a. Khái niệm
Ứng suất và biến dạng có phương vuông góc với trục mối hàn gọi là ứng suất và biến dạng ngang.
b. Đặc điểm
- Khi hàn giáp mối ứng suất ngang xuất hiện đồng thời theo khuynh hướng của tấm bị biến dạng dọc tương tự như hàn đắp mối hàn trên mép dọc.
c. Sự phân bố ứng suất ngang
Nếu cắt chi tiết theo trục mối hàn thì độ cong vênh sẽ xảy ra đồng thời ứng suất ngang cực đại (kéo) sẽ tập chung vào phần giữa mối hàn (hình 2-14)
Hình 2-14: Sự xuất hiện các ứng suất ngang do độ co dọc của mối hàn.
a) Mẫu hàn; b) Sự biến dạng khi cắt theo trục dọc của liên kết hàn; c) Biểu đồ ứng suất trong mối hàn: h là bề rộng tấm, d là bề rộng vùng đốt nóng
- Đại lượng và sự phân bố các ứng suất ngang phụ thuộc vào bề dày kim loại, tính chất kẹp của chi tiết hàn, thứ tự thực hiện mối hàn, sự tăng bề dày kim loại và số lớp hàn ứng xuất ngang sẽ tăng lên.
- Khi hàn các tấm tự do, ta hàn từ giữa ra 2 đầu, sự phân bố ứng suất do có sự co ngang, được biểu diễn trên hình 2-15a. Hai đầu là ứng suất kéo, còn giữa là ứng suất nén.
- Nếu hàn từ 2 đầu vào sẽ tồn tại ứng suất kéo ở giữa mối hàn do có độ co ngang cộng với ứng suất kéo do độ co dọc có thể làm hỏng mối hàn (hình 2-15b)
Hình 2-15: Ảnh hưởng trình tự hàn đến việc phân bố các ứng suất ngang a) Hàn từ giữa ra 2 đầu; b) Hàn từ 2 đầu vào giữa