Sau phần lễ Mật và lễ rước lúa thần là đến phần trình trò "Tứ dân chi nghiệp" hay còn gọi là "Bách nghệ khôi hài". Đây là phần được mong đợi nhất bởi nó mang đến cho lễ hội không khí náo nhiệt sôi động khác hoàn toàn với hai phần trên:
Bà ẵm cháu, mẹ bồng con Không đi Trò Trám là buồn cả năm.
Và:
Sau khi lúa thần được rước vào Miếu Trò cũng là lúc bắt đầu các trò diễn, sân của miếu Trò trở thành sân khấu lớn thu hút du khác trong và ngoài khu yực. Trình nghề “Tứ dân chi nghiệp” là phần nhằm gây lại tiếng cười cho người xem, những vật dụng hàng ngày của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được trở thành đồ diễn trong hội. Những chiếc nơm, chiếc lờ bắt cá, quang gánh, những chiếc mẹ dán giấy đỏ thành tấm biển, cây đàn tranh được làm từ giằng cối xay lúa vói đoạn dây thừng. Tiếng cười cất lên sau lời ca đầy ẩn ngữ mang đậm chất phồn thực của phường Trò.
Tên gọi " Tứ dân chi nghiệp " dùng để nói tới bốn nghề chính trong dân gian: sĩ - nông - công - thương. Đây là phần thu hút tất cả mọi người đến xem, từ già, trẻ, gái, trai... không ai đến hội Trò mà không xem Trò diễn.
"Nếu trong đám rước “lúa thần” và lễ “lẩy giờ” còn thiếu ai, thì đến thời điểm, trình trò từ già, trẻ, gái, trai trong và ngoài địa phương đều có mặt để xem." [15; tr.ll]
Phần trình trò diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng và được "mảnh đăng
cai cử ra một số thanh niên nam nữ, trung niên, trung lão là dân phường Trám"[ 8, tr.227] luyện tập trước ở nhà ông trùm nửa tháng. Đến ngày hội
đoàn diễn trò đi từ nhà ông Trùm ra miếu Trám. Sân khấu được bắt đầu từ cổng nhà ông Trùm tới sân miếu trò.
Các vai diễn trong bách nghệ khôi hài đều là những người trong làng đảm nhiệm và với giọng nói đặc biệt của cư dân Tứ Xã đã mang lại tiếng cười không ngớt cho người xem:
Người phát loa:
Đứng giữa sân (sân nhà ông Từ, sân điếm Trám cũng như sân miếu Trò), anh vung loa dõng dạc: Ôi loa loa loa... mời hàng sứ dân ra để ta làm trò “ôi loa loa mời quan viên phường ta ra trò”, tò khi vai người cày được
mệnh danh là vua Thuấn thì tiếng loa cũng được gọi thêm ôi loa loa loa.. .mời hàng sứ dân cho ông Thuấn đi cày... Miệng thớt to tay vung loa khắp bốn phía, loa chỉ là một cái dùng để đơm cá (đan bằng tre) ngoài có dán giấy đỏ bao quanh cho nên tiếng phát ra không lấy gì làm âm vang lắm, nhưng được người nọ sang tai người kia rất nhanh chỉ trong phút chốc số người dự xem tăng lên vùn vụt. Từ đây đến cuối trò vai này cứ làm việc như vậy mỗi lần anh đưa loa lên miệng và vung loa mấy vòng là trật tự im lặng được trở lại rất tự nhiên.
Người cầm biển:
Biển này làm bằng phên cót nhỏ, cũng có thể là bốn cái mẹt có dán giấy đỏ viết chữ hán “Tứ Dân Chi Nghiệp” nghĩa là bốn nghề nghiệp sống của người dân: Dạy học, làm ruộng, làm thợ, đi buôn để giới thiệu đề tài của Trò Trám.
Vai trò muốn nói gì, hát gì hoặc im lặng tuỳ ý, nếu thiếu người thì biển này chỉ cắm ở sân điếm Trám, sân miếu Trò hoặc ở đầu xóm.
Vai đánh đàn:
Đàn tranh chỉ là một cái mẹt lớn buộc vào một cái cối xay lúa, mẹt làm bầu đàn, giằng cối xay làm thân đàn buộc một sợi chạc (dây buộc trâu bò) làm dây đàn, trên đầu cái giằng cối xay buộc bốn cái đũa, đeo lủng lẳng giả làm trục dây đàn. Người cầm đàn thỉnh thoảng làm động tác gẩy đàn và miệng kêu lên: “Phưng! Phưng! Phưng..
Người đì cày:
Tay phải cầm chiếc cày thật nhưng đã tháo lưỡi cày bỏ đi để biểu diễn được dễ dàng đồng thời phòng tránh tai nạn, tay trái cầm chiếc roi tre, đi trước là một con trâu (con trâu này do 2 người đóng, người trước đóng phần đầu, người sau đóng phần đuôi, đầu trâu thì hoá trang bằng chiếc bu gà. Nói
chung người cày và con trâu đều làm những động tác cày đất không ca hát gì cả thể hiện đức tính lao động cần cù vừa giản dị vừa nghiêm túc hầu như không mang tính hài hước nào.
Hình ảnh người đi cày phải chăng ẩn chứa sức mạnh to lớn của người dân trong quá trình chinh phục thiên nhiên, khai phá mộng vườn, nó thể hiện những giá tri nhân văn sâu sắc bên trong cái cười của con người.
Trong vai đi cấy: Hình ảnh người dân Tứ Xã chịu khó cần cù quanh năm
bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thể hiện trong vai người đi cấy mà ca lên câu hát, câu thơ đầy ắp ẩn nghĩa phồn thực, đầy hình ảnh làm người xem bật cười:
Đi cẩy thì gốc chổng lên Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng
Mỗi người đều có gánh: Một gánh mạ hoặc lúa con, trên dọc đường biểu diễn mọi người chỉ làm động tác gánh và hát đối đáp với bất kì một vai trò nào trên sân khấu. Khi ra đến sân điếm Trám và nhất là khi đến miếu Trò thì mọi người biểu
Người ta đi cấy lẩy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trồng mây
Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên, biển lặng mới lên mùa màng... đẩy chị em ơi. Hay cũng có câu:
Người ta đi cấy lẩy công Tôi nay đi cấy lẩy ông chủ nhà
Và:
Làm frai thì tạu ruộng ba bờ Mỗi người mỗi cái không nhờ tới ai Ai mà cấy ruộng dông dài Người ta gặt mất thì hoài mạ điỉ Hai mươi, hai mốt đang tuổi dậy thì Đe cho trai cấy mấy khỉ cẩn đòng Cô nào trai cấy đã xong Cân cẩn cũng tốt đòng đòng cũng to Bà già như ruộng đỉnh gò Đang hạng con gái ruộng to, đất mềm Cấy vào vừa mát, vừa êm Bùn thật nhão nhuyễn, mạ cứ cắm sâuỉ
Nam:
"Ải làm cho vú em sưng
Nữ:
"Chỉ vì tại bổ thằng cu Đêm đêm nỏ chọc vào mu con rùa
Mới nghe có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đây là những từ ngữ tục tĩu, dung tục nhưng ẩn chứa sâu bên trong nó lại mang ý nghĩa phồn thực sâu sắc. Đoạn vè trên là nói về bộ phận sinh dục nam và nữ đang giao họp. Như ta thấy hình ảnh này đã xuất hiện trong lễ Mật. Mặc dù những câu vè bề ngoài nói đến việc làm nông trồng lúa nước. Nhưng thực chất bên trong lại là chuyện trai gái yêu đương. Nhưng dù là gì muốn phát triển, muốn sinh
sôi nảy nở thì đều phải có sự kết họp giữa giống đực với giống cái, điều này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nông nghiệp lúa nước. Để tò những thứ tưởng trừng như tục tĩu lại trở thành thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Với vai diễn này của chị em đi cấy cho thấy sự cầu mong về mùa màng, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng thì mới lên mùa màng.
Vai người đi câu:
Vai người đi câu xuất phát tò tục câu vợ của cư dân phường Trám, không chỉ mô tả nghề đánh bắt cá, đây cũng là dịp các chàng trai chưa vợ tìm cho mình một ý chung nhân.
Tay cầm cần câu bằng cây sào tre dài độ 2 trượng (8 mét) có buộc dây thừng cũng dài như thế đầu dây buộc một con cá bằng rơm có dán giấy vẽ mắt, vẽ móng, vẽ vây...ở bên sườn có đeo một cái giỏ bên trong có con cá, con ếch bằng nan tre tết lại. Người này làm động tác buông câu nhử mồi và giật cá, thường thường anh ta cứ nhằm vào những cô gái đứng xem ngoài mà buông câu. Nói chung các vai nữ co kéo và hát đối đáp với người đi câu
cũng rất tuỳ tiện như với mọi vai khác nhưng cũng có khi hát lại bằng mấy câu sau:
Người ta câu riếc câu rô Anh câu con tép cuối hồ chẳng xong Người ta câu bế câu sông Anh câu luẩn quẩn cánh đồng phường ta Bao giờ sum
họp một nhà Hay câu hát đối đáp: Con chày con chắm có ta với mình.
Ba đồng một bát nước chè
Tôi ở phường Trám làm nghề đi câu Cần câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng Anh móc mồi ngược a sang câu hồ Người ta câu diếc, câu rô
Tôi nay câu lẩy một cô không chồng Cổ chồng thì nhả mồi ra
Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lẩy mồi
Người đi câu vừa hát dứt lời, các vai diễn nữ chủ động lại gần người đi câu để hát ghẹo. Nội dung như sau:
Yêu anh yêu chẳng có ngần Yêu anh một nỗi cái cần câu to Người ta câu dỉếc, câu rô
Anh câu con tép mặt hồ cũng xong Người ta câu bể, câu sông
Anh câu cho khắp cánh đồng phường ta Mong cho sụp họp cả nhà
Con chày, con trám cổ ta cổ mình.
Theo lòi kể của cụ Chử Bá Thơ, hàng năm đến ngày 12 tháng Giêng, ở phường Trám có mở đính hôn tại sân miếu Trám. Các bô lão trong làng ngồi trên ghế cao, dân làng ngồi phía dưới. Thể lệ cuộc thi là những đôi nam, nữ chưa có gia đình. Người con trai cầm cần câu thả mồi vào các cô gái mà mình muốn lấy làm vợ. Nếu ưng, cô gái sẽ cầm lấy lưỡi câu lôi lên trình các bô lão để được thành hôn. Người nào câu được cá phải bỏ câu lên trên bàn các bô lão để cho người khác tiếp tục vào câu. Người đi câu không may bị cô gái có chồng rồi cầm vào lưỡi câu thì người con trai không ưng
lấy cô gái đó, phải kéo cần câu cho đứt dây và đợi đến lễ hội sang năm mới đi " câu vợ " theo lệ làng.
Lời của người đi câu là những lời lẽ hết sức mộc mạc, giản dị và gần gũi với người nông đân chân lấm tay bùn nhưng nó thể hiện mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có con bồng cháu bế bên người con gái mà mình yêu thương của chàng trai. Một mong ước ước bình dị nhưng lại chân thật, tha thiết.
Vai mùa xuân:
Vai này mặc quần áo ngắn, đầu trần, chân không, có thắt dây lưng, tay cầm một cái biển bằng một cái mẹt nhỏ, dán mảnh giấy vàng hình vuông viết hai chữ “Mãi xuân” miệng rao: “Ai mua xuân nào!...”. Hoặc hát:
Mua xuân kẻo hết xuân đi Mai lần nay nữa còn gì là xuân Chơi xuân kẻo nữa lại già
Chơi giăng kẻo nữa giăng già về tây... "
Nội dung của lời hát trên ca gợi mùa xuân đang đến, niềm vui cho con người và vạn vật. Niềm vui ấy được lắng đọng trong mỗi con người, nhưng người phụ nữ thường quan tâm hơn nam giới. Cái đẹp của con gái chỉ có thì, hết thời rồi lại tàn duyên. Những câu ca nói lên mong ước của người con gái luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống giống như sự sinh sôi nảy nở, tươi tốt của cây cối, của vạn vât khi mùa xuân tới. Những năm gần sau này, người ta đã thay vai này tò nam sang nữ, bằng hai cô và đổi tên là cô gái buôn xuân, mỗi cô gánh trên vai cái bồ nhỏ, rổ, thúng mẹt, bên trong không có hàng hóa gì. Cả hai cô nắm tay nhau cùng hát:
Em là con gái phường ta Em đi buôn bán chợ xa chợ gần Em đi đã chín đôi chân Đi hết ngõ điếm đến sân làm trò Kể từ đẩu cám xâu cua Ai thiếu em
bán ai thừa em buôn.
Người thợ mộc và người thợ xẻ:
Tứ Xã vốn nổi tiếng về nghề mộc chính vì thế trong trò diễn không thể thiếu vai người làm mộc và người thợ xẻ. Làng Gác trước đây thờ ông tổ nghề mộc tên Lỗ Bang tiên thánh, ngôi đền tuy nay không còn nhưng nghề mộc vẫn được coi là một nghề chính người Tứ Xã.
Hình ảnh của người thợ mộc đi vào trò diễn vói lời ca ẩn ngữ nõ nường, người thợ mộc gánh trên vai một chiếc bàn đục (yật thật) một chiếc rìu và lưỡi rìu bằng giấy và một chiếc bào, vai này làm động tác gánh dụng cụ đi đường xa thỉnh thoảng rao lên: “Ai muốn làm nhà làm cửa có tôi là người thợ mộc đây!...” Khi có một vai nữ đến cầm tay hát ghẹo thì câu chuyện mới thật đậm đà.
Anh đi làm thợ nơi nao Đe em gánh đục gánh bào đi cho Anh đi làm thợ trên trò Cậy em gánh đục đến cho tận nhà Còn người thợ xẻ thỉnh thoảng biểu
diễn xẻ gỗ với người thợ mộc hai anh này đối đáp vừa để gây cười vừa có tác dụng dẹp đám vì cái cưa xẻ của anh là một chiếc giằng cối xay hai người cầm 2 đầu đưa đi kéo lại ngang tầm cổ người xem làm ai cũng phải tránh xa:
Cò cưa kí cưa Anh đóng thuyền ván anh đưa cô nàng về...
Người kéo sợi:
Vai đeo một cái bị cói trong đựng một số con cúi tay cầm chiếc giằng vải (dụng cụ để sợi) làm động tác cuốn sợi vào giẳng vải, vai này cũng hát ghẹo nam nữ đối đáp, co kéo với nhau như bất cứ vai nào, nhưng đặc biệt có một bài hát tự châm biếm về thói hư tật xấu của mình (thỉnh thoảng hát lên 4 hoặc 6 câu chứ không phải hát cả bài cùng một lúc).
Vai này thương là nữ đóng, thế nhưng ngày nay để tạo nên nét sinh động, tính hài hước vui tươi có thể là trai giả gái.
Người đánh lờ, bắt cá:
Trên vai mỗi bên gánh 3 cái lờ (lờ thật đan bằng tre) mỗi cái lờ có để mấy con bấc đèn dầu dọc, anh chống một gậy tre (hoá trang như một ông già) ngất nghểu vừa đi vừa hát thỉnh thoảng ngã vờ vào mấy cô gái đi xem. Lời hát vui, dí dỏm có ý châm biếm cái bệnh lười trong lao động hoặc ca ngợi tinh thần hăng say trong lao động:
Ai ơi chớ bảo tôi già Tôi còn gánh mỗi bên ba cái lờ Lờ này chẳng phải lờ không Có ba con bấc nằm trong cải lờ.
Người đánh lờ, bắt cá mô phỏng công việc thường ngày của cư dân Tứ Xã, với đặc trưng vùng đất thấp bên cạnh con sông Hồng, họ sống thêm bằng nghề đánh cá, đẩy tôm.
Một thầy đồ và năm học trò:
Vai thầy được mệnh danh là Đậu Yên Sơn (theo sách Tam Tự Kinh thì ông này có năm con đều học giỏi thi đỗ làm nên). Thầy đồ một tay cầm bút lông làm bằng chổi rơm (loại nhỏ thường dùng để quét phản), một tay cầm roi mây. Các cậu học trò đều cầm sách bằng giấy bản và bút lông như kiểu bút của thầy đồ nhưng nhỏ hơn. Thầy trò vừa đi vừa học, thầy thét to: “học đi, học đi chứ”, tay thì vun vút chiếc roi mây trên đầu học trò hoặc cả những người xem. Học trò lần lượt đem sách đến hỏi thầy: “chữ gì đây ạ?”, “Nghĩa là gì ạ?” khi đó thì thầy vớ lấy sách nheo mắt nhìn rồi thét bảo học trò:
Trượng phu chỉ cốt cách, nghĩa do tồn Quân tử tuy bần, lễ nghi trường tại.
Học trò hỏi: Nghĩa là gì ạ? Thầy trả lời:
Chữ trên ỉà trên chữ dưới Chữ dưới là dưới chữ trên Chữ giữa là nửa chung quanh
Chữ quanh là vành chữ giữa. Học trò lại hỏi: Chữ gì đây ạ? Thầy trả lời: Chữ Vương, chữ Bần. Học trò lại hỏi: Chữ gì đây ạ? Thầy trả lời:
Thay trời trị nước chữ “Vương” là vua Con mẹ bắt cua chữ “Bần ” là khổ.
Thông qua một lớp học trên sân khấu cả thầy trò đã tự châm biếm cái đạo Nho già cỗi, lỗi thòi của Khổng - Mạnh, đồng thời cũng đả kích rất mạnh mẽ vào cái trật tự lễ nghi phong kiến.
Có thể nói ở Trò Trám không có trò đề cao tài chí và tinh thần thượng võ... Mà chỉ có những trò (và những lòi ca) vui nhộn thậm chí rất tục mang tính hài hước mua vui rất gần gũi với sinh hoạt đời thường (bởi yậy những