- Màu của các đối tượng bạn thấy trong thế giới thực là kết quả của quá trình đối tượng tương tác với ánh sáng. Khi sóng ánh sáng gặp đối tượng thì đối tượng có thể khúc xạ, phản xạ, hoặc hấp thụ ánh sáng. Tất cả các đối tượng đều cá một mức độ phản xạ và hấp thụ ánh sáng.
- Chú ý: Trong thế giới thực ánh sáng có thể được truyền ra bởi một đối tượng. Điều đó có nghĩa là ánh sáng truyền qua một đối tượng mà không ảnh hưởng gì (ví vụ x-ray). Tuy nhiên các kiểu nguồn sáng không thấy được trong Maya bởi vì chúng không gây ra hiệu ứng thấy được.
- Hấp thụ ánh sáng: Ánh sáng dừng lại tại một đối tượng và không gây khúc xạ, phản xạ. Các đối tựơng xuất hiện bóng tối hoặc mờ đục.
- Phản xạ trên bề mặt trơn. Ánh sáng phát ra từ bề mặt của vật liệu với một góc bằng góc mà sóng ánh sáng tới.
- Phản xạ chia ra làm 3 loại:
o Phản xạ phân tán (Diffuse reflection): bề mặt phân tán phản xạ ánh sáng với nhiều góc khác nhau. Phản xạ phân tán cho ra nhiều màu hơn so với các phản xạ đặc trưng khác bởi vì hầu hết các đối tượng là đục và phản xạ ánh sáng phân tán.
o Phản xạ hào quang toả ra ( Glossy reflection): các bề mặt hào quang là các bề mặt phản xạ với nhiều bề mặt nhỏ ghép nhau tạo thành các góc. Các bề
mặt nhỏ phản xạ ánh sáng không chỉ phân tán mà còn phản ( tại các góc ánh sáng gần như là truyền phản xạ) làm cho bề mặt xuất hiện hào quang.
o Phản x ạ toàn phần: bề mặ phản xạ toàn phần phản xạ ánh sáng một góc bằng với góc ánh sáng đó tới. Phản xạ toàn phần làm cho các đối tượng như tảo hào quang hoặc phản chiếu như gương.
- Khúc xạ: Ánh sáng truyền qua đối tượng và bị lệch một góc.
o Khúc xạ phân tán: toả ánh sáng trong nhiều goá khác nhau.
o Khúc xạ phát hào quang: các mặt phẳng toả hào quang là tập hợp các mặt phẳng nhỏ ghép lại với nhau một góc để tạo ra mặt phẳng. Các mặt phẳng nhỏ này không chỉ khúc xạ ánh sáng phân tán mà còn phát hào quang ( tại các góc gần như là khúc xạ toàn phần) làm cho bề mặt xuất hiện hào quang).
o Khúc xa toàn phần: bề mặt khúc xạ ánh sáng cùng một góc với góc của ánh sáng tới bề mặt.
c) Chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng không trực tiếp: - Chiếu sáng gián tiếp (chiếu sáng toàn cục):
o Ánh sánh không trực tiếp là ánh sáng phản xạ. Chiếu sáng toàn cục tương xứng với truyền ánh sáng không trực tiếp trong thực tế.
o Với chiếu sáng toàn cục, sự góp phần của ánh sáng trong phạm vi xung quanh từ các bể mặt khác trong khung cnảh được sử dụng để tính toán sự thêm vào của các nguồn sáng và giá trị màu tại một điểm trên đối tượng mà đối tượng đó không trưc tiếp được chiếu sáng ( nghĩa là những điểm không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng).
o Chiếu sáng toàn cục khi ánh sáng bị phản xạ hoặc truyền qua đối tượng đục ( trong suốt hoặc bán trong suốt) đến vùng giới hạn của đối tượng hoặc phát ra từ đối tượng khác.
o Ví dụ.
Ánh sáng truyền bẻ tại đáy của cánh cửa có thể làm cho ánh sáng tràn vào phòng.
Bức tường trắng phản xạ ánh sáng từ nguồn sáng đến các đối tượng khác tròng phòng.
Nước có thể truyền ánh sáng từ mặt nước lên sàn nhà. - Chiếu sáng trực tiếp( các nguồn sáng).
o Chiếu sáng trực tiếp chỉ khi ánh sáng được phát ra trưc tiếp từ nguồn sáng.
o Ánh sáng trực tiếp được phát ra trực tiếp từ nguồn sáng và truyền theo đường thẳng đến điểm được chiếu sáng.
o Ví dụ:
Nguồn sáng spot chiếu sáng vào diễn viên trên sàn diễn.
Ánh sáng mặt trời chiếu sáng trực tiếp vào bãi tắm nắng.
o Với việc chiếu sáng trực tiếp chỉ mỗi khi thêm vào một nguồn sáng mới thì được tính toán trên toàn bộ các ánh sáng bổ sung đến một điểm được chiếu sáng.
o