Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân (Trang 43)

Cây Mã đậu linh Quảng Tây phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá, đất còn tương đối tốt, độ cao phân bố của cây nằm trong khoảng 750m - 900m chính vì vậy mà thành phần cây bụi, thảm tươi và dây leo khá đơn giản độ che phủ thấp.

Bng 4.5: Độ che ph ca thảm tươi và dây leo trong OTC nơi có cây Mã đậu linh Quảng Tây phân b

ÔDB ÔTC Trị sốđộ che phủ tại các ô dạng bản (%) Trị số TB (%) 1 2 3 4 5 14 13 20 17 21 24 14,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Qua bảng 4.5 cho ta thấy độ che phủ trung bình của các ô dạng bản là tương đối thấp, vì thảm tươi và dây leo phát triển tương đối mạnh và đa dạng. Thành phần thảm tươi và dây leo chủ yếu trong khu vực nghiên cứu như sau:

- Thảm tươi và dây leo: Cẩm rừng, Ráy leo Trung Quốc, Ráy lá xẻ, Mã đậu linh Quảng Tây, Dương xỉ, Ráy 3 lá, Móng bò lông đỏ, Dây quai ba lô, Khoai nưa.

Bng 4.6: Độ che ph ca cây bi trong OTC nơi có cây Mã đậu linh Quảng Tây phân b ÔDB ÔTC Trị sốđộ che phủ tại các ô dạng bản (%) Trị số TB (%) 1 2 3 4 5 14 5 6 7 5 9 6,4

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Cây bụi: Lấu núi, Dóng xanh, Tuế tân yuana (OTC 14 có rất ít, không đáng kể). Với độ che phủ trung bình của các ODB và thành phần cây bụi, thảm tươi và dây leo khá đơn giản đã có những ảnh hưởng tích cực tới tái sinh của loài nghiên

cứu. Cây tái sinh có lượng ánh sáng lớn để quang hợp và phát triển, các loài cạnh tranh xung quanh ít ảnh hưởng. Vì vậy loài vẫn phát triển tương đối tốt.

4.3.4.. Đặc đim đất nơi loài cây nghiên cu phân b

Qua điều tra ta thấy cây Mã đậu linh Quảng Tây trong các tuyến thì chỉ thấy xuất hiện một cây trong OTC 14, nó chỉ xuất ở một khu vực nhất định mà khu vực đó đáp ứng được những điều kiện thích hợp của cây thì nó mới sống được. Nhưng nhìn chung cây phân bố ở độ cao tương đối cao, thường ở chân và sườn.

Đặc điểm chung của đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố thông qua các số liệu điều tra được của các phẫu diện đất thu được trong khu vực dưới đây:

Bng 4.7: Kết quả tổng hợp điều tra đất nơi phân bố loài Mã đậu linh phân bố

TT OTC Độ dày trung bình tầng đất (cm) Màu sắc Độẩm Độ xốp Tỷ lệđá lộđầu, đá lẫn (%) Thành phần cơ giới A0 A B A B A B A B Lộ đầu % Đá lẫn% A B A B 14 2 25 30 Xám đen Nâu vàng Ẩm Ẩm Rất xốp Xốp 70 10 12 Mùn thô Mùn thô

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua bảng 4.7 cho ta thấy tỷ lệ đá lộ đầu là rất lớn, từ 70-85% còn lại là đá lẫn, rễ cây và đất. Do tỷ lệ đá lộ đầu quá cao nên không thể tiến hành đào phẫu diện đất quan sát như bình thường. Theo quan sát thì đất mặt có màu xám đen, sâu xuống thì có màu nâu vàng. Với thành phần đá lẫn nhiều đã tạo điều kiện cho rễ cây bám chắc và dễ dàng len lỏi vào sâu trong lòng đất.

4.4. Đặc điểm phân bố của loài Mã đậu linh Quảng Tây

4.4.1 Đặc đim phân b trong các trng thái rng

Trong quá trình điều tra tôi có thể đưa ra nhận xét sau: Mã đậu linh Quảng Tây xuất hiện ở rừng tự nhiên. Theo phương pháp điều tra theo tuyến với OTC thì

cây Mã đậu linh Quảng Tây xuất hiện chủ yếu ở nơi có độ tàn che từ 0,5-0,7, đất còn tương đối tốt, ở các trạng thái rừng tự nhiên còn cấu trúc rừng nhiều tầng tán của trạng thái IIIA2.

4.4.2.Đặc đim phân b theo độ cao Phân bố ở độ cao từ 750 – 900 m.

4.5. Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu

Trong thời gian thực tập tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong công tác điều tra theo tuyến chúng tôi thu được mức độ tác động của con người tới khu vực có các cây quý hiếm phát triển.

Bng 4.7: Tng hp s liu tác động ca con người và vt nuôi trên các tuyến điu tra Tuy ến đo Khoảng cách (m) Chặt/ cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 500 2,14 1 1,29 1,43 0,57 Dân tộc dao và dân tộc Tày sống trong và sát vùng lõi KBT 2 500 1 0,78 0,00 0,44 0,56 3 500 1,7 1 0,7 1 0,4 TB 500 1,61 0,93 0,66 0,96 0,51

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Theo số liệu thống kê trên bảng đánh giá sự tác động của con người và vật nuôi đến tuyến điều tra ở nơi khu vực nghiên cứu có cây Mã đậu linh Quảng Tây tại tuyến 3 của khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ta thấy:

- Kết quả điều tra được sự tác động của con người tới rừng từ tác động chặt/ cưa cây với mức tác động mạnh, 1,61 điểm, cụ thể như sau:

+Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, thể

hiện qua số lượng cây gỗ quý hiếm như Nghiến, Xoan Mộc, Re hương, Đinh... số lượng còn ít. Trong tuyến điều tra rất nhiều cây gỗ to bị chặt đổ ngổn ngang trong rừng nhưng không được sử dụng do bị rỗng lõi hoặc chỉ dùng những chỗ có giá trị

còn bỏ lại những chỗ gỗ non, kém chất lượng. Nhìn vào sau mỗi cây gỗ to bị đổ theo sau đó là nhiều loài cây gỗ khác cũng bị ảnh hưởng theo.

4.8 Cây Re hương bị chặt 4.9 Hình ảnh cây bị khai thác bừa bãi

- Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ : Với mức điểm 0,93 thì sự tác động của con người vào khu vực nghiên cứu là tác động mạnh, tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn.

+ Có diễn ra nhưng chúng ta ít gặp, rất nhiều cây to bị chặt hạ xuống chỉ để lấy các cây Lan, các cây có giá trị làm dược liệu bị khai thác rất nhiều để bán. Chặt cành thường xuyên diễn ra nhất là đối với các cây gỗ thường có quả và lá sử dụng được như: Rây hương, Rau sắng, Trám, Sấu, Xa nhân... các loài cây làm dược liệu: Giảo cổ lam, Hoàng mộc, Hoàng tinh cách, Kê huyết đằng... Chặt cây rừng làm củi đặc biệt là chặt những cây con, cây tái sinh lớp cây kế cận cho lớp cây trước mà người dân lại chặt về làm củi đun không những làm cho giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực mà nó còn làm mất đi khả năng tái sinh của các loài cây đó.

+ Hoạt động săn bắt động thực vật, dùng lửa để săn bắt ong là một trong những hoạt động diễn ra mạnh vào thời điểm mùa xuân và mùa hè, người dân sử dụng cách săn ong cổ truyền nhằm săn bắt tìm kiếm ong mật để nuôi và kiếm mật ong phục vụ cho đời sống và mục đích thương mại. Đốt rừng để trồng trọt các loài như: Ngô,

Khoai, Sắn... phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân và còn trồng cả các loài cây làm thức ăn cho gia súc.

4.10. Hình ảnh Sa nhân bị thu hái 4.11. Hình ảnh Trăn bị thịt

- Dấu vết các loài vật nuôi thường gặp phổ biến ở các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài thường gặp và được chăn thả nhiều là Trâu, Lợn, Dê,…Tuyến đi Nặm thúng gặp nhiều nhất do đường mòn dẫn vào khu vực có người Dao sinh sống. Vương Tùng thường phân bố ở độ cao từ 700m-750m nên việc ảnh hưởng của các loài vật nuôi là tương đối ít vì vậy việc chăn thả chỉ ảnh hưởng tới các khu vực chân, sườn núi, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là 2 tuyến (1,2). Với mức điểm 0,96 thì đây được xếp vào tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn.

4.12. Hình ảnh chăn thả gia súc

- Đốt rừng làm nương rẫy hay chặt phá rừng của con người đều làm giảm độ che phủ ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và giữ đất gây xói mòn sạt lở, cạn kiệt nguồn nước đầu nguồn đồng thời làm tăng khả năng ô nhiễm môi trường. Nhờ có sự

quản lý, kiểm tra, giám sát của KBT nên hoạt động khai thác trái phép của lâm tặc cũng như nhiều tác động khác không xảy ra liên tục, ít tác động đến khu vực.

4.13. Hình ảnh đốt rừng, phát nương làm rẫy

4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây Quảng Tây

4.6.1. Đề xut bin pháp bo tn

- Để nâng cao hiệu quả bảo tồn loài Mã đậu linh Quảng Tây nói riêng và toàn bộ hệ sinh thái nói chung thì chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu bảo tồn để quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn lực của các loài cây này, phục vụ lợi ích cho chính người dân địa phương.

- Thực hiện tốt các hạng mục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

- Vận động người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giúp người dân địa phương hiểu được tầm quan trọng của rừng và các loài cây quý hiếm.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để các hành vi vi phạm luật xảy ra rồi mới xử lý.

- Ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc đốt rừng, khai thác trái phép tài nguyên rừng làm suy giảm vốn rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến các giá trị di tích cảnh quan trong khu vực.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương nâng cao đời sống, giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Tăng mức hình phạt với các hành vi vi phạm về chặt phá, phá hại rừng bằng sử phạt hành chính để có tính dăn đe các hành vi vi phạm của người dân.

- Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các tổ chức hội thanh niên, hội phụ nữ.. phát động phong trào gây trồng, bảo vệ các nguồn cây có sẵn ở địa phương, có thể đưa vào hệ thống giáo dục bằng cách lồng ghép các chương trình về bảo tồn và phát triển rừng một cách hợp lí.

- In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng. Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

- Xây dựng các chương trình nghiên cứu bảo tồn tính đa dạng thực vật nói chung, đặc biệt là bảo tồn các ưu hợp thực vật chủ yếu, các loài thực vật quý hiếm,...

- Cần có kế hoạch điều tra, xác định điểm phân bố còn sót lại để bảo vệ.

4.6.2. Đề xut bin pháp phát trin loài

- Đưa các chương trình dự án bảo tồn loài vào nghiên cứu để bảo vệ các loài cây quý hiếm và cây thuốc Mã đậu linh Quảng Tây.

- Đưa cây về trồng, nghiên cứu nhân giống để phát triển.

- Theo dõi vật hậu của loài để nắm được thời kỳ quả chín, phục vụ cho việc thu hái tiến hành gieo ươm, trồng thử nghiệm.

- Mở các lớp tập huấn để người dân tại khu vực hiểu rõ về các loài cây quý hiếm cần bảo vệ trong đó có loài cây Thuốc Mã đậu linh Quảng Tây.

Phần 5

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình trạng phân bố của loài Mã đậu linh Quảng Tây góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen một số cây quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra kết luận như sau:

* Về đặc điểm sử dụng và hiểu biết của người dân về cây Mã đậu linh Quảng Tây

- Sự hiểu biết của người dân về loài cây này là chưa nhiều, chưa biết được chính xác giá trị của cây Mã đậu linh Quảng Tây. Tuy nhiên việc khai thác vẫn diễn ra do người dân chỉ biết đem về làm thuốc nhưng chưa biết cách khai thác hợp lý hay cách lấy hợp lý để cây vẫn có thể sinh trưởng , do vậy số lượng cây Mã đậu linh Quảng Tây hiện nay còn rất ít. Cần có biện pháp bảo vệ các cá thể còn sót lại.

* V mt sđặc đim sinh hc của cây Mã Đậu Linh Quảng Tây

- Mã đậu linh Quảng Tây là loài cây sống lâu năm, là loài cây thân leo hóa gỗ, thân già nứt nẻ thành rãnh sâu, cành non và lá non có nhiều lông, là cây ưa sáng có thể chịu bóng, sống tren lẫn trên đất đá, ở rừng thứ sinh, thưa, phân bố ở độ cao 750 – 900m.

- Mã đậu linh Quảng Tây là loài cây phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng tự nhiên. Mã đậu linh Quảng Tây có thể sống ở điều kiện tương tự nhau nó phân bố chủ yếu ở nơi có độ tàn từ 0,5-0,7, đất còn tương đối tốt, ở các trạng thái rừng tự nhiên còn cấu trúc rừng nhiều tầng tán của trạng thái IIIA2.

* Về tác dộng của con người tới Khu Bo Tn và loài cây Mã đậu linh Quảng Tây

Có thể nói sự tác động của con người và động vật lên rừng tự nhiên nơi có loài cây phân bố tự nhiên trong khu vực nghiên cứu khóa luận là rất lớn, nhất là hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy, sự khai thác trái phép của lâm tặc. Do tập quán sinh sống, và do cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng là chủ yếu cho nên người dân địa

phương đã chặt phá rất nhiều cây quý hiếm, khiến cho sự đa dạng về nguồn gen ngày càng cạn kiệt. Các loài cây khác gần những cây đổ cũng bị ảnh hưởng dẫn đến các loài động vật cũng không còn chỗ sinh sống, suy giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực.

- Đối với loài cây Mã đậu linh Quảng Tây do được sử dụng làm thuốc cho gia đình và người dân đào đi bán nên hiện nay đã không còn nhiều.

- Đã đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây.

5.2. Kiến nghị

Do thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau:

- Tiến hành nghiên cứu phân tích thành phần các chất hóa học trong cây, phân tích ra được các chất có lợi và có hại cho sức khỏe, để phổ biến cho người dân biết tác dụng và các cách sử dụng hợp lý.

- Tiến hành điều tra bổ xung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng chính xác còn lại của các loài Mã đậu linh Quảng Tây trên địa bàn để có biện pháp gây trồng trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng.

- Ban quản lý KBT cần thường xuyên tập huấn cho người dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm.

- Củng cố và hoàn thiện ban quản lý KBT, tăng cường trách nhiệm và năng lực cho cán bộ. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát để có thể kịp thời xử lý những vi phạm.

- Cần theo dõi diễn biến sinh trưởng và phát triển của loài Mã đậu linh Quảng Tây, cần phải có thời gian nghiên cứu dài hơn để nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ khu bảo tồn để có kết quả chính xác.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các khu rừng trong khu bảo tồn, phối hợp giữa lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)