3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. LÝ THUYẾT ĐÁNH ĐỔI
Frank và Goyal (2007) tranh luận rằng thuyết đánh đổi đƣợc giải thích với rất nhiều giả thuyết liên quan với nhau. Trong tất cả các phiên bản của lý thuyết này thì nhìn chung muốn nói đến việc một doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi tiến hành các kế hoạch tài chính khác nhau. Thông thƣờng các doanh nghiệp sẽ cân bằng giữa lợi ích và chi phí biên để đạt đƣợc kế hoạch tài chính và giải quyết đƣợc vấn đề. Lý thuyết về đánh đổi đã nổi lên từ các cuộc tranh luận về định đề MM, rằng khi có tính đến thuế thua nhập thì doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng lá chắn thuế nhƣng cũng làm tăng khả năng khả năng phá sản của doanh nghiệp.
= = + -
= + -
Myers (1984) cho rằng các doanh nghiệp đi theo thuyết đánh đổi sẽ tính toán một tỷ lệ nợ mục tiêu, bằng cách cân bằng giữa lợi ích giữa tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính, và sẽ điều chỉnh dần để đạt đƣợc tỷ lệ này. Tuy nhiên, theo Shyam- Sunder and Myers (1999) thì không thể xác định một cách trực tiếp đƣợc giá trị mục tiêu này và các đề tài khác cũng cho ra các kết quả khác nhau khi sử dụng các cấu trúc khác nhau để tính giá trị mục tiêu này. Với các mức thuế khác nhau, chi phí kiệt quệ và chi phí hoạt động khác nhau, Frank và Goyal (2007) đã đƣa ra hai định khác về lý thuyết lựa chọn đối nghịch.
Định nghĩa 1: lý thuyế đánh đổi tĩnh: “một doanh nghiệp cho biết sẽ thực hiện theo thuyết đánh đổi nếu nó đƣợc nếu đòn bẫy của doanh nghiệp đƣợc xác định trong một khoảng thời gian gian đánh đổi giữa lợi ích từ tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính.
Định nghĩa 2: Điều chính mục tiêu:“ một doanh nghiệp cho biết sẽ tuân theo lý thuyết này nếu doanh nghiệp có một mục tiêu về cấu trúc đòn bẫy và khoảng cách giữa giá trị mục tiêu và hiện tại sẽ đƣợc xóa bỏ trong một khoảng thời gian cho trƣớc”
Giá trị doanh nghiệp
Giá trị nếu đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng
vốn cổ phần
PV (tấm chắn thuế)
PV
Mặc dù, có rất nhiều phiên bản khác nhau của các lý thuyết đánh đổi thì sự đồng thuận chung là cấp độ tối ƣu của đòn bẩy thu đƣợc bằng cách cân bằng những lợi ích thu đƣợc từ lá chắn thuế đối với chi phí của nợ. Một cú sốc nào đó sẽ đẩy doanh nghiệp ra xa mục tiêu của nó nhƣng đó chỉ là trong ngắn hạn, trong dài hạn doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh đến tiến đến tỷ lệ đòn bẫy mục tiêu.
Lý thuyết này đã thành công trong việc giải thích có sự khác biệt trong cấu trúc vốn của các ngành khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp tăng trƣởng công nghệ cao, thƣờng có tài sản rủi ro và hầu hết là vô hình, thƣờng sử dụng ít nợ. Còn các doanh nghiệp có phần lớn tài sản là hữu hình thì thƣờng cay nợ nhiều hơn và tƣơng đối an toàn. Nhƣng nó cũng thất bại trong việc lý giải tại sao một số doanh nghiệp thành công nhất lại có tỷ lệ sử dụng nợ rất thấp.
Một vấn đề mà hầu hết các nhà nghiên cứu trƣớc đây kiểm định về lý thuyết trật tự phân hạng là dựa trên mô hình chỉ trong một chu kỳ thời gian. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đánh giá cao thực tế rằng các doanh nghiệp cần nhiều hơn một chu kỳ kinh doanh. Chính điều này đã dẫn đến lý thuyết động về đánh đổi.
Frank and Goyal (2007) đã đƣa ra một định nghĩa mới là lý thuyết động về đánh đổi: “Xây dựng mô hình công nhận vai trò của thời gian đòi hỏi phải xác định một số khía cạnh thƣờng bị bỏ qua trong một mô hình một thời kỳ. Đặc biệt quan trọng là vai trò của những kỳ vọng và chi phí điều chỉnh. Trong một mô hình năng động, quyết định tài chính chính xác thƣờng phụ thuộc vào lợi nhuận tài chính mà doanh nghiệp dự kiến trong thời gian tới. Một số doanh nghiệp sẽ chi trả chi phí trong giai đoạn tiếp theo, trong khi những ngƣời khác thì dung số tiền này để tăng quỹ. Nếu quỹ đƣợc nâng lên, họ có thể là thay đổi khoản nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nói chung, một doanh nghiệp cam kết một sự kết hợp của những hành động này " (Frank và Goyal, 2007).
Fischer và các công sự (1989) đã phát triền một mô hình điều chỉnh hàng tồn kho ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Họ nhận thấy rằng chi phí giao dịch biên có thể dẫn tới một độ trễ và thay đổi trong tỷ lệ nợ có ảnh hƣởng xấu tới đòn bẩy trung bình.
Leary và Roberts (2005) cũng phát triển dựa trên mô hình của Fischer và cũng ủng hộ cho việc điều chỉnh này.
Một số vấn đề lý thuyết đánh đổi tĩnh truyền thống cho rằng các chuyên gia chƣa đồng tình với cách giải thích của lý thuyết này. Lý thuyết động về đánh đổi xuất hiện hứa hẹn nhƣng nó chỉ mới đƣợc đƣa ra gần đây, do đó cần có thời gian để kiểm định và phải cẩn thận với bất cứ những điều chỉnh kết quả của lý thuyết này.