Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 78)

khoán

Năm 2013 là lộ trình cho các QĐTCK đứng trước hai lựa chọn: thoái hết vốn và đóng quỹ hoặc chuyển đổi sang loại hình quỹ mở. Mỗi hình thái đều phản ánh kỳ vọng tương lai về TTCK. Khung pháp lý cho việc ra đời các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty ĐTCK đã được ban hành. Hiện nay đã có 8 quỹ mở được UBCKNN cấp phép chào bán, thành lập. UBCKNN đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch các sản phẩm mới như quỹ ETF để đưa vào vận hành trong năm 2014.

Để nâng cao hiệu lực pháp lý của các VBQPPL về chứng khoán và TTCK, giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này thì việc ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật Chứng khoán, nhất là trong lĩnh vực QĐT là hết sức cần thiết. Luật Chứng khoán và các văn bản dưới

định, an toàn, lành mạnh và có hiệu quả; tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động chứng khoán; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Sau đây là phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của QĐTCK nhằm bảo đảm phát triển bền vững TTCK Việt Nam:

Thứ nhất, pháp luật về hoạt động của QĐTCK phải đồng bộ với hệ thống pháp luật chứng khoán nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, đồng thời phải tương thích với chuẩn mực quốc tế và tiếp thu những nhân tố hợp lý của pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật chứng khoán nói chung và văn bản pháp luật QĐTCK nói riêng một cách nghiêm túc.

Xét thấy cơ cấu tổ chức và việc quản trị QĐTCK ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, việc quản trị QĐT tập thể, nếu được tổ chức dưới hình thức quỹ tín thác (Business Trusts) sẽ do Hội đồng tín thác (Board of Trustees) đảm nhiệm; còn nếu được tổ chức dưới hình thức công ty sẽ do Ban giám đốc (Board of Directors) đảm nhiệm. Tuy nhiên, NĐT đầu tư vào quỹ tín thác hay công ty đầu tư ở Mỹ đều được gọi là cổ đông và có quyền bỏ phiếu trong Đại hội cổ đông về những vấn đề hệ trọng của quỹ tín thác hay công ty đầu tư mà mình đã góp vốn. Một số vấn đề cần được biểu quyết có thể kể đến bao gồm: thông qua hợp đồng tư vấn đầu tư, bầu thêm thành viên Ban giám đốc, bán cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế, vay vốn cho công ty hay cho vay từ vốn của công ty, mua hay bán bất động sản, thay đổi chính sách đầu tư hoặc thay đổi chính sách tập trung đầu tư vào một ngành công nghiệp đặc thù nào đó…

Mặt khác, ở Nhật, quỹ tín thác đầu tư không thành lập Ban quản trị hay Ban giám đốc mà việc quản lý tài sản quỹ sẽ do công ty tín thác (Trustor company) thay mặt NĐT hay người thụ hưởng đảm nhiệm. Công ty tín thác phải được Bộ Tài chính

lý quỹ. Luật pháp của Nhật cũng không trao quyền bỏ phiếu cho NĐT bỏ vốn vào quỹ (hay người hưởng lợi từ quỹ). Toàn bộ những thay đổi về điều khoản, điều kiện trong Điều lệ của quỹ tín thác đầu tư sẽ do Bộ Tài chính phê chuẩn.

Theo Pháp luật Việt Nam, hiện nay CTQLQ đứng ra quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư của QĐTCK và của những công ty ĐTCK có nhu cầu; trong quá trình hoạt động, CTQLQ phải chịu sự giám sát của NHGS. Tuy nhiên đối với QĐTCK, Luật Chứng khoán lại cho phép QĐTCK triệu tập Đại hội NĐT với tư cách là cơ quan quyết định cao nhất của QĐTCK. Quy định này cho thấy mô hình quản trị QĐTCK ở Việt Nam không giống với mô hình của Mỹ mà cũng không giống với mô hình của Nhật. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ tên gọi khác nhau của NĐT đầu tư vào QĐTCK và của chủ thể quản lý quỹ ở Mỹ và Việt Nam, có thể thấy mô hình quản trị QĐTCK của Việt Nam có những nét tương đồng với với mô hình của Mỹ do sự hiện diện của Đại hội NĐT (Đại hội cổ đông ở Mỹ) và CTQLQ (Hội đồng tín thác ở Mỹ) trong bộ máy quản trị QĐTCK [44, tr265].

Với những điểm sáng của pháp luật nước ngoài về QĐTCK nói riêng, về TTCK nói chung, pháp luật Việt Nam nên có những bước đi dài hơi hơn để hội nhập sâu rộng vào TTCK khu vực và TTCK thế giới.

Thứ hai, pháp luật về hoạt động của QĐTCK cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả và công bằng.

Hệ thống pháp luật về QĐTCK bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả và công bằng trong hoạt động sẽ góp phần quan trọng để các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đầu tư.

Một là, đảm bảo tính trung thực, minh bạch trong hoạt động của QĐTCK. Đối nghịch với trung thực, minh bạch là gian lận và không lành mạnh. Hạn chế và kiểm soát được gian lận thì sẽ đảm bảo được tính trung thực của mọi hoạt động của QĐTCK. Muốn vậy, phải kịp thời ngăn chặn được các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường, thông tin sai sự thật, gây nhiễu giá…thông qua ban hành các quy định

pháp lý mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia trong hoạt động của QĐTCK nói riêng và TTCK nói chung.

Hai là, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của QĐTCK. Hiệu quả hoạt động của QĐTCK được đánh giá thông qua khả năng huy động vốn và phân bổ các nguồn lực tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu vốn của các chủ thể là rất lớn, đa dạng và liên tục thay đổi. Đáp ứng được nhu cầu này thông qua việc huy động vốn và chuyển hóa có hiệu quả các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế là đảm bảo hiệu quả hoạt động của QĐTCK. Muốn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động của QĐTCK, trước hết phải tôn trọng các quy luật vốn có của nó, sau đó mới sử dụng các công cụ quản lý để tác động vào các quy luật tạo nên sự vận hành trơn tru. Hiệu quả hoạt động nói cụ thể hơn chính là sự an toàn, ổn định và sự phát triển của QĐTCK. Tuy nhiên, hai mục tiêu này đôi khi lại đối lập nhau. Nếu quản lý quá máy móc, nặng nề về hành chính thì QĐTCK sẽ an toàn nhưng không tăng trưởng, hiệu quả do đó sẽ bị triệt tiêu. Ngược lại, nếu quản lý quá lỏng lẻo, thì QĐTCK sẽ dễ bất ổn, tính hiệu quả lúc đó cũng không đạt được. Điều quan trọng là phải có chiến lược, chính sách và hành lang pháp lý phù hợp cho từng thời điểm để vừa đảm bảo được an toàn, lại vừa thúc đẩy sự phát triển của QĐTCK.

Ba là, đảm bảo tính công bằng trong hoạt động của QĐTCK. QĐTCK hoạt động phức tạp và quá trình cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Muốn ổn đinh và phát triển QĐTCK phải biết định hướng cạnh tranh vào xu thế lành mạnh, phải tạo ra được sự công bằng và bình đẳng. Công bằng và bình đẳng ở đây được hiểu là: công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia QĐTCK với nhau, công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể đó với chủ thể quản lý Nhà nước. Điều này được biểu hiện thông qua sự dễ dàng trong việc gia nhập hay rút lui khỏi QĐTCK, các NĐT nhỏ và nghiệp dư bình đẳng với các NĐT lớn và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ bình đằng với các doanh nghiệp lớn. Tất nhiên, sự dễ dàng và bình đẳng kể trên phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, nghĩa là các chủ thể phải đáp ứng được

Tuy nhiên, không phải lúc nào các mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả và công bằng trong hoạt động của QĐTCK cũng dễ dàng thống nhất với nhau. Khi chú trọng thực hiện mục tiêu công bằng và trung thực thì tính hiệu quả sẽ bị vi phạm. Ngược lại, nếu chú trọng vào tính hiệu quả bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các chủ thể tham gia QĐTCK thì tính trung thực rất có thể bị bỏ qua. Việc chọn lựa và ưu tiên mục tiêu nào còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, hệ thống pháp luật về chứng khoán, TTCK nói chung và QĐTCK nói riêng ở từng thời điểm cụ thể.

Thứ ba, pháp luật về hoạt động của QĐTCK phải là công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT.

Đầu tư tập thể giúp các NĐT có được quyết định đầu tư đúng đắn. Đầu tư tập thể được tiến hành thông qua QĐTCK là hoạt động đầu tư mang tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư của định chế này thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động đầu tư của họ được tiến hành bởi tổ chức chuyên doanh trong lĩnh vực ĐTCK (công ty tư vấn đầu tư hoặc CTQLQ, theo cách gọi của mỗi quốc gia) hoặc được thực hiện trên cơ sở chỉ dẫn của các công ty tư vấn đầu tư chứng khoán. So với NĐT riêng lẻ, các phương tiện đầu tư tập thể này có lợi thế hơn ở chỗ, họ có kiến thức chuyên môn, có kĩ năng nghiệp vụ của một NĐT chuyên nghiệp. Với tư cách là NĐT chuyên nghiệp, họ có khả năng biết được những thông tin nào là cần thiết cho quyết định đầu tư của mình, và biết tìm những thông tin đó ở đâu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời họ còn có khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính xác các thông tin đó. Đây là điều mà các NĐT riêng lẻ khó có thể đạt được, đặc biệt trong trường hợp đầu tư vào TTCK ngoài nước. Lợi thế này làm cho quyết định đầu tư của các NĐT có tổ chức này mang tính chuyên nghiệp hơn và vì vậy cũng hiệu quả hơn so với NĐT riêng lẻ. Ngay cả khi các NĐT riêng lẻ sử dụng dịch vụ của công ty tư vấn đầu tư, quyết định đầu tư trên cơ sở tư vấn từ bên ngoài sẽ khó có thể đạt tới mức độ tin cậy và hiệu quả như những quyết

đầu tư rất có thể bị chi phối bởi sự xung đột lợi ích với khách hàng khi tư vấn khách hàng đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó [44, tr274].

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của QĐTCK có tác dụng định hướng đầu tư trên thị trường. Với tư cách NĐT chuyên nghiệp, QĐTCK có khả năng tìm kiếm các cơ hội đầu tư một cách sáng suốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng việc dẫn dắt các NĐT cá nhân thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư [44, tr265].

Đại hội NĐTCK với thành phần bao gồm tất cả các NĐT là cơ quan quyết định cao nhất của QĐTCK. Đại hội NĐT có một số quyền năng theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NĐT và tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư của quỹ. Để bảo đảm quyền lợi của NĐT được quan tâm đúng mức, một mặt Đại hội NĐT được phép lập ra cơ quan đại diện cho quyền lợi của mình bằng cách thực hiện quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện QĐTCK; mặt khác Đại hội NĐT có quyền yêu cầu CTQLQ, NHGS trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội NĐT. Bên cạnh đó, Đại hội NĐT có quyền quyết định một số vấn đề có liên quan đến khía cạnh tài chính của QĐTCK để đảm bảo cho các chi phí hoạt động quản lý [44, tr268].

Pháp luật trao cho Đại hội NĐT một số quyền năng để đảm bảo rằng các bên tham gia quản lý và giám sát QĐTCK tuân thủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Một là, Đại hội NĐT có quyền xem xét và XLVP đối với CTQLQ, NHGS và Ban đại diện quỹ nếu những tổ chức này gây tổn thất cho QĐTCK. Hai là, Đại hội NĐT còn có quyền quyết định thay đổi CTQLQ, NHGS phù hợp với quy định của Điều lệ của quỹ nếu thấy cần thiết.

Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của QĐTCK, đại diện NĐT còn có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ QĐTCK, Hợp đồng giám sát; quyết định việc niêm yết CCQ đóng; quyết định thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tư của quỹ và cả việc giải thể QĐTCK [44, tr277].

Khác với các công ty có chứng khoán lưu hành trên thị trường, chủ yếu chỉ phải tuân thủ pháp luật về công bố thông tin và đăng kí phát hành, các QĐTCK thường được pháp luật chứng khoán điều chỉnh không chỉ đối với hoạt động công bố thông tin và đăng kí phát hành (nếu là QĐTCK đại chúng) mà còn điều chỉnh cả việc quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ. Mục đích của pháp luật là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NĐT trước khả năng bị lạm dụng bởi các tổ chức tham gia vào hoạt động quản lý QĐTCK, do tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các phương tiện đầu tư tập thể này so với các công ty khác có chứng khoán lưu hành trên thị trường. Như vậy, lợi ích của các NĐT bỏ vốn lập QĐTCK cần phải có quy chế pháp lý hữu hiệu điều chỉnh từ việc thành lập tới toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư định chế tài chính này với sự tham gia của các CTQLQ và NHGS nhằm đảm bảo hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư và giám sát đầu tư này tuân thủ pháp luật và điều lệ của QĐTCK [44, tr280].

Thứ tƣ, pháp luật về hoạt động của QĐTCK phải có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát được rủi ro hệ thống.

Để kiểm soát được rủi ro hệ thống trong hoạt động của QĐTCK, pháp luật cần hoàn thiện hơn nữa các quy định về việc hình thành, xây dựng và phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro. TTCK là một thị trường nhạy cảm, mọi quyền lợi và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường có thể bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào.

Là một hình thức đầu tư tập thể, QĐTCK cho phép NĐT có thể tham gia đầu tư vào nhiều loại thị trường với chủng loại hàng hóa khác nhau, từ đó đa dạng hóa DMĐT. Từ đó hoạt động của QĐTCK giảm thiểu được rủi ro. Với nguồn vốn eo hẹp, từng NĐT riêng lẻ khó có thể cùng lúc đầu tư vào TTCK, thị trường tiền tệ và cả thị trường bất động sản. Như vậy, nguồn vốn hạn hẹp của từng NĐT riêng lẻ không cho phép họ dàn trải vốn đầu tư vào nhiều loại chứng khoán và tài sản khác nhau để phân tán rủi ro. Tuy nhiên, nếu cùng chung vốn để thành lập QĐT hay góp vốn vào công ty đầu tư, ngay cả những NĐT mỏng vốn nhất cũng có thể tham gia

là phân tán nguồn vốn đầu tư. Phân tán nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với NĐT vì khi nguồn vốn của NĐT được đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, nếu rủi ro xảy ra đối với một loại tài sản nào đó, NĐT sẽ chỉ mất một phần vốn đầu tư của mình chứ không mất toàn bộ vốn như trong trường hợp bỏ vốn đầu tư vào một loại tài sản. Nói cách khác, đầu tư tập thể có khả năng phân tán nguồn vốn đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cho các NĐT, điều mà từng NĐT riêng lẻ khó có thể làm được [44, tr187].

Để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho NĐT, hoạt động của QĐTCK cần thiết phải được điều chỉnh bởi hành pháp pháp lý đầy đủ và hoàn thiện về các công cụ ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)