Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản rau cải ngọt (Trang 34)

Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và kết quả thu được là trung bình của cả 3 lần lặp lại.

3.4.1.1. Ảnh hưởng của đơn yếu tố nồng độ hóa chất 1 - MCP đến chất lượng của rau cải ngọt sau thu hoạch

Thí nghiệm gồm 5 mẫu đã được lựa chọn và làm sạch sơ bộ. Khối lượng mẫu là 150g/mẫu, mẫu được xông hóa chất 1 - MCP ở những nồng độ khác nhau trong 8h:

CT1: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP với nồng độ 200ppm CT2: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP với nồng độ 400ppm CT3: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP với nồng độ 600ppm CT4: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP với nồng độ 800ppm CT5: ĐC không xông 1 - MCP

Mẫu sau khi xử lý được bao gói bằng bao bì LDPE 0.04mm và bảo

quản ở cùng một nhiệt độ (8oC ± 2), phân tích các chỉ tiêu hao hụt khối lượng

tự nhiên, tỷ lệ vàng hỏng và vitamin C để đánh giá chất lượng rau cải ngọt, lựa chọn nồng độ hóa chất 1 - MCP thích hợp nhất.

3.4.1.2. Ảnh hưởng của đơn yếu tố thời gian xông hóa chất 1 - MCP đến chất lượng của rau cải ngọt sau thu hoạch

Thí nghiệm gồm 4 mẫu đã được lựa chọn và làm sạch sơ bộ. Khối lượng mẫu là 150g/mẫu, mẫu được xông hóa chất 1 - MCP trong thời gian khác nhau:

CT1: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP trong thời gian 6h CT2: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP trong thời gian 8h CT3: Rau cải ngọt được xông 1 - MCP trong thời gian 10h CT4: ĐC không xông 1 - MCP

Mẫu sau khi xử lý được bao gói bằng bao bì LDPE 0.04mm và bảo

quản ở cùng một nhiệt độ (8oC ± 2), phân tích các chỉ tiêu hao hụt khối lượng

tự nhiên, tỷ lệ vàng hỏng và vitamin C để đánh giá chất lượng rau cải ngọt,lựa chọn thời gian xông hóa chất 1 - MCP thích hợp nhất.

3.4.1.3. Ảnh hưởng của một số màng bao gói đến chất lượng rau cải ngọt trong quá trình bảo quản.

Thí nghiệm gồm các mẫu đã được lựa chọn và làm sạch sơ bộ, có khối lượng là 15g/mẫu, bảo quản trong các loại bao bì khác nhau với độ dày khác nhau

CT Loại bao bì Độ dày (mm)

CT1 0.01 CT2 0.02 CT3 0.03 CT4 LDPE 0.04 CTDC không bao gói

Mẫu sau khi bao gói được bảo quản ở cùng một nhiệt độ (8 ± 2oC).

Mẫu được kiểm tra và phân tích 2 ngày/lần và đánh giá chất lượng để tìm ra loại bao bì và độ dày thích hợp cho bảo quản rau cải ngọt.

3.4.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng của rau cải ngọt trong quá trình bảo quản

Thí nghiệm gồm 4mẫu đã được lựa chọn và làm sạch sơ bộ. Khối lượng mẫu là 150g/mẫu, được bao gói và bảo quản ở nhiệt độ khác nhau

CT1: Mẫu được bảo quản ở 6oC

CT2: Mẫu được bảo quản ở 8oC

CT3: Mẫu được bảo quản ở 10oC

CT4: Mẫu được bảo quản ở 12oC

CTDC: Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng

Kiểm tra và phân tích 2 ngày/lần, đánh giá chất lượng rau cải ngọt để đưa ra nhiệt độ thích hợp cho bảo quản rau cải ngọt.

3.4.1.5. Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản rau cải chíp sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản rau cải ngọt (Trang 34)