LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z trong quản trị rủi ro tín dụng của nhtm việt nam (Trang 34)

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3.LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG

Myers (1984) và Myers và Majluf (1984) lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Donaldson (1961) đã viết lý thuyết trật tự phân hạng. Đứng ngoài sự chi phối từ các tài liệu về cấu trúc vốn tối ƣu vào thời điểm đó, lý thuyết trật tự phân hạng đƣợc mô tả một hệ thống phân cấp của sự lựa chọn. Theo lý thuyết này các doanh nghiệp đƣợc giả thuyết là thích tài trợ nội bộ hơn là các nguồn tài trợ bên ngoài. Phát hành cổ phần là phƣơng án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là, khi mối đe dọa về kiệt quệ tài chính đã đến gần mới mức biên. Theo Myers (2001) trong nội dung của thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp có thể phát hành vốn cổ phần nếu họ gặp những cơ hội đầu tƣ tăng trƣởng cao và họ muốn dành khả năng vay nợ cho tƣơng lai.

Thêm nữa, theo Myers (1984) cho rằng khi doanh nghiệp có dòng tiền nội bộ lớn hơn nhu cầu chi tiêu đầu tƣ bên ngoài, đầu tiên doanh nghiệp sẽ chi trả nợ sau đó sẽ đầu tƣ lên tiền mặt hay các chứng khoán thị trƣờng. Điều này đã cho thấy lý thuyết trật tự phân hạng cũng đƣa ra dự đoán về tài chính hành vi của doanh nghiệp lúc họ thiếu hụt hay dƣ thừa tài chính.

Một lý thuyết trật tự phân hạng nghiêm ngặt gặp phải mộ số vấn đề. Phần đầu tiên của lý thuyết cho rằng các doanh nghiệp thích sử dụng nợ nội bộ hơn là nguồn tài trợ bên ngoài chỉ khi nào hết nguồn nôi bộ bên trong họ mới tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, nhƣng thông thƣởng các doanh nghiệp sẽ giữ lại một ít nguồn tài trợ bên trong trong trƣờng hợp này. Tuy nhiên vấn đề này đƣợc bỏ qua trong lý thuyết này. Vấn đề

thứ hai là chính vì thích nợ hơn vốn cổ phần nên doanh nghiệp chỉ phát hành vốn cổ phẩn trong lần IPO đầu tiên và sau đó sẽ không phát hành nữa. Nó chỉ đƣợc phát hành khi các doanh nghiệp đã sử dụng hết nợ, tuy nhiên đã không có sự đồng ý định nghĩa này dựa trên khả năng vay nợ. Trên thực tế sự nghiêm ngặt của thuyết trật tự phân hạng làm nó dƣờng nhƣ bị bác lại ngay lập tức. Do đó Frank và Goyal (2007) đã đề xuất rằng bởi vì những vấn đề này liên quan đến tính chính xác của lý thuyết này của hầu hết các nhà nghiên cứu nên nó sẽ đƣợc đƣa vào mô hình với điều kiện là các giả định khác không đổi. Họ cho rằng mô hình mà càng nhiều vấn đề phụ thuộc và giả định các điều kiện khác không đổi thì rất ít dữ liệu để giải thích lý thuyết trật tự phân hạng.

Việc kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng có thể đƣợc bắt nguồn từ mối liên quan đến lựa chọn đối nghịch và chi phí đại diện. Tuy nhiên, Frank và Goyal (2007) đã đƣa ra rằng hệ thống phân cấp lý thuyết trật tự phân hạng có thể đƣợc giải thích bằng các yếu tố khác ngoài lựa chọn đối nghịch và chi phí đại diện.

Lựa chọn đối nghịch

Một trong những động lực chính của lý thuyết trật tự phân hạng là chi phí lựa chọn bất lợi do thông tin bất đối xứng. Nó cho thấy các nhà quản lý có nhiều thông tin về giá trị doanh nghiệp thực sự tài sản và cơ hội đầu tƣ hơn các nhà đầu tƣ bên ngoài. Nó cũng cho thấy các nhà quản lý xem xét để tối đa hóa giá trị của các cổ đông hiện tại. Bất cân xứng thông tin là phƣơng tiện mà các nhà quản lý sẽ sẵn sàng để phát hành cổ phiếu nếu giá trị của doanh nghiệp đƣợc định giá quá cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với giá trị thực, ngƣời quản lý có thể đƣợc thay đổi phát hành vốn cổ phần và thậm chí có thể từ bỏ cơ hội đầu tƣ.

Đề tài này thì dựa vào Frank và Goyal (2007) và Cadspy và các công sự (1990). Hãy xem xét một doanh nghiệp và có một số các nhà đầu tƣ. Tất cả các vấn đề tài chính đã đƣợc thực hiện xong và mọi nhà đầu tƣ đều nhƣ nhau.

Chi phí đại diện.

Chi phí đại diện cho rằng do sự tách biệt quyền sở hữu và kiểm soát tạo xung đột lợi ích xảy ra giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu (chủ đầu tƣ) của doanh nghiệp. Frank và Goyal (2007) chỉ ra rằng ngoài các chi phí lựa chọn đối nghịch, vấn đề chi phí đại diện vẫn phát sinh giữa các nhà đầu tƣ bên ngoài và quản lý của doanh nghiệp. Nếu các nhà đầu tƣ không tin rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho họ một sự công bằng lợi nhuận từ tiền đầu tƣ, họ sẽ rất do dự khi đầu tƣ vào doanh nghiệp. Vấn đề này cũng hổ trợ cho lý thuyết trật tự phân hạng, sử dụng tài chính nội bộ hoặc nợ sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều cho các doanh nghiệp sau đó mới sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhƣ Frank và Goyal (2007) đề nghị rằng các xung đột đại diện có thể làm phát sinh vấn đề phức tạp và thậm chí có thể di chuyển các mô hình hƣớng tới một mô hình lý thuyết đánh đổi động. Tác động của lý thuyết đại diện trong việc tạo ra một trật tự phân hạng vẫn còn chƣa rõ ràng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z trong quản trị rủi ro tín dụng của nhtm việt nam (Trang 34)