CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thế nào là cán cân Thanh Toán (Trang 29 - 32)

CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM

3.1. Các biện pháp trực tiếp

3.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế hàng hóa nước ngoài, tang cường sử dụng hàng nội địa. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập khẩu, yêu cầu giấp phép nhập khẩu…

Tác dụng của các biện pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, nó có tác động trực tiếp cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung.

Tuy nhiên, khả năng này là khó thực hiện trong ngắn hạn. Do cơ cấu nhập khẩu của VN hiện nay chủ yếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, phần lớn trong số đó là để xuất khẩu, nên khó giảm nhập khẩu. Mặt khác, khi Việt Nam dần tiến tới tự do hóa thương mại thì việc hạn chế nhập khẩu là rất khó thực hiện, nhất là khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Do đó, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thay vì tập trung giảm nhập khẩu.

3.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu

Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước ngoài vào các sản phẩm trong nước. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu bao gồm: mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và bỏ thuế xuất khẩu, xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu…

Tác dụng: tăng khối lượng nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trong tình hình hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là cách tốt nhất để Việt Nam cải thiện cán cân thương mại, đẩy lùi nhập siêu, và có nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Hơn nữa, VN vẫn đảm bảo được mục tiêu cân đối bên trong như tốc độ tăng trưởng kinh tê và giải quyết công ăn việc làm. Trong những năm tới, Việt Nam cần đảm bảo tốc độ

tăng xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng nhập khẩu để có thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Biện pháp:

 Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Tập trung các luồng vốn nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng những ngành nghề có khả năng tăng trưởng ổn định, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước , đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu.

 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hóa những mặt hàng chủ lực, chuyển nhanh và mạnh sang phần lớn hàng chế biến, hạn chế tối đa xuất hàng thô và hàng sơ chế. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực như: dệt may, thủy sản, da giày,… cần phát triển những mặt hàng mới như: phần mềm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ,…

 Chính phủ cần quan tâm phát triển các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng, nhất là các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, về cả nguồn vốn lẫn công nghệ, thị trường,..

 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới, hạn chế việc xuất khẩu chủ yếu vào 1 số thị trường trọng điểm.

 Chính phủ cần bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, quy định chưa hợp lý; tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

 Các Bộ ngành phối hợp với hệ thống ngân hàng có phương án hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tìm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu trong nước bằng các hoạt động xúc tiến thương mại.

 Hàng hóa VN cần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn quốc tế, để người tiêu dùng tin tưởng lâu dài vào hàng hóa VN thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm.

 Thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ để dần thay thế hàng nhập khẩu.

3.2. Biện pháp tỷ giá

Theo lý thuyết, khi một quốc gia phá giá đồng tiền nội tệ thì có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, điều kiện thực tế ở VN chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô, hàng gia công, giá trị gia tăng thấp, trong khi đó các nguyên liệu đầu

vào quan trọng, giá trị cao thì đều phải nhập khẩu, do đó việc phá giá đồng tiền không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu. Ở VN, độ co giãn của cung các nhóm hàng xuất khẩu đối với tỷ giá rất khác nhau, vì vậy, việc xác định chính xác mức độ giảm giá của đồng VN cần phải cân nhắc thật kỹ để vừa có thể kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát. Do đó, cách thức điều chỉnh tỷ giá của VN cần thực hiện một cách cẩn trọng, thay đổi từng bước nhỏ một để tránh rủi ro cho nền kinh tế.

3.3. Biện pháp thu hút nguồn vốn

3.3.1. Vốn FDI

Dòng vốn FDI đã và đang đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế tại VN, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất tại VN ra nước ngoài, và tạo được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế của VN.

Giải pháp:

 Điều chỉnh để tăng tốc độ giải ngân. Tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và chất lượng sử dụng vốn.

 Hạ nhiệt FDI đầu tư vào những lĩnh vực “nóng”, có tính rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán. Chính phủ cần có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn vào các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát triển đồng đều, ổn định hơn.

 Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân nhà đầu tư. Một hệ thống các chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn vào thị trường.

3.3.2. Vốn ODA

Giải pháp:

 Đưa vốn ODA tới đúng chủ, chủ đầu tư dự án phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trinh, hoàn trả ODA, sử dụng vốn đúng mục đích.

 Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát ODA, việc theo dõi đánh giá các dự án có sử dụng vốn ODA cần được tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Thế nào là cán cân Thanh Toán (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w