Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh Care (Canine distemper) ở chó tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)

Appel M. J., Summer B. A. (1995) [21], cho biết: Bệnh Care xảy ra ở các loài báo hoa mai, hổ, sư tử, và cả các loài mèo hoang với các dấu hiệu ban đầu là chán ăn, bỏ ăn, nôn. Một thời gian sau con vật có triệu chứng thần kinh, co giật. Khi kiểm tra bệnh tích ở bên trong thấy bệnh tích chủ yếu tập trung ở phổi, một số có dấu hiệu tổn thương ở não.

Sobri R và cs (2008) [34] đã thực hiện cuộc khảo sát ở 137 con cáo và 37 con chó sói ở Tây Ban Nha từ năm 1997 - 2007 để phát hiện kháng thể chống lại bệnh Care và Parvo virus. Kết quả cho thấy: Phát hiện 18,7% kháng thể ở cáo và 17,2% ở chó sói chống lại bệnh Care. Tỷ lệ kháng thể của 2 loài không có sự khác biẹt đáng kể. Nhưng trong cáo có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ kháng thể Care ở khu vực địa lý (Aragon 26,04%, Lamancha 7,8%). Không có sự khác biệt liên quan đến tuổi trong tỷ lệ kháng thể Care trong cáo.

Cha Sy và cs (2012) [24] đã nghiên cứu về chó gấu trúc ở Hàn Quốc. Thu 102 mẫu huyết thanh để khảo sát bệnh care thấy: có 45 trong tổng số 102 mẫu huyết thanh có kết quả dươg tính. Phân tích trình tự gen Hemaglutinin chỉ ra rằng, tất cả các virus phân lập thuộc về khu vực Châu Á - 2 kiểu gen.

Denzin N, Herwig và cs (2013) [26] đã tiến hành khảo sát sự lây nhiễm bệnh Care ở chó và các lòa động vật ăn thịt ở Saxony - Anhalt, tại Đức. Có 232 con trong tổng số 761 con được kiểm tra có kết quả dương tính chiếm 30,5%.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Nghiên cứu trên tất cả các giống chó nội, ngoại và chó ở mọi lứa tuổi tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Vt liu nghiên cu

3.1.2.1. Mẫu bệnh phẩm

Mẫu bệnh phẩm được nghiên cứu là phổi, tim, gan, lách, thận, dạ dày, ruột, hạch lâm ba, não... của chó bị bệnh Care.

3.1.2.2. Dụng cụ

Chuồng nhốt, dọ mõm, cồn sát trùng, nhiệt kế, kim tiêm, kim bướm, dây truyền dịch, dây buộc, bàn khám…

Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm 37oC, tủ ấm 56oC, kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, dao,…

3.1.2.3. Hóa chất

Hóa chất dùng để nhuộm tiêu bản: cồn ở các nồng độ, xylen, thuốc nhuộm Eosin.

Các loại thuốc và hóa dược dùng trong điều trị bệnh:

Dịch truyền (glucozose, lactat ringer, nước hoa quả), anagil… Các loại vitamin (vitamin C, K…)

Các loại thuốc thú y (Bisepton, Atropinsulphat, Kanacolin, Anagin, Hamogen…)

Test thử bệnh Care.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

Phòng thí nghiệm bộ môn dược lý và vệ sinh an toàn thực phẩm Khoa Chăn nuôi thú y- trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

3.2.2. Thi gian nghiên cu

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tình hình nhim mt s bnh chó nuôi ti tnh Thái Nguyên

3.3.1.1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh ở chó tại Thái Nguyên 3.3.1.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên 3.3.1.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên

- Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên theo địa phương. - Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên theo giống. - Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên theo lứa tuổi. - Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên theo tính biệt.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên theo tháng trong năm.

3.3.2. ng dng Kit chn đoán bnh Care chó ti tnh Thái Nguyên 3.3.3. Đặc đim bnh lý, lâm sàng bnh Care chó ti tnh Thái Nguyên 3.3.3. Đặc đim bnh lý, lâm sàng bnh Care chó ti tnh Thái Nguyên

- Các chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh Care: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch...

- Triệu chứng lâm sàng điển hình của chó mắc bệnh Care: sốt, ăn ít, bỏ ăn, nôn mửa, rối loạn hô hấp...

- Biến đổi bệnh lý giải phẫu đại thể của chó chó bị bệnh Care.

3.3.4. Xây dng và th nghim phác đồ điu tr

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp xác định

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng, điển hình của các bệnh để xác định chó bị nhiễm bệnh gì.

- Dựa vào đặc điểm dịch tễ như giống, lứa tuổi, mùa vụ.

- Dựa vào những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh như chó sốt liên miên, ăn ít hoặc bỏ ăn, ho, khạc, chảy nước mắt, nước mũi, phân có màu cafe, đôi khi lẫn máu, triệu chứng thần kinh như kêu, hú, không tự chủ được...

3.4.2. Phương pháp ng dng Kit để chn đoán bnh Care

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu dịch mắt, dịch mũi... để ứng dụng chẩn đoán bằng Kit chẩn đoán nhanh.

Mục đích sử dụng Kit

Dùng để phát hiện kháng nguyên trong huyết thanh, huyết tuơng và dịch nhầy mắt, mũi của chó mắc bệnh Care.

Test này dựa vào nguyên lí của phản ứng ELISA để phát hiện kháng nguyên của virus Care trên chó từ các mẫu xét nghiệm từ dịch mắt, mũi. Hai kháng thể (KT) đơn dòng trong thiết bị kết hợp với các điểm quyết định kháng nguyên khác nhau của kháng nguyên cần chẩn đoán. Sau khi cho bệnh phẩm thấm vào vị trí đệm celluloz của thiết bị. Các kháng nguyên của virus Care sẽ di chuyển và kết hợp với chất thể keo màu vàng chứa kháng thể đơn dòng kháng virus, để tạo thành phức hợp “KT-KN". Sau đó, phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn dòng kháng virus Care khác trong màng nitơ-celluloz của thiết bị, để tạo thành phức hợp kép hoàn chỉnh “KT-KN-KT’. Kết quả xét nghiệm có thể được biểu lộ qua sự xuất hiện các vạch C và T do thiết bị sử dụng “phép sắc ký miễn dịch”.

Chuẩn bị xét nghiệm bao gồm:

Test thử bệnh.

Chất pha loãng (dung dịch đệm). Ống nhỏ giọt.

Que lấy bệnh phẩm.

Thành phần

Test xét nghiệm có đánh dấu vùng S (vị trí nhỏ giọt), vạch kết quả xét nghiệm T và vạch đối chứng C. Thiết bị này gồm các thành phần như chất đệm mẫu, chất đệm, màng nitơ-celluloz (giấy xét nghiệm) và chất đệm hấp thu.

Mẫu xét nghiệm: Dịch mũi và mắt của cho khi mắc bệnh Care.

Thao tác xét nghiệm:

Lấy mẫu bằng 1 que lấy bệnh phẩm và đưa que vào lọ chứa 1ml dung dịch chất pha loãng.

Khuấy động que trong chất pha loãng. Lấy mẫu đã pha loãng với 1 ống nhỏ giọt.

Nhỏ 3 - 4 giọt mẫu vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.

Đọc kết quả xét nghiệm trong 5 - 10 phút, kết quả âm tính cần xem xét sau 10 phút.

Giải thích kết quả xét nghiệm:

Vệt màu đỏ xuất hiện trên vạch đối chứng C không liên quan đến kết quả xét nghiệm. Sự hiện diện của vệt khác trên vạch mẫu T xác định kết quả

xét nghiệm.

Vạch đối chứng C luôn luôn xuất hiện bất kể có sự hiện diện hay không của kháng nguyên virus Care. Nếu vạch này không xuất hiện, test xem như không có giá trị có thể do chất pha loãng không tinh khiết và thiếu mẫu xét nghiệm. Cần làm lại với chất pha loãng mới.

Vạch mẫu T xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus Care. Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch đối chứng C.

Duơng tính: Xuất hiện cả vạch mẫu C và đối chứng T.

Làm lại xét nghiệm khi cả hai vạch mẫu T và vạch đối chứng C đều không xuất hiện hoặc chỉ có vạch mẫu T xuất hiện.

3.4.3. Theo dõi các ch tiêu sinh lý ca chó mc bnh Care

Thân nhiệt (°C) dùng nhiệt kế điện tử đo trực tràng vào buổi sáng hoặc truớc khi điều trị.

Tần số hô hấp (lần/phút) dùng ống nghe để nghe vùng phổi trong một phút, nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình của 2 lần nghe.

Tần số tim mạch (lần/phút) dùng ống nghe để nghe vung tim bên trái đếm số lần tim mạch trong một phút, nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình của 2 lần nghe.

3.4.4. Theo dõi nhng triu chng lâm sàng ca chó mc bnh Care

Các biểu hiện ho khạc, nuớc mắt, nuớc mũi,số lần nôn trong ngày, màu sắc của phân và dấu hiệu triệu chứng thần kinh.

3.4.5. M khám kim tra bnh tích

Chó bệnh sau khi chết đuợc mổ khám, quan sát, chụp ảnh và ghi chép các biến đổi đại thể của các cơ quan trong cơ thể như phổi, lách, hạch, ruột, tim...

3.4.6. Xây dng và th nghim mt s phác đồđiu tr

Bệnh Care là bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh. Ở các cơ sơ điều trị thao các buớc sau:

- Tiếp nuớc và dung dịch đệm bằng cách truyền Lactac Ringer.

- Cung cấp năng luợng bằng cách truyền dung dịch đuờng Glucoza 5%. - Nếu đi ỉa ra máu tiêm vitamin K.

- Nếu chó nôn gây mệt mỏi cơ thể dùng thuốc chống nôn Atropinsulphat làm giảm tiết nuớc bọt, giảm nhu động ruột, giảm nôn.

Phác đồ cơ bản dùng như sau:

Lactac Ringer 50 - 60ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Đường glucoza 5%30 - 40ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Altropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da.

Vitamin K 0,1ml/kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Vitamin C 1ml/5kgP Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. Vitamin Bcomplex 1ml/5kgP Tiêm dưới da.

Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi đã xây dựng được 3 phác đồ để so sánh.

Phác đồ 1:

Điều trị bằng phác đồ cơ bản và kháng sinh kết hợp với kháng thể. Kháng thể Care 0,1ml/10kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Kanacoline 1ml/3kgP Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Anagin 2ml/5 - 7kgP Tiêm bắp.

Bisepton 1g/10kgP Cho uống.

Lactac Ringer 50 - 60ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Đường glucose 5% 30 - 40ml/kgP/ngàyTruyền tĩnh mạch. Altropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da.

Vitamin K 0,1ml/kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Vitamin C 1ml/5kgP Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. B- Complex1ml/5kgP Tiêm dưới da.

Dùng kháng thể có tác dụng đặc hiệu đối với những trường hợp phát hiện chó mắc bệnh Care ở giai đoạn đầu. Ngoài ra chúng tôi sử dụng kháng sinh Gentamycine và Lincomycine, liệu trình dùng mỗi loại kháng sinh 1 lần/ ngày. Bên cạnh đó có sự kết hợp với thuốc an thần, chống nôn, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, thuốc cầm máu, vitamin C tăng cường sức đề kháng và bảo vệ thành mạch làm hạn chế xuất huyết.

Phác đồ 2:

Điều trị bằng phác đồ cơ bản kết hợp kháng sinh để chống bội nhiễm vi khuẩn và sử dụng các thuốc an thần, thuốc chống nôn, bảo vệ niêm mạc ruột,

cầm máu, vitamin C, đường và chất điện giải như phác đồ 1. Hamogen 1ml/10kgP Tiêm bắp. Anagin 2ml/5 - 7kgP Tiêm bắp. Bisepton 1g/10kgP Cho uống.

Lactac Ringer 50 - 60ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Đường glucose 5% 30 - 40ml/kgP/ngàyTruyền tĩnh mạch. Altropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da.

Vitamin K 0,1ml/kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Vitamin C 1ml/5kgP Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. B- Complex1ml/5kgP Tiêm dưới da.

Phác đồ 3:

Điều trị bằng phác đồ cơ bản, không sử dụng kháng sinh do đây là bệnh do virus gây nên. Với phác đồ này chúng tôi kết hợp thêm thuốc an thần, thuốc chống nôn, bảo vệ niêm mạc ruột, cầm máu, vitamin C, đường và chất điện giải.

Lactac Ringer 50 - 60ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Đường glucoza 5%30 - 40ml/kgP/ngày Truyền tĩnh mạch. Altropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da.

Vitamin K 0,1ml/kgP Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Vitamin C 1ml/5kgP Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. Vitamin Bcomplex 1ml/5kgP Tiêm dưới da.

Ngoài sử dụng thuốc điều trị theo các phác đồ trên cần kết hợp với việc chăm sóc hộ lý tốt. Cho con vật ở nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát. Cho uống oresol mỗi ngày chia làm nhiều lần để bù nước và kiêng các loại dầu, mỡ, chất tanh.

3.4.7. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [18] và trên phần mềm Excel 2003.

Các công thức tính:

Tỷ lệ chết (%) = Tổng số chó khảo sát (con)Số chó ốm chết (con) × 100

Tỷ lệ số chó có triệu chứng (%) = Số chó có triệu chứng (con) Số chó theo dõi (con) × 100 Tỷ lệ số chó có tổn thương (%) = Số chó có tổn thương (con) Số chó theo dõi (con) × 100 Số trung bình n x n x x x x X n i n ∑ = + + + + = 1 2 3 ... 1 Độ lệch chuẩn (Sx): ( ) 1 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X X x S Sai số của số trung bình (mx): 1 − ± = n S mx x

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình mắc bệnh của chó tại tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Mt s bnh thường gp trên chó nuôi ti tnh Thái Nguyên

Trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu về tình hình nhiễm các bệnh ở chó, thu thập mẫu chó nghi mắc bệnh, sau đó thực hiện các phương pháp chẩn đoán bệnh.

Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Một số bệnh thường gặp trên chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên STT Loại bệnh Số chó nghi mắc

bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

1 Bệnh viêm phổi, hô hấp 248 19,68

2 Bệnh viêm dạ dày, ruột 175 13,88

3 Bệnh ngoại khoa 124 9,84

4 Bệnh ký sinh trùng 187 14,84

5 Bệnh Care 158 12,54

6 Bệnh Parvovius 211 16,75

7 Bệnh sản khoa 120 9.53

8 Bệnh viêm gan virus 37 2,94

Tính chung 1260 100

Trong suốt quá trình điều tra và thu thập, có 158 trường hợp chó mắc bệnh Care chiếm tỷ lệ 12,54% với những triệu chứng điển hình như: Sốt, bỏ ăn, dử mắt, dử mũi, ỉa chảy, phân có máu màu cà phê, có mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa gan bàn chân, ỉa chảy, triệu chứng thần kinh… Qua quá trình hỏi bệnh thì tất cả các trường hợp này đều chưa tiêm vacine phòng bệnh Care.

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ chó mắc bệnh viêm gan virus là thấp nhất 2,94%. Tỷ lệ chó mắc bệnh về đường hô hấp cao nhất 19,68% do khí hậu miền Bắc Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều và không ổn định tạo điều kiện

thuận lợi cho nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng phát triển, sự biến động của thời tiết trực tiếp tác động lên bộ máy hô hấp của con vật, làm giảm đáng kể sức đề kháng của chúng và cuối cùng làm tăng những ca bệnh đường hô hấp.

Do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chưa thật tốt nên tỷ lệ chó mắc các bệnh về ngoại khoa, bệnh Parvovirus, viêm dạ dày, ruột, các bệnh ký sinh trùng còn khá cao.

Tỷ lệ một số bệnh thường gặp trên chó còn được biểu thị qua hình 4.1.

Hình 4.1. Một số bệnh thường gặp ở chó 19.68 13.88 9.84 14.84 12.54 16.75 9.53 2.94 0 5 10 15 20 25 Bệnh viêm phổi hô hấp Bệnh viêm dạ dày ruột Bệnh ngoại khoa Bệnh ký sinh trùng Bệnh Care Bệnh Parvovirus Bệnh sản khoa Bệnh viêm gan virus Loại bệnh T l ( % ) Tỷ lệ (%) Hình 4.1. Mt s bnh thường gp chó 4.1.2. T l chó mc bnh Care ti tnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Ứng dụng Kit chẩn đoán bệnh Care cho chó tại tỉnh Thái Nguyên

Trong 158 con chó nghi mắc bệnh Care, có 128 con chó có triệu chứng điển hình của bệnh Care như: Sốt, bỏ ăn, dử mắt, dử mũi, ỉa chảy, phân có máu màu cà phê, có mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa gan bàn chân, ỉa chảy, triệu chứng thần kinh... và được chẩn đoán là đã mắc bệnh Care. Còn 30 trường hợp chó có triệu chứng không điển hình, để chẩn đoán được chính xác chó có mắc bệnh Care hay không chúng tôi sử dụng kit chẩn đoán nhanh (Test CDV Ag) xác định chính xác số chó mắc bệnh.

Kết quả test cho thấy: Có 22 chó trong tổng số 30 chó cho phản ứng dương tính (chiếm 73,33%). Như vậy có 8 con không mắc bệnh Care.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh Care (Canine distemper) ở chó tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)