MỐI LIÊN HÊ TÍN NGƯỠNG CỦA LỄ HÔI TRÒ TRÁM

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về lế hội trò trám xã tứ xã huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 45)

• •

TRONG TÍN NGƯỠNG PHỒN THựC VIỆT NAM 2.2.1 Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam

Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu khắp các quốc gia Đông Nam Á thì tín ngưỡng phồn thực thể hiện qua hành động thờ cúng cơ quan sinh dục nam. Trong nhiều đền đài cổ ở Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Chăm Pa có nhiều "những tháp, những hình trụ dược xây

dựng lên là để làm biểu tượng cho Lỉnga" [1; tr.173].

Tín ngưỡng phồn thực đã hình thành và phát triển lâu dài ở Việt Nam, dấu vết con lưu lại nhiều cho tới ngày nay. Với nhiều hình thức lễ nghi độc đáo nhưng nhìn chung tín ngương phồn thực Việt Nam tồn tại ở hai dạng chính đó là “ Thờ sinh - thực - khí” và thờ “Hành vi giao phối”

Sinh - thực - khí của các lễ hội hay nghi lễ Việt Nam được thiết kế theo triết lý âm dương vói những chất liệu mộc mạc dân dã. Hình dáng tròn - vuông, dài - bẹt, cứng mềm tượng trưng cho âm dương.

Có thể so sánh với hội Chen (Nga Hoàng - Bắc Giang) ở phương diện phồn thực này. Hội Chen bắt đầu khi mà đàn ông, con trai, thanh niên,cả ông già đổ xô đến chỗ phụ nữ, con gái, cả các bà già, thiếu nữ, mà chen vai thích

cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau, lẫn lộn vào nhau, bật nhau ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ... Nhưng tất cả chỉ có tiếng cười như một thứ nhạc nền hiện đại mà không hề có tiếng la ó. Cứ như là đã có sự sắp đặt, hẹn hò tò trước, dưới bàn tay một đạo diễn vô hình, và nếu có thì người đạo diễn ấy là con tim, là tình yêu, là sự đoàn kết, là hòa hợp, vui yẻ, là tâm linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, âm dương kết hợp, làng xóm vui tươi... Cuộc chen xảy ra như một cơn giông vội vã, biêt đâu, chỗ nào, ai kia, bàn tay chẳng chạm sát, hương má hồng ửng đỏ chẳng kề bên tấm vai vạm vỡ của người con trai mình mơ ước... Giây lát cuộc chen bỗng im phắc, người người chắp tay cầu khấn thần linh: " Lạy thánh mớ bái ", xin phù hộ cho xóm làng già mạnh khỏe, trẻ bình yên..." Rồi cuộc chen lại tiếp tục nhưng ngược lại là gái chen trai...Điều đặc biệt của lễ hội Chen là nó không chỉ tiến hành với người trong làng mà cả với khách thập phương.

Hội Chen là lễ hội rất độc đáo, tuy nhiên hơn nửa thế kỉ nay, tục Chen gần như đã mất. Ngay nay chưa có ai nghĩ đến việc phục hồi, bởi phong tục và nếp sống đã khác xưa rất nhiều. Phục hồi một phong tục không phải là điều dễ dàng. Nhắc lại một nét xưa để thấy thêm một điều dân tộc ta cũng trữ tình, dí dỏm, yêu đời, lãng mạn lắm đấy chứ. Và có lẽ, nó cũng là tàn dư của những tục lệ thờ phồn thực, thờ linga, tế nõ nường, cầu mong sinh sôi để duy trì và phát triển nòi giống.

Việc lễ hội Trò Trám vẫn được khôi phục lại gần như gốc mang ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc. Góp phần không nhỏ trong bảo tồn một tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp cổ, của nền văn minh lúa nước xa xưa: tín ngưỡng phồn thực.

Tại một số vùng như Tây Nguyên, Văn Điển - Hà Nội, Sa Pa - Lào Ca i..đã tìm thấy tượng hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to có niên

đại hàng nghìn năm trước công nguyên. Bên cạnh Phú Thọ, ở một số noi như Hà Tĩnh, Bắc Ninh,... có tục thờ cúng Nõ - Nường, tục rước sinh thực khí. Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột đá, hốc cây, hốc đá, kẽ nứt trên đá...

Chùa Dạm (Bắc Ninh) có thờ một cột đá hình sinh thực khí nam có chạm nổi hình rồng thòi Lý, hay Ngư phủ ở sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) thờ một kẽ nứt trên tảng đá gọi là Lố Lường. Trên tìiạp đồng Đào Thịnh (được tìm thấy ở Yên Bái với niên đại khoảng 500 năm trước Công Nguyên) có khắc in hình bốn đôi nam nữ đang giao phối, hay vào dịp hội đền Hùng, ở vùng đất Tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ từng đôi cầm trong tay vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ mà nhảy múa . Thậm chí người ta còn cho rằng "chiếc bánh giày là một thứ "Yoni Nho hóa", hay

bánh tầy/ bánh tét đi với bánh giầy lớn, giò đi với trả, nến nhang với thần tròn chân vuông cắm trên một vật tròn,... củng là hình ảnh của Lỉnga và Yoni" [11; tr.97].

Độc đáo hơn về tín ngưỡng Phồn thực ta còn có thể kể đến sự bảo lưu động tác giã gạo. Hay độc đáo không kém ta còn có thể liên tưởng đến những quả Còn màu đỏ và những vòng tròn đính trên đỉnh cột tre của trò Ném còn, hay cướp còn cầu may của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc nước ta. Các hình thức trò choi dân gian như bắt trạch trong chum hiện nay vẫn được duy trì hàng năm ở Phú Thọ và một số địa phương khác của nước ta.

Hình ảnh đôi nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện bên di tích khảo cổ tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có niên đại khoảng thế kỉ VII. Hoa văn thạp có mang chút ít đặc trưng như trống đồng Ngọc Lũ: “Trên thạp có hình hoa văn họa tiết và 4

đôi nam nữ trong tư thế nam nằm bên trên nữ. Nam để lộ sinh thực khỉ dài và to quá cỡ ra ngoài thân, hai người cách nhau bởi chiều dài của sinh thực khỉ” [9, tr.48] . Từ đó có thể thấy tín ngưỡng phồn thực được hình thành từ

rất sớm.

Sinh thực khí luôn biểu hiên là những vật tương trưng cho nam luôn có hình khối trụ tròn hoặc dài và mang "tính động", còn vật tượng trưng cho sinh thực khí nữ thì có dáng bẹt, hình vuông hay tròn hoặc là ở dạng lỗ, rãnh, hốc, khe và mang "tính tĩnh". Việc thiết kế vật linh trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam tuân thủ theo triết lý âm dương ngũ hành của Phương Đông.

Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong những lễ nghi, tục lệ hay các vật linh minh chứng.

2.2.2. Nét tương đồng và độc đáo của lễ hội Trò Trám

2.2.2.I. Tương đồng

Có thể thấy, lễ hội Trò Trám là lễ hội mang cả hai biểu hiện tín ngưỡng phồn thực của Việt Nam. Thờ sinh - thực - khí chính là thờ Nõ - Nường. Thờ hành vi giao phối thể hiện qua đêm “linh tinh tình phộc”.

Tất cả các lễ hội ngoài mục đích giải trí bởi phần hội đều chung những ước muốn, khát khao, hi vọng điều tốt đẹp nhất qua phần lễ. Mong sao cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, cuộc sống ấm no hạnh phúc của người dân. Chưa ai thấy rõ, sau lễ hội những điều đó có thành sự thật hay không thế nhưng họ vẫn tin và duy trì những lễ hội đó.

Tính dân dã trong đời sống tín ngưỡng của người Việt cũng được biểu hiện trong việc chế tác các linh vật thờ cúng của tín ngưỡng Phồn thực, không chỉ là các linh yật Nõ - Nường của hội Trám, mà các yật thờ ở các

vùng thờ tín ngưỡng Phồn thực khác cũng đều lựa chọn những nguyên liệu chế tác đơn giản và gần gũi với đòi sống như gỗ, tre, nứa, mo nang...hay cũng rất bền vững như đá.

Cũng giống như các vùng khác của nước ta, linh yật trong Lễ Mật của hội Trò Trám ở Lâm Thao - Phú Thọ cũng được chế tác theo phương cách mô phỏng, trừu tượng hóa cơ quan sinh sản nam và nữ. Duy chỉ có các nhà Mồ của người Tây Nguyên là có khắc trạm hình sinh thực khí này theo kiểu "trực quan sinh động", thoạt nhìn người ta có thể nhận ra ngay đây là hình dương yật - âm yật.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về lế hội trò trám xã tứ xã huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w