Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân (Trang 30)

3.1.1. Đối tượng và phm vi nghiên cu

Một số đặc điểm sinh học và tình trạng của loài cây loài Mã đậu linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn

3.1.2. Địa đim và thi gian

- Địa điểm: Khóa luận được thực hiện tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong diện tích rừng tự nhiên thuộc các xã Bản Thi và Xuân Lạc

- Thời gian tiến hành: Khóa luận tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu hoàn thiện đề tài từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu, tiến hành điều tra khảo sát địa điểm đã chọn tại các khu vực rừng tự nhiên trong KBT với các nội dung chính sau:

- Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây.

- Một số đặc điểm nổi bật về phân loại, hình thái của loài (Rễ, thân, lá, hoa,...) của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây.

- Một số đặc điểm sinh thái của loài Mã đậu linh Quảng Tây (Tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, đất )

- Đặc điểm phân bố của loài Mã đậu linh Quảng Tây (Theo độ cao, trạng thái rừng )

- Tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây nghiên cứu.

- Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Mã Đậu Linh Quảng Tây tại khu vực nghiên cứu.

3.2. phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp kế tha tài liu có sn địa phương

,... tại KBT và các nghiên cứu có liên quan từ trước đến nay.

3.3.2. Ngoi nghip

3.3.2.1. Phỏng vấn người dân

Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn. Tôi sử dụng công cụ RRA để đánh giá, những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác và sử dụng các loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán. những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn (bảng phỏng vấn tại phụ lục 1).

3.3.2.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến

- Tuyến điều tra được lập từ chân lên tới đỉnh, đi qua các trạng thái rừng. Cứ 100m độ cao ta tiến hành lập 1 OTC đại diện cho các trạng thái rừng trong khu vực. Theo điều kiện thực tế tiến hành lập 4 tuyến điều tra theo 4 hướng khác nhau : Đông, Tây, Nam và Bắc .

Trên tuyến điều tra đánh dấu toạ độ các loài quý hiếm. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng:

Mẫu bảng 3.1: Mẫu bảng điều tra các loài cây theo tuyến (Phụ lục 2)

- Loài cây sinh sống cùng loài Mã đậu linh Quảng Tây đang điều tra trong tuyến điều tra. Khi gặp loài cây trong đối tượng nghiên cứu, tiến hành đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại loài cây cần nghiên cứu với các loài cây khác. Các số liệu thu được ghi theo các mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.2: Bảng thu thập số liệu hình thái thân (Phụ lục 2)

- Tiến hành đo đếm kích thước dài, rộng của 100 lá ở các vị trí khác nhau: dưới tán, giữa tán, trên đỉnh, và mỗi vị trí chọn theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc trên 5 cây Huỳnh đường trưởng thành có D1.3 ≥ 6cm và 10 cây tái sinh. Lấy kết quả trung bình và mô tả các đặc điểm của lá ở từng vị trí như trong bảng sau:

Mẫu bảng 3.3: Bảng thu thập số liệu hình thái lá (Phụ lục 2)

3.3.1.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (ÔTC)

Do địa hình khó khăn ở vùng núi nên chúng tôi không thể lập ô tiêu chuẩn theo một số hình cơ bản như hình chữ nhật 40 x 50m có diện tích 2000m2

bộ và thiết lập ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn sẽ được thiết lập ở gần các tuyến tuần rừng (tuyến đường mòn) và tuyến khảo sát (cách đường tuần rừng 100m trở lên).

Điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,...trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ÔTC có diện tích 2000m2 (40m X 50m) đối với các trạng thái rừng có tầng cây cao (D≥ 6cm), chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, ÔTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các ÔTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100-200m2) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 ÔTC. Cứ 100m độ cao lập 1 ÔTC. Các chỉ tiêu đo đếm gồm:

Mẫu bảng 3.4: Đo đếm các cây Mã đậu linh Quảng Tây trong OTC (Phụ lục 2)

Mẫu bảng 3.5:Trị sốđộ tàn che trong ÔTC (Phụ lục 2)

Đo độ tàn che tại 5 vị trí của OTC lấy độ tàn che của OTC bằng giá trị trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các điểm đo ô dạng bản).

* Điều tra tầng cây cao

Trong các OTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng

- Đường kính ngang ngực (D1,3,cm) theo 2 hướng lấy trị số bình quân.

- Chiều vao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng được xác định từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây.

Mẫu bảng 3.6 : Phiếu điều tra tầng cây cao (Phụ lục 2) + Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng - Tổ thành tầng cây gỗ

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ cần sử dụng mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo công thức:

3

(%) Ai Di RFi

IVIi = + +

(3-1)

Trong đó:

IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỉ lệ tổ thành) của loài thứ i Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i

100 (%) 1 × = ∑ = S i Ni Ni Ai (3-2) Trong đó: - Ni là số cá thể loài thứ i - s là số loài trong quần hợp

Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i

100 1 × = ∑ − S i Gi Gi Di (3-3) Trong đó:

- Gi là tiết diện thân của loài thứ i

Gi(cm2)= 2 2       ∑ π Di (3-4) Trong đó:

- Di là đường kính 1,3m (D1.3) của loài cây thứ i - RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài cây thứ i

RFi(%)= 100 1 × ∑ = S i i i F F (3-5) Trong đó:

- Fi=(Số lượng các ô mẫu có loài thứ i xuất hiện/Tổng số ô mẫu nghiên cứu)*100

Theo đó những loài cây chỉ có số IVI≥5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1987) trong một lâm phần nhóm cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là loài ưu thế. Trong đề tài chủ yếu đề cập tới loài cây Mã đậu linh Quảng Tây nên loài cây này có xuất hiện và có chỉ số nhỏ cũng vẫn được đưa vào công thức để so sánh.

* Điều tra cây tái sinh

Đo đếm cây tái sinh nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng trong tương lai, cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bản với số lượng 5 ô. 4 ô bốn góc, 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m2 (5 X 5m). Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.7 : Phiếu điều tra cây tái sinh (Phụ lục 2)

+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng - Tổ thành cây tái sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khóa luận xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

K = Ni/N X 10 (3-6)

Trong đó:

Ki: Hệ số thổ thành loài thứ i Ni: Số cây của loài thứ i N: Tổng số cây của ÔTC 10: Là hệ số

- Mật độ cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức

N/ha = n/Sdt x 10.000 (3-7)

Trong đó:

Sdt: Diện tích các ÔDB điều tra cây tái sinh (m2) n: Là số lượng cây tái sinh điều tra được

Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu, đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (cây triển vọng là những cây sinh trưởng tốt, đã vượt qua được lớp cây bụi và có khả năng tham gia vào cấu trúc tầng tán của rừng. Khóa luận chọn những cây triển vọng là những cây có chiều cao > 2m sinh trưởng tốt).

* Điều tra phẫu diện đất

Mẫu bảng 3.8 : Điều tra phẫu diện đất (Phụ lục 2)

3.3.3 Ni nghip

3.3.3.1. Xử lý số liệu điều tra bằng cách sử lý mẫu đã được chụp ảnh và ghi chép lại qua quá trình ngoại nghiệp (lấy kết quả trung bình của 5-10 mẫu đã thu thập) lại qua quá trình ngoại nghiệp (lấy kết quả trung bình của 5-10 mẫu đã thu thập)

* Cách viết công thức tổ thành tái sinh.

- Cây có hệ số tổ thành >= 1 viết hệ số tổ thành trước sau đó viết kí hiệu tắt của loài.

- Cây có hệ số từ 0,5 trở lên đến < 1 viết dấu (+) trước kí hiệu viết tắt của loài. - Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước kí hiệu viết tắt của loài. - Các loài khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần kí hiệu các loài khác (LK).

3.3.3.2. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật

Để đánh giá được tác động của con người tới hệ thực vật của khu bảo tồn, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi và đề xuất các giải pháp bảo tồn thích hợp cho khu vực chúng tôi tiến hành các công tác:

+ Đánh giá tác động của con người lên các sinh cảnh rừng trên núi đá vôi. Bằng cách lập tuyến điều tra kết hợp với tuyến điều tra các loài thực vật, liệt kê tác động của các khu dân cư lên khu bảo tồn. Đánh giá các loại tác động:

- Xói mòn: mức nghiêm trọng của xói mòn rãnh, máng, khe nhỏ. - Ăn gặm: chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống.

- Chặt cây: tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành. - Động vật nuôi: số lượng hoặc số lần gặp động vật, phân của động vật nuôi. - Đốt, phát rừng: kích thước khu vực bị đốt, trạng thái rừng, mức độ thiệt hại. - Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (động vật, thực vật).

Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho điểm theo thang từ 0 đến 3.

- 0: Không có tác động.

- 1: (>0 - 1) Tác động ít không liên tục.

- 2: (>1 - 2) Tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn.

- 3: (>2 - 3) Tác động nhiều, gây thiệt hại lớn và liên tục trong thời gian dài. Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến trên mỗi “khoảng cách từ trung tâm làng” cho từng yếu tố và cho tất cả các yếu tố. Tính giá trị trung bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một làng.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1. S hiu biết ca người dân v loài cây Mã Đậu Linh Qung Tây

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là nơi hiện đang có rất nhiều loài quý hiếm cả trong và ngoài nước. Mặc dù vậy do sự hiểu biết còn hạn chế của người dân và sự quản lý lỏng lẻo của lực lượng chức năng nên tình trạng chặt phá rừng, khai thác các lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn vẫn diễn ra khá nhiều làm cho nhiều loài cây đang đứng trước nguy cơ biến mất tại khu bảo tồn.

Chính vì vậy, cần tìm hiểu sự hiểu biết của người dân trong khu bảo tồn về loài cây Mã đậu linh Quảng Tây mà tôi đang nghiên cứu nhằm bổ sung vào kết quả nghiên cứu giúp cho việc điều tra, nghiên cứu có hiệu quả hơn.

Bng4.1 . Thng kê S hiu biết ca người dân v loài cây Mã Đậu Linh Qung Tây

Tên Việt Nam Mã Đậu Linh Quảng Tây Tên địa phương

Công dụng Chủ yếu được sử dụng làm thuốc

Nơi sống Núi cao, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu

Đặc điểm nổi bật

Cây sống nhiều năm, có rễ củ to. Thân non và lá non có nhiều lông. Phiến lá dạng trứng tròn, chóp lá tù, gốc lõm dạng tim. Hoa có cuống, cả cuống và bao hoa cong hình chứ “S” .

Bộ phận sử dụng Rễ và Củ

Kinh nhiệm gây trồng

Cây tái sinh chồi ở thân vào mùa xuân. Chữa rõ khả năng trồng bằng hạt

Tình trạng trước đây và hiện nay

Loài đã từng bị khai thác lấy nguyên liệu làm thuốc. Khu phân bố chia cắt xa nhau, bị tàn phá nghiêm trọng.

4.1.2. Đặc đim s dng loài cây Mã đậu linh Qung Tây

Do là loài thuốc quý củ và rễ dùng để chữa nhiều loài bệnh nên bị người dân khai thác quá mức lấy để trị bệnh hay để bán. Cần có biện pháp bảo vệ các cá thể còn sót lại cũng như tiến hành ươm giống, gây trồng để không mất đi nguồn Gen quý.

4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài cây Mã đậu linh Quảng Tây

4.2.1. Đặc đim v phân loi ca loài cây Mã đậu linh Qung Tây

Trong hệ thống phân loại :

Xắp xếp của loài cây nghiên cứu trong hệ thống phân loại thuộc : Là loài cây thuộc ngành thực vật có hoa (Angiospemae)

- Lớp : Mc Lan (Magnoliidae )

- Bộ : H Tiêu ( Piperales )

- Họ : Mộc hương (Aristolochiaceae )

- Chi : Mộc Hương Nam (Aristolochia )

- Loài : Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis)

Thuộc cấp bảo tồn : EN A1cd (nguy cấp) trong sách đỏ Việt Nam 2007 .

4.2.2. Đặc đim thân cây

Là loài cây sống lâu năm, thân leo hóa gỗ, thân cây dài, thân già có vỏ nứt nẻ, thân non có màu xanh sẫm và có nhiều lông, thân cây già thường dài từ 5 – 7 m.

4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá.

Lá non có nhiều lông, lá già có lông ở mặt dưới và phần gân ở mặt trên, phiến lá dạng tim tròn, dài 23 – 34cm, rộng 22 – 32cm chóp lá tù, có 5 đôi gân bên đối xứng nhau, gần mạng nổi ra ở lưng lá, cuống lá dài 6 – 15cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Hình ảnh 2 mặt lá

4.2.3 Cấu tạo và đặc điểm của hoa

Cụm hoa có 1-2 hoa ở nách lá đã bị rụng. Hoa có cuống, cả cuống và bao hoa cong hình chữ “S” dài đến 7,5 cm và có nhiều lông, ống bao màu xanh nhạt và có các sọc đỏ nâu. Các thùy của ống hình tam giác, mặt màu tím hồng. Họng ống tròn có màu vàng.

4.2.4. Đặc điểm của củ và rễ

Mã đậu linh Quảng Tây là loài dây leo có Củ và rễ to có giá trị làm thuốc, củ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân (Trang 30)