nước hoa, dùng loại nước gội đầu, nước tắm... khác
mọi ngày).
Cách khắc phục phải dựa vào nguyên nhân. Nếu ngờ trẻốm, cần đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt, đồng thời phải cho bú đầy đủđể bé mau khỏi bệnh. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể chữa bằng các bài thuốc dân gian, chẳng hạn dùng nước rau ngót hay mật ong lau lưỡi và khoang miệng, ngày 3-4 lần, trong 2-3 ngày. Nếu không khỏi, cần đưa trẻđi khám bệnh. Nếu trẻ vẫn không tự bú được, bà mẹ cần chịu khó vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa.
Nếu trẻ bị ngạt tắc mũi, bà mẹ cần hút sạch mũi, cho trẻ bú bữa bú ngắn, nhiều bữa hơn. Nếu do mọc răng, bà mẹ cần kiên nhẫn, tiếp tục cho con bú. Các bà mẹ cần biết cách cho con ngậm bắt vú đúng, vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa, không cho con bú chai, khi cần phải ăn thêm sữa thì cũng cho trẻăn bằng thìa. Nếu sữa mẹ quá nhiều, mỗi lần chỉ cho con bú một bên, lần sau cho ăn bên kia. Để trẻđỡ sợ, có thể dùng ngón tay trỏ và ngón giữa giữ vú ở thế gọng kìm nhằm làm sữa chảy chậm lại. Người mẹ cũng nên tránh dùng loại xà phòng, nước hoa, thức ăn... có mùi lạđối với trẻ. Nên cho trẻ bú hết bầu