III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.2.3 Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước và
động của doanh nghiệp
Sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động kinh tế là cần thiết và có như vậy mới điều tiết được nền kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, việc can thiệp ở mức độ nào và lĩnh vực nào cho nó có hiệu quả thì đó mới là vấn đề quan trọng, nhằm đảm bảo tính chủ động của các doanh nghiệp vừa mang tính hỗ trợ vừa mang tính chất vĩ mô nhiều hơn là can thiệp trực tiếp. Có như vậy doanh nghiệp mới chủ động trong việc lập ra cho mình một chiến lược kinh doanh độc lập, xoá bỏ cơ chế xin cho như trước đay. Theo đó xin đề nghị với nhà nước một số vấn đề sau:
- Nhà nước cần thành lập các tổ chức tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như tư vấn về mặt pháp lý.
- Nhà nước cần thành lập một quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo đó căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu mà có chế độ khen thưởng động viên kịp thời tạo cho doanh nghiệp có khí thế trong trong việc hoạch định chiến lược tiếp theo cho mình.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp như luật chống độc quyền, luật tự do cạnh tranh, luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đơn giảm hoá thủ tục hải quan tránh đánh thuế trùng lặp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.
3.2.4 Định hướng cho sự hình thành của hệ thống phân phối trong cả nước.
Khuyến khích phát triển các hệ thống phân phối hiện đại theo dạng chuỗi liên kết dọc và các chuỗi liên kết ngang do các nhà phân phối, doanh nghiệp thương mại bán buôn và bán lẻ quy mô lớn tổ chức và điều phối. Đồng thời củng cố và hoàn thiện hệ thống phân phối truyền thống ở các khu vực thị trường nông thôn và miền núi. Tại các thị trường nông thôn và miền núi, thì phương thức phân phối truyền thống (qua các công ty thương mại tổng hợp) sẽ vẫn chiếm vai trò quan trọng, nhất là khi sức mua cũng như lợi nhuận còn thấp thì vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các công ty thương mại nhà nước